Những điều bạn có thể nhận biết thông qua dịch tiết âm đạo
Những thay đổi về màu, mùi và lượng dịch tiết âm đạo, hay khí hư, có thể nói lên nhiều điều về sức khỏe của bạn.
Bạn hoàn toàn khỏe mạnh: Khí hư bản chất là các tế bào âm đạo và nước. Ở các thời điểm khác nhau của một chu kỳ sinh lý nữ, khí hư sẽ có những thay đổi nhỏ. Khí hư ở người bình thường sẽ có màu trắng sữa hoặc không màu.
Bạn đang ở thời điểm thụ thai lý tưởng: Vào khoảng thời điểm rụng trứng, khí hư của bạn sẽ có dạng như lòng trắng trứng. Dạng khí hư này rất thuận lợi cho tinh trùng tồn tại và tiếp cận trứng. Sau thời điểm này, nếu bạn thấy khí hư có màu nâu đỏ thì xin chúc mừng, bạn sắp được làm mẹ!
Bạn đang căng thẳng: Căng thẳng có thể làm thay đổi lượng dịch nhầy mà các tuyến trong cơ thể sản sinh. Những thay đổi này có thể ảnh hưởng đến các nội tiết tố và làm thay đổi chu kỳ sinh lý nữ. Bạn có thể thấy lượng khí hư giảm đi, hoặc thậm chí bị khô âm đạo.
Bạn có vấn đề về tuyến giáp: Chứng suy giáp có thể khiến âm đạo tiết ít khí hư hơn, gây đau đớn khi quan hệ tình dục. Nếu bạn nhận thấy triệu chứng khô âm đạo đi kèm với các triệu chứng như ớn lạnh, táo bón, rụng tóc, mệt mỏi, suy nhược và chán chường, bạn nên đi xét nghiệm máu để kiểm tra tình trạng tuyến giáp.
Bạn đang trải qua thời kỳ mãn kinh: Khô âm đạo là một trong những dấu hiệu đầu tiên của thời kỳ mãn kinh. Tình trạng này là do thành âm đạo bắt đầu mỏng đi, làm giảm lượng dịch nhầy tiết ra và gây cảm giác đau đớn khi quan hệ tình dục.
Video đang HOT
Bạn bị nhiễm khuẩn âm đạo: Nhiễm khuẩn âm đạo xảy ra khi hệ vi khuẩn âm đạo trở nên mất cân bằng. Tình trạng này thường xảy ra sau khi quan hệ tình dục. Nhiễm khuẩn âm đạo khiến khí hư lỏng như nước, hoặc có màu xám và có mùi.
Bạn bị nhiễm nấm: Nhiễm nấm là một vấn đề phụ khoa phổ biến mà tới 75% phụ nữ mắc phải một lần trong đời. Nhiễm nấm âm đạo sẽ khiến khí hư đặc và có màu trắng như phô mai tươi, đồng thời gây ngứa ngáy âm đạo.
Bạn bị nhiễm trùng roi âm đạo: Bệnh trùng mảng uốn roi đuôi, hay nhiễm trùng roi âm đạo, là một bệnh lây qua đường tình dục (STD) phổ biến. Triệu chứng đặc trưng của bệnh này là khí hư có màu xanh lá, đi kèm với cảm giác ngứa, nóng, sưng đỏ hoặc đau đớn khi tiểu tiện./.
Khí hư khi mang thai có màu bất thường cảnh báo điều gì?
Khí hư màu xanh vàng, nâu đen hoặc đỏ có thể là cảnh báo về những bất thường của thai nhi hoặc viêm nhiễm vùng kín ở bà mẹ.
Khi mang thai, cơ thể trải qua nhiều thay đổi như ngực nổi gân xanh, sưng, phù chân, tay, tăng cân, giãn tử cung và rạn da. Nhiều bà bầu gặp thêm tình trạng biến đổi màu khí hư (dịch tiết âm đạo).
Tăng dịch tiết âm đạo là dấu hiệu sớm cho thấy bạn mang thai. Nó sẽ xuất hiện trong suốt thời gian mang bầu. Khí hư có thể thay đổi về màu sắc, kết cấu, thể tích và số lượng.
Theo Bold Sky , trong một số trường hợp, màu sắc của khí hư cảnh báo sức khỏe thai phụ đang gặp vấn đề.
Nguyên nhân gây khí hư khi mang thai
Tiết dịch âm đạo là hiện tượng sinh học bình thường ở phụ nữ và thay đổi theo thời gian. Khí hư thường xuất hiện nhiều ở thời điểm trước kỳ kinh nguyệt. Với phụ nữ mang thai, dịch tiết âm đạo tăng là hiện tượng không đáng ngại. Nếu bình thường, khí hư thường màu trong hoặc trắng sữa, loãng, không có mùi khó chịu.
Nhiều phụ nữ nhận thấy tăng khí hư trong những tháng đầu thai kỳ. Điều này do nồng độ hormone estrogen cao hơn bình thường và những thay đổi ở cổ tử cung khi mang thai. Lượng dịch tiết âm đạo tăng lên trong suốt thai kỳ giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng tử cung, âm đạo.
Vào những tuần cuối thai kỳ, khí hư tăng nhiều và thường có màu hồng nhạt. Chất nhầy dính, có độ sệt như thạch, cho thấy bạn chuẩn bị chuyển dạ.
Khí hư là hiện tượng sinh học bình thường, có thể cảnh báo sớm bạn mang thai. Ảnh: Shutter Stock.
Cẩn trọng khi khí hư biến màu
Sự thay đổi màu sắc của khí hư là điều các bà mẹ nên chú ý, tránh chủ quan bởi đây là dấu hiệu cảnh báo sớm một số vấn đề về sức khỏe.
