Những điều cấm kỵ khi ăn dưa chuột
Ăn dưa chuột thế nào cho đúng cách. Mời bạn tham khảo hướng dẫn dưới đây.
Là loại rau quen thuộc để chống ngán, giải nhiệt hay đắp mặt làm đẹp. Nhưng ăn dưa chuột sao cho đúng cách? Nên và không nên kết hợp với những thực phẩm nào?
Dưa chuột là một loại rau rất mát, vị giòn, ngon ngọt, thơm hấp dẫn. Dưa chuột có chứa pectin, axit và các enzym, có thể thúc đẩy sự trao đổi chất, điều trị cháy nắng, tàn nhang, táo bón dị ứng da…
Video đang HOT
Dưa chuột đậu phụ, có tác dụng giải độc chống viêm. Hàm lượng protein thực vật cao trong đậu phụ rất dễ tiêu hóa, kết hợp với dưa chuột mát lạnh có chức năng giải nhiệt, lợi tiểu, giải độc, chống viêm, tiêu đờm, mát phổi…
Dưa chuột còn là loại quả được phụ nữ tin tưởng dùng trong làm đẹp, nhất là da mặt, vừa đơn giản lại rẻ tiền.
Dưa chuột tươi hay nước ép dưa chuột còn có thể dùng để giải rượu, ức chế carbohydrate thành chất béo, do đó ăn dưa chuột còn là bí quyết để giảm cân và phòng ngừa bệnh tim mạch vành.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp không nên ăn nhiều dưa chuột, cũng không nên tùy tiện kết hợp với một số thực phẩm:
Dưa chuột ăn cùng đậu phộng rất dễ gây tiêu chảy, nhất là dưa chuột trộn đậu phộng luộc hay rang vàng. Đây là món ăn lạnh, nhiều gia đình thường làm để ăn cho đỡ ngán, nhưng kỳ thực có thể khiến bạn bị đau bụng, tiêu chảy.
Những ai có bệnh đau dạ dày, lúc đói không nên ăn dưa chuột, cơn đau sẽ nghiêm trọng hơn.
Dưa chuột cần tây hay dưa chuột ớt: Các enzyme trong dưa chuột sẽ phá hủy hàm lượng vitamin C có trong những loại rau này. Tuy không gây nguy hại nhiều cho cơ thể, nhưng sẽ làm giảm sự hấp thụ vitamin C của cơ thể . Tương tự, rau cải, mướp đắng, tiêu sọ xanh… không nên ăn cùng với dưa chuột.
Dưa chuột các loại nấm: Có tác dụng giải độc, giảm cân, loại bỏ chất béo tốt, nhưng lượng ăn mỗi lần không nên quá nhiều, nếu không sẽ có tác dụng ngược.
Theo Food/Dân Việt
6 cấm kỵ khi dùng bột ngọt
Bột ngọt là gia vị không thể thiếu nhưng các bà nội trợ cần chú ý những điều nhỏ khi chế biến để tránh tác dụng ngược không đáng có.
Vai trò chính của bột ngọt là để tăng hương vị của thực phẩm. Bột ngọt nếu dùng lượng thích hợp có thể điều trị suy nhược thần kinh song nếu sử dụng không đúng cách sẽ gây phản ứng phụ đối với sức khỏe con người.
Khi sử dụng bột ngọt cần lưu ý những điều sau đây:
1. Tránh nhiệt độ cao
Khi nấu ăn, nêm bột ngọt ở nhiệt độ cao dễ làm thay đổi thành phần hóa học trong bột ngọt, không những thay đổi hương vị mà còn có hại cho sức khỏe.
Nhiệt độ là 70-90 độ C, là tốt nhất để bột ngọt hòa tan trong các món ăn. Vì vậy thời gian tốt nhất để cho loại gia vị này vào là khi đã tắt bếp, và món ăn hơi nguội.
Nêm bột ngọt khi món ăn đã nguội cũng không tốt, bột ngọt sẽ khó hòa tan hết, ảnh hưởng nhiều đến vị giác khi thưởng thức.
3. Tránh các món chua
Khi nấu các món có vị chua không nên cho bột ngọt, vì những thực phẩm có tính acid cao dễ làm thành phần trong gia vị này thay đổi. Nếu cho bột ngọt vào món có độ chua càng cao càng dễ ảnh hưởng đến sức khỏe nội tạng cơ thể.
4. Kiêng các món ngọt
Khi nấu các món có độ ngọt, hay đã sử dụng các loại rau củ quả có vị ngọt tự nhiên như củ cải, cà chua... không nên cho thêm bột ngọt, dễ phá hủy hương vị ngọt sẵn có.
5. Lượng vừa đủ
Một người/ngày không nên tiêu thụ quá 6g bột ngọt. Qúa lượng này dễ gây đau đầu, sốt, buồn nôn, lượng đường trong máu cao và các triệu chứng khác
Người cao tuổi và bị cao huyết áp, viêm thận, phù nề nên cẩn thận khi dùng bột ngọt.
6. Cấm kỵ với các món chiên
Với các thực phẩm chiên vàng, cháy xém cạnh, không nên cho trực tiếp bột ngọt lên trên bề mặt vừa mất hương vị đặc trưng lại tổn hại cho dạ dày.
Theo PLXH
Nước mưa có độc không? Theo các chuyên gia, nước mưa bây giờ không còn sạch như nước mưa của nhiều chục năm trước nữa. Những cơn mưa với hàm lượng axit ngày càng nhiều là mối đe dọa sức khoẻ người dân, đặc biệt ở những thành phố lớn Mưa axit GS Trần Hiếu Nhuệ, viện trưởng Viện Kỹ thuật nước và Môi trường, Hội Bảo vệ...