Những điều bình thường 100 năm trước nhưng lại trở nên lạ lùng ở hiện tại
Con người là một loài không ngừng phát triển. Do đó cũng có rất nhiều xu hướng hay hành động bình thường trong quá khứ nhưng lại trở thành một điều vô cùng lạ thường ở thời điểm hiện tại.
Kể từ cuộc Cách mạng Công nghiệp, mọi thứ đã thay đổi với tốc độ chóng mặt đến mức đôi khi chúng ta quên mất thế giới đã từng kỳ lạ như thế nào.
Ngày nay, có rất nhiều điều từng là phổ biến trong quá khứ dường như lại trở nên kỳ lạ hoặc thậm chí kỳ quái.
Xấu xí là bất hợp pháp
Điều này nghe có vẻ giống như cốt truyện của tiểu thuyết hậu khải huyền nhưng đáng buồn thay, nó đã từng là sự thực. 100 năm trước, ở nhiều thành phố lớn của Hoa Kỳ, xấu xí là bất hợp pháp.
Hãy lấy Chicago làm ví dụ. Theo tờ Chicago Tribune, vào năm 1881, Chicago từng ban hành một sắc lệnh cấm những người “bị bệnh, bị thương tật, xấu xí hoặc biến dạng dưới bất kỳ hình thức nào” xuất hiện trên đường phố Chicago. Nếu bạn bị coi là quá xấu xí khi xuất hiện ở nơi công cộng, bạn sẽ phải nộp phạt từ 1-50 USD (khoảng 16-800 USD ngày nay) hoặc bị đưa vào trại tế bần, giống như một nhà thương điên dành cho người nghèo.
Theo nhà nghiên cứu Susan Schweik, San Francisco là thành phố đầu tiên ở Mỹ thông qua “luật xấu xí”. Nhiều thành phố lớn khác cũng lần lượt ban hành phiên bản luật của mình với câu chữ gần tương tự, bao gồm Chicago, bang Illinois (năm 1881); Denver, bang Colorado và Lincoln, bang Nebraska (1889); Columbus, bang Ohio (1894). Portland, bang Oregon (1881); và New Orleans, bang Louisiana (1883).
Sau Thế chiến I, khi các cựu chiến binh trở về nhà với tứ chi bị cụt và những vết sẹo chiến đấu gây biến dạng khác, quan điểm của công chúng đối với người khuyết tật bắt đầu thay đổi. Song, những điều luật cấm người xấu xí vẫn xuất hiện còn tồn tại trong sách và việc thực thi chúng vẫn tiếp tục cho đến những năm 1950.
Ngoài ra, San Francisco cũng từng đưa ra sắc lệnh cấm “người bị bệnh tật, què quặt, tàn phế, hoặc có cơ thể dị dạng tới mức gây kinh sợ” xuất hiện tại nơi công cộng. Người vi phạm sẽ bị phạt tiền tối đa 25 USD (khoảng 400 USD ngày nay) hoặc phạt tù tối đa 25 ngày nhưng có thể bị gửi tới trại tế bần nếu hợp lý.
Thuốc lá được cho là có thể làm giảm bệnh hen suyễn
Video đang HOT
100 năm trước, thuốc lá thường xuất hiện trong quảng cáo với lời nói rằng những thứ như thuốc lá có thể “giảm tạm thời cơn hen kịch phát”.
Thuốc lá đã trở thành một sản phẩm tiêu dùng phổ biến vào cuối thế kỷ 19. Thời đó, các quảng cáo đưa tin: “Hen suyễn, viêm phế quản, sốt mùa hè, cảm cúm, khó thở… Niềm vui của thuốc lá là phương thuốc cho bạn!”.
Thương hiệu Marshall quảng cáo rằng thuốc lá của họ là liều thuốc kỳ diệu cho tất cả các bệnh về họng, cảm lạnh, sốt, hen suyễn và thậm chí là vấn đề mùi trong hơi thở!
Trên thực tế, những nghiên cứu được thực hiện bởi các phòng thí nghiệm của ngành công nghiệp thuốc lá trong đầu những năm 50 đã khẳng định tác hại gây ung thư của thuốc lá.
Tuy nhiên, các kết quả này đã bị công khai phủ nhận và ngành công nghiệp thuốc lá tiếp tục sống trong dối trá của mình. Một ví dụ là trường hợp của nhà nghiên cứu Ragnar Rylander, người Thụy Điển, đã làm việc tại Đại học Geneva trong khi đang được tài trợ bởi Philip Morris. Ông đã bị kết tội gian lận khoa học trong các nghiên cứu về hút thuốc thụ động và sự thật sau đó mới chỉ được phát hiện vào năm 2001.