Màu trong hoặc trắng sữa: Đây là màu sắc bình thường của khí hư. Chúng có màu trắng sữa hoặc trong, loãng, có mùi nhẹ nhưng không hôi, khó chịu. Phụ nữ mang thai dưới 40 tuần nên hỏi ý kiến bác sĩ nếu thấy dịch tiết âm đạo tăng lên và đặc như thạch. Sự thay đổi này có thể là dấu hiệu chuyển dạ sinh non.
Màu trắng, sần: Nếu khí hư tiết ra có màu đục, vón cục, đây có thể là dấu hiệu của hiện tượng nhiễm trùng nấm vùng kín. Tình trạng này thường gặp khi mang thai bởi sự thay đổi nội tiết tố dễ phá vỡ cân bằng pH của âm đạo. Các triệu chứng của nhiễm trùng nấm vùng kín gồm có ngừa, nóng rát, đau khi đi vệ sinh hoặc làm "chuyện ấy".
Xanh hoặc vàng: Nếu khí hư có màu vàng xanh, rất có thể bạn bị nhiễm trùng lây truyền qua đường sinh dục (STIs). Nó bao gồm các bệnh như nhiễm trichomonas hoặc chlamydia. STIs có thể gây ra các biến chứng trong thai kỳ, ảnh hưởng thai nhi và bà mẹ.
Chlamydia và bệnh lậu nếu không được điều trị sẽ làm tăng nguy cơ đau vùng chậu mạn tính và mang thai ngoài tử cung. Các trường hợp STIs còn lại nếu không được chữa sớm dễ dẫn tới nhiều tình trạng mạn tính như bệnh thần kinh, tim mạch, vô sinh.
Bà bầu nhiễm STIs sẽ gặp nhiều biến chứng như thai ngoài tử cung, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng mẹ và thai nhi.
Khí hư màu xanh, vàng có thể là dấu hiệu cảnh báo bà mẹ bị nhiễm trùng lây truyền qua đường sinh dục. Ảnh: Shutter Stock.
Nâu: Nếu khí hư có màu nâu, đây có thể là triệu chứng ban đầu cho thấy bạn đã mang thai. Hiện tượng này xảy ra khi máu cũ bị tống ra ngoài cơ thể và thường không phải dấu hiệu đáng lo ngại. Tuy nhiên, khi khí hư chuyển màu nâu đen sậm, bạn nên đi khám.
Xám: Dịch tiết âm đạo có màu xám có thể là dấu hiệu của bệnh nhiễm trùng âm đạo do vi khuẩn (bacterial vaginosis - BV). Bệnh xảy ra do thay đổi nội tiết tố trong thai kỳ, làm tăng nguy cơ sẩy thai, chuyển dạ sinh non, viêm màng đệm. Bà mẹ bị bacterial vaginosis sau sinh có thể bị viêm nội mạc tử cung, nhiễm trùng vết mổ.
Đỏ: Các nghiên cứu cho thấy từ 7 đến 24% phụ nữ bị chảy máu trong thời kỳ đầu mang thai. Nếu bị chảy máu nhiều kèm các huyết khối đông đặc, đau quặn bụng, bà mẹ nên đi khám ngay lập tức bởi đây là cảnh báo sớm của hiện tượng sẩy thai.
Hồng: Màu sắc này của khí hư là hiện tượng bình thường. Nó thường xuất hiện vào những tuần cuối của thai kỳ, khi cơ thể chuẩn bị chuyển dạ.
Thông thường, trong thời gian mang thai, cổ tử cung luôn đóng kín và được bịt bởi nút nhầy. Đây là hàng rào vững chắc ngăn mọi tác nhân từ âm đạo xâm nhập buồng trứng. Khi có dấu hiệu sắp sinh, dưới tác dụng của cơn gò tử cung, nút nhầy thoát ra. Nó hòa lẫn cùng các máu tạo ra do vỡ một số mao mạch trên cổ tử cung, từ đó tạo thành dịch nhầy màu hồng.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp, nó có thể là cảnh báo hiện tượng sẩy thai. Do đó, bà mẹ cần theo dõi và khám thai định kỳ.
Phòng tránh các bệnh sinh dục khi mang thai
Khí hư có màu bất thường phụ thuộc nhiều nguyên nhân. Nhiễm trùng nấm vùng kín có thể được điều trị bằng thuốc chống nấm. Viêm âm đạo do vi khuẩn thường chữa bằng thuốc kháng sinh. Các bệnh lây nhiễm qua đường sinh học (STIs) cũng điều trị bằng cách tương tự.
Để phòng tránh các vấn đề liên quan viêm nhiễm vùng khi mang thai, bà bầu nên giữ sạch sẽ và khô thoáng. Bạn nên mắc đồ lót bằng vải cotton, thay ít nhất 2-3 lần/ngày để tránh tích tụ vi khuẩn. Khi vệ sinh vùng kín, bạn nên chọn xà bông hoặc dung dịch không mùi, lành tính, không nên thụt rửa hay chất có mùi.
Bà bầu cũng nên ăn uống lành mạnh, bổ dưỡng, tăng cường các thực phẩm giàu probiotics. Sau khi quan hệ, bạn nên làm sạch vùng kín bằng cách lau từ trước ra.
Sau 40 tuổi, nhiều bộ phận cơ thể sẽ thay đổi: Bạn đã sẵn sàng học bí quyết để đối phó? Đây là khoảng thời gian quan trọng để chúng ta quan tâm đến sức khỏe của bản thân, điều hòa bản thân, từ đó để có được sức khỏe khi tuổi già đến. Mãn kinh, bạn đã sẵn sàng để đối phó? Khi bước vào thời kỳ mãn kinh, nhiều phụ nữ sau 40 tuổi cảm thấy xuất hiện nhiều dấu hiệu của...