Những điều bạn không ngờ đến đang làm tổn thương con bạn
Đôi khi, các bậc phụ huynh vô tình thốt ra những câu nói hoặc những hành động ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý của trẻ, làm tổn thương chính con cái mình.
Hầu như với bất cứ người nào làm cha mẹ nào thì tình yêu thương dành cho con cũng là vô tận. Tuy vậy, trong khi trẻ còn nhỏ, những hành động của chúng có thể làm cho bố mẹ ‘nổi điên’ và trong những lúc như thế, việc buông ra những câu nói có thể vô tình làm tổn thương con trẻ mà bạn không biết. Điều đó sẽ ảnh hưởng đến tâm lý và sự phát triển của trẻ khi chúng lớn lên. Nếu muốn gia đình hạnh phúc, con trẻ thông minh thì đừng làm những điều này.
Những điều làm tổn thương đến con trẻ
Tự phê bình mình
Tất cả chúng ta đều muốn có cơ thể mảnh mai, mái tóc mềm mại hoặc một hàm răng thẳng. Tuy nhiên, nói điều này trước mặt con gái có thể làm chúng bị tổn thương. Chúng sẽ cảm thấy không an toàn, đặc biệt là khi những người thân nhất liên tục phàn nàn về bản thân.
Khi bạn tự phê bình bản thân, bạn cũng đang dạy cho con mình làm điều tương tự.
Lịch trình không thường xuyên
Mọi người nên có kế hoạch. Nếu bạn dạy con mình làm theo kế hoạch nghĩa là bạn đang dạy con mình sự chăm chỉ và tính kiên trì.
Loading…
Bạn hãy nói với chúng về việc chịu trách nhiệm cuộc sống của chính mình; rằng chúng có thể chọn và hoàn thành các mục tiêu bằng cách tự làm một lịch biểu cho riêng mình, cho dù đó là lịch biểu học hành hoặc thậm chí cả lịch trình ngủ.
Dành quá nhiều thời gian cho điện thoại
Video đang HOT
Tất cả chúng ta đều cảm thấy buồn chán khi phải chờ đợi. Chúng ta dễ dàng lôi điện thoại ra lướt các thông tin mới. Đó là sự khởi đầu, và sau đó chúng ta sử dụng điện thoại thường xuyên hơn. Vấn đề là bạn dành thời gian nhiều cho điện thoại, bạn càng ít có mặt trong cuộc sống của con gái bạn. Bạn đang dạy gì cho cô bé? Bạn đang dạy rằng những gì người khác nói quan trọng với cô bé hơn là mình.
Thay vào đó, hãy dạy rằng cô bé quan trọng với bạn. Cho con gái bạn thấy bạn quan tâm đến những gì cô bé nói bằng cách gạt mọi thứ sang một bên và tập trung mọi sự chú ý vào cô bé.
Con là đứa vô dụng
Có thể trẻ không làm được điều gì khiến bạn vừa ý, hoặc chúng cứ động vào cái gì là làm hỏng cái đó, nhưng đừng vội vàng đuổi con ra và nói với con những lời lẽ mang tính miệt thị như vậy. Những câu này được sử dụng nhiều lần sẽ khiến trẻ nghĩ rằng chúng thật sự là những người chẳng có ích lợi gì. Trẻ cũng không muốn cố gắng để thay đổi nữa vì chúng sẽ nghĩ rằng: ‘Đằng nào trong mắt bố/mẹ, mình đã là người như thế.
“Đừng làm bố/mẹ phải xấu hổ vì con”
Rất nhiều bậc cha mẹ mắc phải sai lầm này. Họ nghĩ rằng họ đang nhắc nhở con cái mình có những hành vi tốt hoặc ngăn cản những trò nghịch ngợm của chúng. Tuy nhiên, bằng cách sử dụng các cụm từ cực đoan kiểu như “không được làm cho bố mẹ xấu hổ”, bạn đang gây tổn thương về mặt tình cảm cho chính con bạn. Chưa kể tới việc trong tương lai chúng cũng phải luôn cố gắng làm những việc để có được sự chấp thuận của bạn và điều này ảnh hưởng đến những mối quan hệ trong cuộc sống của chúng sau này.
“Bố/mẹ không muốn nghe thấy tiếng của con”
Chắc chắn sẽ có những lúc con bạn nghịch ngợm, la hét bất kể thời điểm nào. Những lúc này, bạn không nên tạo ra các ranh giới mà ngăn cản chúng thể hiện bản thân hoặc cố gắng kiềm chế chúng.