Ngành công nghiệp thuốc lá sử dụng các bác sĩ như là những bình phong để quảng bá cho sản phẩm của họ.
Ngành công nghiệp thuốc lá đã từng mạnh tay tuyên truyền về lợi ích của hút thuốc, dẫn lời các bác sĩ và chuyên gia y tế. Điều thậm chí còn đáng buồn hơn là những quảng cáo thuốc lá như vậy vẫn tồn tại đến tận những năm 1960.
Váy dành cho tất cả mọi người
Đối với xã hội đương thời, thật kì lạ khi cho các bé trai mặc váy, tuy nhiên trong quá khứ, trước khi vào thế kỉ 20, trang phục của trẻ em hầu như không có phân biệt về giới tính, việc các bé trai (dưới 8 tuổi) mặc váy là phổ biến và thậm chí có thể là mốt.
Thời trang trẻ em được cho là bắt đầu hình thành vào thế kỉ 17, 18 khi thiếu niên cùng với nam giới Châu Âu bắt đầu mặc loại trang phục gọi là breeches, một loại quần ống rộng mặc khi cưỡi ngựa.
Theo The Vintage News, vào thời đó, không ai nghĩ điều này là kỳ lạ. Nó phục vụ một mục đích thực tế – khi như đứa trẻ tập ngồi bô, mặc váy sẽ khiến cho điều này trở nên dễ dàng hơn. Hơn nữa, vào thời đó, dây buộc trên quần ống túm và quần dài của nam giới rất phức tạp, và nói chính xác hơn thì nó quá phức tạp mặc lên người một đứa trẻ, do đó, mặc váy cho trẻ em là một phương án vô cùng thuận tiện.
Vào đầu thế kỉ 18, trẻ sơ sinh thường được mặc loại váy gọi là “slips” được may bằng vải linen hay cotton che phủ toàn thân kéo dài đến ngón chân. Khi trẻ bắt đầu biết bò và biết đi, chiếc váy của chúng ngắn lại, gọi là petticoats, với phần nhún được may từ thắt lưng hay dưới ngực trở đi. Những đứa bé trai cũng mặc petticoat cho đến khi chúng lên 7 hoặc 8 tuổi.
Kỵ binh rất phổ biến
Ý tưởng về những người lính trực tiếp xông vào trận chiến có vẻ xa lạ trong thế giới xe tăng và Humvee hiện đại của chúng ta nhưng 100 năm trước, kỵ binh vẫn rất phổ biến.
Trên thực tế, trong Thế chiến thứ nhất, kỵ binh vẫn được người Anh, Pháp và Đức sử dụng để trinh sát và bảo vệ. Ở phương Đông, nó còn được sử dụng phổ biến hơn – chỉ riêng Nga đã có ít nhất 400 kỵ binh tấn công ở Mặt trận phía Đông. Nhưng khi công nghệ sản xuất xe tăng đáng tin cậy hơn và các phương tiện cơ giới hóa khác phổ biến hơn, kỵ binh đã bị loại bỏ dần.
Lạ lùng hủ tục mai táng người chết kéo dài hàng năm trời
Trước khi mai táng, thi thể người qua đời phải được lưu giữ vài tháng thậm chí hàng năm trời trong phòng lạnh để chờ tập hợp đầy đủ thành viên trong dòng tộc.
Tại hầu hết các quốc gia trên thế giới, việc mai táng người đã khuất diễn ra vô cùng nhanh chóng, tuy nhiên, tại Ghana - Châu Phi việc chôn cất người quá cố là một vấn đề vô cùng phức tạp, cần mất nhiều tháng, thậm chí nhiều năm trời.
Mặc cho chính quyền nơi đây đã nhiều lần lên tiếng, cố gắng nâng cao nhận thức người dân và xóa bỏ hủ tục rườm rà này nhưng đến thời điểm hiện tại, hủ tục này vẫn chưa được xóa bỏ. Người Ghana cho rằng, hủ tục này được lưu giữ từ nhiều đời nay và không có lý do gì để họ từ bỏ.
