Những điều bạn nên biết về bệnh dị ứng tinh trùng
“Chuyện ấy” là một phần tất yếu của cuộc sống lứa đôi nhưng mọi chuyện không phải lúc nào cũng suôn sẻ. Có những rủi ro trong “chuyện ấy” có thể khiến chị em… lo sợ đến già. Một trong số các rủi ro đáng sợ đó là bệnh dị ứng tinh trùng.
1. Bệnh dị ứng tinh trùng là gì?
Bệnh dị ứng tinh trùng hay còn gọi là hội chứng nhạy cảm với các thành phần trong tinh dịch, là những phản ứng của cơ thể khi tiếp xúc với protein có trong tinh trùng nam giới. Nếu là nữ giới và hay quan hệ với người khác giới, bạn hoàn toàn có nguy cơ mắc bệnh dị ứng này.
Tuy nhiên, nếu làn nam giới thì không chắc chắn bởi hiện nay chưa có bằng chứng cụ thể nào cho thấy hiện tượng này xuất hiện ở đàn ông.
2. Phân biệt bệnh dị ứng tinh trùng với bệnh nấm âm đạo
Thông thường, các biểu hiện của bệnh dị ứng với tinh trùng không quá nghiêm trọng, bạn có thể có cảm giác đau, bỏng rát, đỏ và sưng tấy ở nơi tiếp xúc với tinh dịch.
Theo bác sĩ Keith Overland, nhà nghiên cứu kiêm tư vấn phụ khoa tại Trung tâm Sức khỏe Memorial Sloan-Kettering thuộc Đại học Weill Cornell Medical College, New York (Mỹ) cho biết, chúng ta rất khó có thể phân biệt được bệnh dị ứng tinh trùng với bệnh nấm âm đạo.
Bệnh dị ứng tinh trùng hay còn gọi là hội chứng nhạy cảm với các thành phần trong tinh dịch (ảnh Internet).
Cả hai chứng bệnh này đều gây khó chịu, đau nhức và nổi mẩn đỏ trong âm đạo. Một cách đơn giản mà bạn có thể phân biệt được hai bệnh này là sử dụng bao cao su khi “yêu”. Nếu đã sử dụng bao cao su mà các nốt đỏ vẫn còn đó thì bạn đang bị bệnh nhiêm nấm âm đạo, ngược lại nếu các nốt đỏ không xuất hiện có nghĩa là bạn đang gặp vấn đề với tinh trùng của bạn tình.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến các vấn đề dị ứng trên cơ thể người. Do đó, nếu “cô bé” nhạy cảm với nhựa thì việc sử dụng bao cao su rất dễ khiến bạn có kết luận sai lầm.
Bệnh dị ứng tinh trùng dễ gây nhầm lẫn với nấm âm đạo (ảnh Internet).
3. Cần làm gì khi bị bệnh dị ứng với tinh trùng?
Video đang HOT
Nếu nghi ngờ bản thân mình bị bệnh dị ứng với tinh trùng, bạn cần đến các cơ sở y tế chuyên khoa để kiểm tra và chuẩn đoán. Tại đây, các bác sĩ sẽ tiến hành tiêm tinh trùng vào bên dưới da để nhận biết các phản ứng bất thường.
Ngoài ra, bạn có thể tiến hành điều trị bệnh bằng phương pháp intravaginal graded challenge. Phương pháp này sẽ làm tăng số lượng protein vào âm đạo. Theo bác sĩ Alyssa Dweck, bác sĩ phụ khoa tại viện sức khỏe CareMount ở New York giải thích, điều này giúp làm tăng sức đề kháng của cơ thể đối với protein trong tinh trùng. Quá trình điều trị này cần được tiến hành trong một môi trường giám sát chặt chẽ.
4. Bạn có thể bị bệnh dị ứng tinh trùng khi nào?
Dù chưa bao giờ bị bệnh dị ứng tinh trùng, bạn vẫn có nguy cơ mắc bệnh trong tương lai. Chúng có thể chỉ khiến bạn bị dị ứng với tinh dịch của một người đàn ông.