Bằng cách nói với con rằng bạn không muốn nghe chúng la hét, bất kể hoàn cảnh nào, bạn đang vô tình cho chúng thấy chúng không được chào đón trong cuộc sống của bạn. Trong tâm trí đang phát triển của một đứa trẻ, điều này có xu hướng tạo ra cảm giác tội lỗi. Thay vì sử dụng những lời này, bạn nên nhẹ nhàng giải thích với con mình và đề nghị hãy cố gắng giữ im lặng một chút vào lúc này.
Con phải làm thế này, bố/mẹ mới yêu”
Một đứa trẻ dù bị bố mẹ đánh mắng vẫn ôm chặt lấy bố mẹ, muốn tâm sự với bố mẹ đó là vì chúng yêu bạn vô điều kiện. Vì vậy, dù là trong lời nói, bạn cũng đừng bao giờ lấy tình yêu của mình ra làm điều kiện trao đổi, sẽ khiến trẻ hiểu nhầm rằng thành tích sẽ đổi được đồ chơi, quần áo và tình yêu từ bạn.
Theo ocbuiblog.com
Người mẹ đưa ra lý do dạy con phá vỡ các quy tắc khiến ai cũng bị thuyết phục
Ba năm làm mẹ đã dạy tôi một bài học rất quan trọng, đó chính là thỉnh thoảng bạn hoàn toàn có thể bỏ qua những kì vọng của bản thân và để con phá vỡ các nguyên tắc.
Khi tôi đang viết bài này, tôi đang xem TV với con trai, hoàn toàn bình thường đúng không? Ngoại trừ việc là cu cậu còn đang gặm chiếc bánh quy thứ 4 khi chỉ còn hơn 2 tiếng nữa là phải đi ngủ và trong khi số lượng cho phép đáng ra chỉ là 2 cái thôi.
Tôi cũng muốn tức giận với bản thân mình lắm nhưng thực sự tôi lại chẳng cảm thấy tội lỗi gì. Nếu tôi muốn thức xem TV và ăn bánh quy với con, thì tôi sẽ làm như vậy. Có thể đó không phải là điều nên làm thường xuyên, nhưng chỉ một tuần một lần thôi cũng xấu xa đến thế sao?
Ý tôi là, thỉnh thoảng phá vỡ các nguyên tắc hay luật lệ cũng không sao cả. Trước khi có con, tôi đã nghĩ mình sẽ nuôi dạy con với kỷ luật thép và tự tưởng tượng hàng tỉ những thứ mà tôi nghĩ một đứa trẻ không bao giờ nên làm. Con tôi sẽ nghe lời và tuyệt đối không bao giờ được cãi lại, và cũng sẽ không bao giờ có chuyện thương lượng gì hết. Thế nhưng, con trai tôi đã chứng minh cho tôi thấy rằng mình đã rất sai.
Thỉnh thoảng phá vỡ các nguyên tắc hay luật lệ cũng không sao cả (Ảnh minh họa).
Con trai tôi là một đứa trẻ thông minh nhưng điều đó cũng đồng nghĩa với việc tôi phải đối mặt với vô vàn những thử thách. Ba năm làm mẹ đã dạy tôi một bài học rất quan trọng, đó chính là thỉnh thoảng bạn hoàn toàn có thể bỏ qua những kì vọng của bản thân và để con phá vỡ các nguyên tắc. Sự thật là tôi phá vỡ các nguyên tắc khá thường xuyên - và tôi cũng để con tôi làm như thế.
Đây là lý do vì sao:
Kỷ luật rất quan trọng nhưng sự linh hoạt mới là điều đáng quý
Mỗi ngày trôi qua tôi lại càng nhận thấy rõ rằng cuộc sống có thể thay đổi chỉ trong vòng tích tắc. Tôi là người thích những sự thay đổi và ghét sự nhàm chán, lặp đi lặp lại. Tôi hy vọng con trai mình cũng sẽ như thế nhưng tôi nhận ra rằng hầu hết những gì các bậc cha mẹ đang làm cho con mình là chuẩn bị cho con bước vào một thế giới chỉ toàn những quy tắc chứ không phải là một thế giới đòi hỏi sự linh hoạt.
