Những điều cấm kỵ khi ăn ốc, nếu không chú ý sẽ gây đau bụng, rước ký sinh trùng vào người
Ốc là món ăn khoái khẩu của rất nhiều người, tuy nhiên có những điều cấm kỵ trong khi ăn ốc mọi người cần lưu ý tránh xa.
Không làm sạch ốc
Ốc là sinh vật sống trong nước, gần với bùn đất nên có thể chứa rất nhiều chất bẩn trong cơ thể. Chính vì vậy, việc rửa sạch lớp vỏ bên ngoài sẽ không loại bỏ hết được tạp chất trong ốc.
Trước khi đem ốc đi chế biến, bạn cần ngâm ốc trong nước để chúng nhả hết tạp chất ra ngoài.
Bạn có thể ngâm ốc với nước vo gạo, nước muối chanh, nước muối ớt để ốc nhả sạn bẩn ra ngoài. Cách này giúp loại bỏ cặn bẩn trong ốc mà không mất nhiều thời gian.
Để ốc lâu sẽ làm một số con bị chết và ảnh hưởng đến số ốc còn lại. Ốc chết rất dễ sinh ra vi khuẩn gây tiêu chảy, ngộ độc.
Không luộc ốc chín kỹ
Video đang HOT
Ốc là sinh vật sống trong nước có chứa rất nhiều vi khuẩn, ký sinh trùng gây hại như giun, sán, đĩa. Các loại sinh vật này rất khó tiêu diệt ở nhiệt độ thường mà cần phải đun nấu ở nhiệt độ cao trong thời gian dài.
Nếu ăn ốc chín tái, bạn có nguy cơ cao bị nhiễm ký sinh trùng, mắc các bệnh tiêu hóa, đau bụng, buồn nôn và các bệnh nguy hiểm khác do ký sinh trùng gây ra.
Ăn ốc cùng thực phẩm chứa nhiều Vitamin C
Nhiều người ăn ốc thường chấm với muối tiêu chanh nhưng đây lại là một thói quen tai hại vì vitamin C khi kết hợp với hải sản sẽ tạo ra chất asen hóa trị 3 có thể gây ngộ độc và nặng hơn là tử vong.
Không nên uống chung với bia
Bên cạnh đấy, khi ăn ốc nói riêng và hải sản nói chung, chúng ta không nên uống chung với bia vì bia có khả năng làm cản trở quá trình bài tiết chất đạm dư thừa khỏi cơ thể.
Thủng ruột sau khi ăn ốc, 'thủ phạm' là thói quen nhiều người Việt mắc hàng ngày
Bệnh nhân nhi N.T.H.M, nữ, 10 tuổi (ở Ba Đình, Hà Nội) nhập viện trong tình trạng đau bụng ở bên trái nhiều ngày. Theo lời kể của gia đình, trẻ đau bụng âm ỉ nhiều ngày, đau quanh vùng rốn và ở bên trái, đau không liên quan tới bữa ăn.
Ảnh minh họa: Internet
Vừa qua, một bệnh nhi tới khám tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC trong tình trạng đau bụng nhiều ngày không rõ nguyên nhân. May mắn thay, ê-kíp cấp cứu của bệnh viện đã xử trí kịp thời, bệnh nhân qua scơn nguy kịch.
Vô tình nuốt tăm khi ăn ốc, hậu quả khôn lường
Bệnh nhân nhi N.T.H.M, nữ, 10 tuổi (ở Ba Đình, Hà Nội) nhập viện trong tình trạng đau bụng ở bên trái nhiều ngày. Theo lời kể của gia đình, trẻ đau bụng âm ỉ nhiều ngày, đau quanh vùng rốn và ở bên trái, đau không liên quan tới bữa ăn. Trước đó, trẻ đã đi khám và điều trị tại bệnh viện khác được chẩn đoán viêm dạ dày và điều trị theo đơn thuốc viên dạ dày (PPI, men tiêu hóa).
Tuy nhiên, sau nhiều ngày không thấy trẻ đỡ, tiếp tục nôn nhiều, nôn ra thức ăn, đau nhiều vùng bụng bên trái hơn, gia đình được người quen giới thiệu đến Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC khám.
Tiếp nhận ca bệnh là ThS.BS Trần Tuấn Anh - Chuyên khoa Nhi, BVĐK MEDLATEC, sau khi nhận định tình hình, bác sĩ đã hỏi tiền sử ăn uống của trẻ, tuy nhiên gia đình không nhớ rõ có phải do đã ăn ốc trước đó. Bệnh nhân được các bác sĩ cấp cứu chỉ định xét nghiệm, thăm dò chức năng cơ bản (xét nghiệm máu, siêu âm ổ bụng, chụp X-quang ổ bụng không chuẩn bị), kết quả không phát hiện bất thường.
