Những điều bố mẹ cần lưu ý khi đi xe ô tô cùng bé
Khi di chuyển bằng ô tô cùng trẻ em, có một số lưu ý cần thiết sẽ giúp bé được an toàn và thoải mái hơn. Các bố mẹ cần lưu ý những điều cần thiết khi lái xe ô tô cùng với bé.
Vị trí an toàn nhất trên xe dành cho trẻ
Cục an toàn giao thông quốc gia và Học viện nhi khoa Mỹ (AAP) khuyến cáo nên để trẻ em cao dưới 1,45m và nặng dưới 36kg ngồi trên ghế dành riêng cho trẻ em. Vị trí tốt nhất là phía sau ghế phụ.
Để trẻ em ngồi ghế trước khi xe đang di chuyển sẽ gây ra nguy hiểm khôn lường nếu chẳng may xảy ra va chạm. Tốc độ và lực bung của túi khí, trong trường hợp xảy ra va chạm có thể gây chấn thương nghiêm trọng đến bé.
Do vậy, khi để trẻ di chuyển trên ô tô, tốt nhất là nên cho trẻ ngồi ghế trẻ em chuyên dụng. Tuy nhiên, đa số người Việt Nam lại chưa hình thành thói quen này vì ngại lắp đặt phiền phức. Khi quyết định mua ô tô, cần lưu ý những mẫu xe có điểm kết nối ghế trẻ em ISOFIX để đảm bảo an toàn cho bé.
Khi để trẻ di chuyển trên ô tô, tốt nhất là nên cho trẻ ngồi ghế trẻ em chuyên dụng
Luôn để những vật dụng cần thiết trong tầm với
Video đang HOT
Những vật dụng cần thiết cho trẻ nhỏ, bố mẹ phải đảm bảo luôn để trong tầm với: chăn mỏng, tã bỉm, quần áo, nước uống, đồ chơi… Các ngăn để đồ tiện lợi trên xe sẽ rất hữu ích, giúp bố mẹ nhanh chóng có được đồ dùng cần thiết cho trẻ.
Những điều nên làm để tránh trẻ bị say xe, mệt mỏi
Bố mẹ có thể giữ cho trẻ bận rộn bằng cách bật các chương trình giải trí phù hợp, hoặc để trẻ giao tiếp với môi trường xung quanh. Trên các dòng xe có cửa kính được thiết kế rộng sẽ giúp trẻ được ngắm nhìn quang cảnh bên ngoài, giảm bớt sự buồn chán, mệt mỏi.
Trên các dòng xe có cửa kính được thiết kế rộng sẽ giúp trẻ được ngắm nhìn quang cảnh bên ngoài, giảm bớt sự buồn chán, mệt mỏi
Không bao giờ để trẻ một mình trên xe
Điều tối kỵ khi đi ô tô cùng trẻ em là không bao giờ để bé một mình trên xe. Trẻ có thể táy máy đạp nhầm ga, gạt cần số, khiến xe di chuyển ra đường, lao xuống dốc… Đặc biệt, trẻ có nguy cơ bị ngộ độc khí CO2 nếu ở trên xe quá lâu trong tình trạng đóng kín cửa, không bật điều hoà.
Vì vậy khi bố hoặc mẹ có việc rời đi, phải đảm bảo có người lớn ở lại cùng trẻ và duy trì điều hoà mở để bé không bị nóng bức. Các mẫu xe có hệ thống điều hoà tự động 2 dàn lạnh như Ertiga Sport sẽ giúp không khí trên xe luôn được đảm bảo mát mẻ dễ chịu ở tất cả các vị trí ngồi.
Thói quen xấu của tài xế khiến hành khách "say xanh mặt"
Một trong những nguyên nhân chính khiến hành khách dễ say xe là do thói quen của tài xế. Những cú đánh lái bất ngờ, đạp phanh gấp, chuyển số không "êm" sẽ khiến hành khách tìm đến túi nilon.
Để hạn chế điều này, lái xe cần chú ý một số điểm sau đây:
Chuẩn bị vật dụng, thức ăn phù hợp
Tài xế luôn cần chuẩn bị đầy đủ túi nilon, giấy ăn, nước sạch, đồ ăn nhẹ,... cho tất cả hành khách phòng trường hợp có ai đó say xe sẽ không kịp lấy ra. Ngoài ra, các loại thực phẩm như bánh mì, bánh đa, cam, quýt,... cũng có tác dụng khiến hành khách dễ chịu, làm dịu cơn say.
Hạn chế phanh gấp
Một trong những nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng say xe chính là những cú phanh gấp. Vì phanh gấp sẽ khiến hành khách không thể ngồi cố định, từ đó cơ thể cũng nôn nao, khó chịu và dễ say hơn.
Sử dụng số hợp lý và chuyển số nhịp nhàng cũng giúp xe đỡ bị giật, bị gằn khi di chuyển. Ảnh minh họa
Những tài xế dày dặn kinh nghiệm luôn kiểm soát tốc độ xe ở mức ổn định, không tăng giảm tốc độ đột ngột. Việc này vừa giúp chuyến đi an toàn, tiết kiệm nhiên liệu cho xe mà còn giúp hành khách thoải mái, dễ chịu, hạn chế tình trạng say xe.
Hạn chế cua gấp
Việc đánh lái gấp, liên tục trên những đoạn đường ngoằn ngoèo cũng dễ khiến hành khách bị say. Nhiều tài xế giàu kinh nghiệm chia sẻ, với những đoạn cua trái nên lấy lái nhiều ra tim đường và ngược lại, cua phải thì nên lấy lái nhiều về phía rìa để có góc "chém cua" nhỏ nhất.
Tuy vậy, tài xế cũng cần chú ý quan sát và tuân thủ an toàn giao thông, tránh "chém cua" quá đà dẫn tới việc lấn làn của xe đối diện.
Hạn chế cua gấp sẽ giúp hành khách đỡ say xe hơn. Ảnh: Mạnh Linh
Nghỉ ngơi giữa chuyến đi
Căn cứ vào lộ trình, lái xe nên phân bổ quãng nghỉ phù hợp. Với những chuyến đi xa, việc nghỉ ngơi 5-10 phút, ra khỏi xe và hít thở không khí trong lành cũng giúp hành khách tỉnh táo, thoải mái và ổn định sức khỏe. Khi nghỉ ngơi, tài xế phải tuân thủ các quy định về dừng đỗ xe để đảm bảo an toàn giao thông.
Cách lái xe để người ngồi cùng không bị say nôn ói Tại sao nhiều người ngồi trên xe do người này lái thì say "đứ đừ", còn ngồi trên xe khác lại rất khoẻ? Điều này một phần là do kinh nghiệm của chính các lái xe. Say xe là hiện tượng rất phổ biến và không hề dễ chịu chút nào khi di chuyển bằng ô tô, nhất là với những chuyến đi...