Theo các bác sĩ, bệnh dị ứng tinh trùng thường xuất hiện ở những phụ nữ ở độ tuổi 30 và có triệu chứng như bệnh nấm âm đạo. Nếu đã thực hiện các phương pháp điều trị nấm âm đạo mà không có hiệu quả, bạn nên nghĩ đến việc bản thân có thể đang bị dị ứng tinh trùng chứ không phải nấm âm đạo như mình đã nghĩ.
Bệnh dị ứng tinh trùng thường xuất hiện ở những phụ nữ ở độ tuổi 30 (ảnh Internet).
5. Giải pháp mang thai khi bị dị ứng tinh trùng
Giải pháp đầu tiên dành cho phụ nữ bị dị ứng tinh trùng là thụ tinh nhân tạo. Trong quá trình thụ tinh nhân tạo, các tinh trùng sẽ được sàng lọc thật kĩ để đảm bảo bạn không bị dị ứng khi thụ thai.
Giải pháp đầu tiên dành cho phụ nữ bị dị ứng tinh trùng là thụ tinh nhân tạo (ảnh Internet).
Theo các bác sĩ, sau khi điều trị bằng liệu pháp intravaginal graded challenge, phụ nữ có thể tiếp nhận tinh trùng trực tiếp mà không hề bị dị ứng. Do đó, bạn nên thử cách điều trị này nếu muốn mang thai tự nhiên.
Ngoài ra, hãy đến gặp các bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn trước khi quyết định mang thai.
6. Dị ứng tinh trùng có ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống không?
Dị ứng tinh trùng khiến cả hai đều cảm thấy khó chịu khi “yêu”, lâu dần, vợ chồng sẽ chán “yêu”, ngại “yêu” dẫn đến rạn nứt tình cảm, đổ vỡ hôn nhân.
Nếu bị chuẩn đoán mắc bệnh dị ứng tinh trùng, các bạn nên trao đổi thẳng thắn với chồng, điều này giúp anh ấy hiểu và cảm thông với bạn đồng thời chính bạn cũng cảm thấy bớt căng thẳng và áp lực hơn trong mối quan hệ của mình.
Theo afamily.vn
Dị ứng tinh trùng - chị em phụ nữ cần phải làm gì?
Dị ứng tinh trùng xảy ra do hệ miễn dịch của cơ thể phản ứng quá mức với các thành phần trong tinh dịch. Trong đó, tế bào bạch cầu đã nhầm lẫn protein trong tinh dịch với những tác nhân gây bệnh có hại như vi khuẩn, virus và tấn công chúng.
Dị ứng với tinh dịch xảy ra do hệ miễn dịch của cơ thể phản ứng quá mức với các thành phần trong tinh dịch. Trong đó, tế bào bạch cầu đã nhầm lẫn protein trong tinh dịch với những tác nhân gây bệnh có hại như vi khuẩn, virus và tấn công chúng.
Ở Mỹ có khoảng 40.000 trường hợp từng bị dị ứng tinh dịch, bao gồm cả nam và nữ giới. Có trường hợp nam giới bị dị ứng với tinh dịch của chính mình khi tinh dịch xâm nhập vào máu bởi một số lý do nào đó như chấn thương, phẫu thuẩn hoặc nhiễm trùng. Đa số người bị tình trạng dị ứng này có phản ứng với tinh dịch nói chung chứ không của riêng một cá thể nào.
1. Biểu hiện của dị ứng tinh trùng
Biểu hiện của dị ứng tinh trùng xuất hiện trong khoảng 20 - 30 phút sau khi tiếp xúc với tinh dịch và có thể kéo dài đến vài giờ thậm chí đến vài ngày. Các biểu hiện này rất dễ bị nhầm lẫn là dấu hiệu của các bệnh truyền nhiễm qua đường tình dục hoặc nhiều bệnh khác.
Do đó, những trường hợp nghi ngờ bị dị ứng tinh trùng cần đến các cơ sở y tế chuyên khoa để bác sĩ tiến hành các kiểm tra trên da hoặc ngoài cơ thể.