Không phải tôi có ý là chúng ta nên đốt hết ngay những lịch trình và thời khóa biểu đi, nhưng con chúng ta cần phải biết cách tự mình xoay sở mà không cần sự chỉ đạo của một ai đó khác. Một đứa trẻ linh hoạt là một đứa trẻ sáng tạo và tự chủ.
Hầu hết những gì các bậc cha mẹ đang làm cho con mình là chuẩn bị cho con bước vào một thế giới chỉ toàn những quy tắc chứ không phải là một thế giới đòi hỏi sự linh hoạt (Ảnh minh họa).
Hợp lý chưa chắc đã hợp tình
Phải thừa nhận là những quy tắc hay luật không cần thiết phải dựa trên đạo đức hay những gì được cho là đúng. Chúng giống như sản phẩm của truyền thống hơn. Rất nhiều những thảm kịch (chẳng hạn như nô lệ) xảy ra trong giới hạn, sự bó buộc của "quy tắc". Vì thế, quy tắc không hẳn đồng nghĩa với làm điều đúng.
Mục tiêu của tôi là nuôi dạy những đứa trẻ có kỹ năng tư duy phản biện để tự quyết định khi nào thì một quy tắc không giúp được gì để làm giàu cuộc sống. Trẻ phải tự tư duy về những quy định, nguyên tắc mà chúng phải đối mặt thường xuyên và quyết định xem có hợp lý, hợp tình và nên được áp dụng hay không.
Tôi muốn con trở nên tự chủ
Cùng với đó tôi muốn con mình lớn lên và biết rằng chúng có quyền tự do, có một ý chí tự do. Tôi không muốn con mình làm những việc chỉ đơn giản vì một người nào đó bảo chúng làm vậy. Tôi muốn dạy con trở thành người muốn làm điều đúng đắn bởi vì kim chỉ nam lương tâm của chúng hướng chúng đến những điều đúng đắn.
Đồng thời tôi tin rằng sự phát triển của cái kim chỉ nam đó và sự hiểu biết về ý chí tự do đồng nghĩa với việc sẽ có những lúc con phải phá vỡ các luật lệ và làm tôi buồn. Điều đó có thể sẽ rất khó chịu, nhưng đó cũng sẽ là một khoảnh khắc để học hỏi vô cùng quan trọng.
Tôi không muốn con mình làm những việc chỉ đơn giản vì một người nào đó bảo chúng làm vậy (Ảnh minh họa).
Bạn không thể lúc nào cũng vạch kế hoạch trước cho cuộc đời
Sẽ có rất nhiều những khoảnh khắc trong cuộc sống mà bạn không thể vạch kế hoạch trước được. Và bởi vì những khoảnh khắc đó không thể vạch kế hoạch trước, nên việc đi chệch khỏi những kế hoạch đó cũng không có gì tổn hại cả. Thỉnh thoảng sự chệch hướng đó có thể là đổi giờ ngủ, cũng có thể là cho con nghỉ học một ngày để cả nhà cùng nhau đi chơi. Cuộc sống được tạo nên từ sự kết hợp của những trải nghiệm được lên kế hoạch trước lẫn những trải nghiệm bất ngờ tùy hứng.
Vì thế, tôi kết luận lại rằng: nếu không cố tuân theo hàng tá những quy luật, nguyên tắc nực cười thì hành trình làm cha mẹ cũng đủ đã thử thách và mệt mỏi rồi. Tôi muốn có thể tự do "thưởng thức" trải nghiệm làm cha mẹ của bản thân mà không phải suy nghĩ nhiều về những ràng buộc về mặt quy tắc. Chúng ta không bao giờ biết được chúng ta còn bao nhiêu thời gian, nên hãy cứ cho phép bản thân thỉnh thoảng quên đi những luật lệ, nguyên tắc và biến mỗi giây mỗi phút trở nên ý nghĩa.
Rochaun Meadows-Fernandez là cây viết có phong cách đa dạng của các trang như The Washington Post, Pacific Standard, The Root... Cô cũng là người ủng hộ phong cách nuôi dạy con thuận tự nhiên.
Theo Helino
Cha mẹ dạy gì cho con?: Giúp con sống nhân ái Các bậc cha mẹ nên lắng nghe con, tôn trọng ý kiến của con, tạo cho con thói quen dám quyết định và chịu trách nhiệm với quyết định của mình. Tiến sĩ Phan Bích Thiện cùng chồng và 2 con trong ngày Tết Nguyên đán ở Hungary - ẢNH: NVCC Khi đó, các con lớn lên trở thành người sống có trách...