Được biết, tục lệ an táng kéo dài ở Ghana bắt nguồn từ chính quan niệm về gia đình ở các nước châu Phi. khi còn sống, mỗi người thuộc về gia đình nhỏ, gồm bố mẹ, anh chị em, con gái hoặc vợ chồng của họ. Tuy nhiên, khi chết đi, thi thể của họ thuộc về cả dòng tộc. Bởi vậy, khi chưa tập hợp đầy đủ thành viên trong dòng tộc, tang lễ chưa thể diễn ra.
Hầu hết những người qua đời ở Ghana đều phải trải qua thời gian đông lạnh từ 3 đến 6 tháng. Ảnh: OD
Hủ tục này được coi rất kỳ lạ bởi có những trường hợp, người đã khuất và người họ hàng xa có khi không gặp gỡ và nói chuyện hàng thập kỷ. Khi một người qua đời, cái chết của họ được thông tin tới tất cả họ hàng. Nhưng chỉ người thân được xem là ruột thịt mới có quyền quyết định tang lễ diễn ra thế nào. Và việc thông qua ý kiến của toàn bộ dòng tộc, đám tang mới tiến hành. Chính vì luật lệ hà khắc này mà người dân Ghana thường phải giữ xác chết trong nhà xác nhiều tháng trời, thậm chí là nhiều năm.
Bà Elizabeth Ohene - một chính trị gia người Ghana cho rằng, việc để thi thể người chết trong nhà xác hàng tháng trời là điều cần thay đổi. Bằng chứng của việc thay đổi này là bà đã thực hiện tang lễ cho người mẹ 90 tuổi của mình một cách nhanh chóng, và đến giờ người dân trong làng nơi bà sinh ra vẫn coi đó là một hành động thiếu tôn trọng với chính người mẹ của mình.
Mới đây không lâu, thông tin về một vị tù trưởng đã qua đời từ 6 năm trước, và thi thể của ông đến nay vẫn được đông lạnh ở nhà xác do chưa thể quyết định vấn đề tổ chức tang lễ. Tuy nhiên, vụ việc này không gây nhiều chú ý trong dư luận Ghana bởi tại quốc gia này, đây không phải trường hợp hiếm.
Người Ghana luôn chôn cất người đã khuất bằng những chiếc quan tài được trang trí rất cầu kỳ. Ảnh: BBC
Với muôn vàn lý do như viết cáo phó như thế nào cho đúng, cho hay, phải thiết kế quan tài quá cầu kỳ, chưa đồng thuận được việc hạ huyệt tại đâu, liệt kê danh sách những người đến viếng thậm chí xây lại nhà cửa của người đã khuất đàng hoàng khiến người chết cứ nằm mãi trong nhà xác mà không được chôn cất.
Sau quá trình nghiên cứu về hủ tục tang lễ tại đất nước mình, bà Ohene cho rằng, nguyên nhân chính do việc làm lạnh ở nhà xác. Theo lời bà này, trước kia, đất nước họ vẫn chôn người chết chỉ sau 2-3 ngày. Nhưng bây giờ có nhà xác giữ lạnh thi thể người chết, nên việc chôn cất có thể kéo dài hơn. Nếu không có nhà xác, người Ghana chắc chắn không thể giữ thi thể lâu đến vậy.
Được biết, Châu Phi là quốc gia nổi tiếng với những tục lệ mai táng "dị" nhất trên thế giới. Cụ thể, Trong tang lễ ở Kenya, một chú bò sẽ bị giết để làm "vật hiến tế" cho người đã mất. Ngoài ra, người ta sẽ dùng mỡ bò bôi khắp thi thể người quá cố như một cách bảo vệ thi thể. Hay như phong tục mai táng ở Ma-rốc, người quá cố sẽ được đem đi chôn cất trong vòng 12 giờ sau khi qua đời. Ngoài ra, chỉ có nam giới mới được phép dự đám tang của người đã khuất.
Đám tang ở Babongo cũng rất khác biệt so với những quốc gia khác ở Châu Phi. Cụ thể, thi thể người quá cố sẽ được đưa vào rừng trước khi đem đi chôn cất. Những người dự tang lễ sẽ bôi mặt trắng, đánh trống, hát, nhảy múa trong đám tang kéo dài ba ngày.
Lạ lùng loài ếch có làn da trong suốt nhìn thấu nội tạng Các nhà khoa học vô cùng sửng sốt khi phát hiện một loài ếch lạ làn da trong suốt có thể nhìn thấu nội tạng và xương gần thị trấn Krasnouralsk, Nga. Mới đây, các nhà khoa học đã phát hiện ra một loại ếch đột biến với làn da trong suốt có thể nhìn thấu nội tạng, xương và thậm chí cả...