Biểu hiện của dị ứng tinh trùng xuất hiện trong khoảng 20 - 30 phút sau khi tiếp xúc với tinh dịch (ảnh Internet).
Theo số liệu của tổ chức y tế, có khoảng 5 - 25 % các cặp đôi có vấn đề về sinh sản phải đối mặt với hiện tượng dị ứng tinh dịch. Dịch ứng tinh dịch xuất hiện ở cả nam và nữ giới với những biểu hiện khác nhau dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng liên quan đến vấn đề thụ thai, vô sinh, hiếm muộn. Điều này chiếm 20 - 40% các trường hợp cặp vợ chồng có vấn đề dị ứng tinh trùng.
2. Triệu chứng khi bị dị ứng tinh trùng
Triệu chứng khi bị dị ứng tinh trùng ở nam và nữ giới là không giống nhau:
- Đối với nữ giới: Trong trường hợp nhẹ sẽ xuất hiện ngứa, bỏng rát, phồng rộp tại nơi tiếp xúc với tinh dịch cả bên trong lẫn bên ngoài như âm đạo, miệng, da, hậu môn... Trong các trường hợp nặng hơn, xuất hiện các triệu chứng như khó thở, lên cơn hen ..
Nữ giới khi bị dị ứng tinh trùng sẽ có triệu chứng bỏng rát, phồng rộp tại nơi tiếp xúc với tinh dịch (ảnh Internet).
- Đối với nam giới: Khi bị dị ứng tinh trùng, nam giới thường đau nhức tinh hoàn trong một thời gian dài mà không rõ nguyên nhân. Ngoài ra, viêm mào tinh hoàn, quá phát mào tinh hoàn, viêm tắc ống dẫn tinh cũng có thể là triệu chứng dị ứng tinh dịch ở nam giới.
Khi bị dị ứng tinh trùng, nam giới thường đau nhức tinh hoàn trong thời gian dài (ảnh Internet).
3. Hậu quả của dị ứng tinh dịch
Sau mỗi lần quan hệ vợ chồng đều có biểu hiện của dị ứng tinh dịch mà không hay biết khiến cặp đôi nảy sinh nghi ngờ rằng đối phương đã đi ngoại tình và mang bệnh da liễu hay các bệnh tình dục về nhà. Việc dị ứng tinh dịch sẽ khiến hai bên cùng khó chịu, lâu dần sinh ra chán ghét hoặc ngại thực hiện nghĩa vụ vợ chồng, dẫn đến khó thụ thai, hiếm muộn.
Dị ứng tinh dịch khiến vợ chồng khó chịu, chán ghét chuyện "yêu" (ảnh Internet).
Có nhiều trường hợp phụ nữ bị dị ứng với tinh dịch của bạn tình, các kháng thể trong cơ thể sinh ra và tiêu diệt tinh trùng của người ấy khiến cả hai không thể có con nhưng nếu họ lấy người khác và không bi dị ứng với tinh dịch của người chồng mới thì họ lại có khả năng mang thai bình thường.
Hiện nay, y học chưa có phương pháp nào có thể phòng tránh hoàn toàn dị ứng tinh trùng, tuy nhiên có một số biện pháp có thể giúp giảm thiểu nguy cơ bị dị ứng như: sử dụng bao cao su để tránh tinh dịch tiếp xúc với cơ thể hoặc sử dụng các loại thuốc chống dị ứng như diphenhydramine, lortadine, fexofenadine ... trước khi quan hệ vợ chồng.
Sử dụng bao cao su có thể giảm nguy cơ bị dị ứng tinh dịch (ảnh Internet).
Theo Zing
Xoắn buồng trứng: Nguyên nhân, dấu hiệu và phương pháp điều trị Buồng trứng là bộ phận sinh sản quan trọng của phụ nữ và một tình trạng bệnh ở khu vực này có thể làm ảnh hưởng chức năng của toàn bộ cơ quan này. Cùng tìm hiểu về bệnh xoắn buồng trứng để bảo vệ sức khỏe của chính mình. Buồng trứng là cơ quan quan trọng nhất đối với phụ nữ để...