Tuy nhiên, bệnh nhân vẫn đau bụng, nhận thấy tình hình bệnh phức tạp, các bác sĩ hội chẩn liên chuyên khoa và nghĩ đến nguyên nhân hiếm gặp ở trẻ như: dị vật bỏ sót, hoặc viêm túi thừa Meckel,... nên được chỉ định chụp CT ổ bụng để tìm dị vật.
Sau 15 phút chụp, kết quả không nằm ngoài dự đoán, hình ảnh chụp cắt lớp vi tính cho thấy dị vật dài 6cm đâm xuyên quai ruột non và đại tràng bên trái. Ngay sau đó, các bác sĩ thực hiện phẫu thuật và sức khỏe hiện tại của cháu M., ổn định, dị vật lấy ra là chiếc tăm nhọn.
Ai dễ mắc dị vật?
Theo bác sĩ Tuấn Anh, nguy cơ mắc dị vật có thể gặp bất kỳ đối tượng nào, không phân biệt tuổi tác và giới, tuy nhiên, những đối tượng dễ mắc hơn gồm:
- Trẻ em hay có thói quen ngậm, mút các đồ vật trong khi chơi, ăn. - Người có răng yếu, hoặc có răng giả.
- Người cao tuổi, người mắc bệnh tâm thần.
- Người có thói quen ăn uống không cẩn thận (ăn nhanh, nuốt vội...).
- Có tiền sử phẫu thuật dạ dày - tá tràng (cắt dạ dày - tá tràng, nối vị tràng...).
- Người có bệnh lý ở dạ dày - tá tràng: hẹp môn vị làm ứ đọng thức ăn hoặc người có bệnh viêm tụy mạn. Dị vật đường tiêu hóa rất đa dạng, có thể là đồ chơi, xương gà, xương cá, tăm...
Đặc biệt, ở các nước châu Á, người dân có thói quen sử dụng tăm để vệ sinh răng nên tăm là một trong những di vật thường gặp. Biến chứng nguy hiểm từ dị vật trong đường tiêu hóa Mắc dị vật đường tiêu hóa gây hậu quả khó lường đối với bệnh nhân.
Chia sẻ về biến chứng nguy hiểm khi có dị vật sắc nhọn trong đường tiêu hóa, bác sĩ Tuấn Anh cho biết: "Nếu mắc phải dị vật sắc nhọn trong thời gian dài mà không được phát hiện có thể gây tổn thương niêm mạc đường tiêu hóa, gây ra xuất huyết tiêu hóa, dị vật này có thể đâm thủng ống tiêu hóa gây áp-xe trong thành ống tiêu hóa hoặc viêm phúc mạc... Nguy hiểm nhất là dị vật ở thực quản có thể đâm vào động mạch chủ gây tử vong tức thì.
Một số trường hợp, bệnh nhân có thể bị ngộ độc do các thành phần là các chất độc có trong dị vật". Xử trí khi mắc dị vật Trường hợp nghi ngờ mắc dị vật, hãy đến ngay cơ sở y tế uy tín để được xử trí đúng và kịp thời (gắp dị vật qua nội soi tai-mũi-họng hay nội soi dạ dày).
Trường hợp thường bị bỏ sót là những dị vật không cản quang khó phát hiện bởi những xét nghiệm, thăm dò cơ bản mà phải được thăm khám cẩn thận, tỉ mỉ và làm thêm các kĩ thuật hiện đại như chụp cắt lớp vi tính (CT Scanner), chụp cộng hưởng từ (MRI). Qua đây, bác sĩ Tuấn Anh khuyến cáo người dân nên bỏ thói quen sử dụng tăm, thay vào đó hãy dùng chỉ nha khoa.
Khi hệ miễn dịch "xuống cấp" quá nhanh, cơ thể sẽ có 5 dấu hiệu lạ: Không sớm khắc phục bạn sẽ dễ mắc bệnh và nhiễm virus hơn người khác Kể từ khi chúng ta sinh ra, hệ miễn dịch đã phải hoạt động suốt ngày đêm, chúng hoàn toàn có thể bị tổn thương bởi nhiều yếu tố như căng thẳng, lo lắng, sinh hoạt kém khoa học... Hệ thống miễn dịch chính là "tuyến phòng thủ" số một, cần thiết cho sự sống còn của con người. Nếu không có hệ...