Những điện thoại Android ít tùy biến giao diện nhất
Ngoài dòng Nexus của Google, người dùng có thể tìm đến smartphone của Motorola hoặc BlackBerry Priv để trải nghiệm giao diện Android thuần khiết nhất.
Nếu theo dõi thị trường di động những năm gần đây, người dùng sẽ nghe thấy ngày một nhiều hơn cụm từ “Android gốc” (stock Android hoặc vanilla Android). Nó được dùng để miêu tả những chiếc điện thoại chạy phiên bản Android có giao diện, trải nghiệm, tính năng gần giống nhất với cách Google thiết kế ra.
Nhiều điện thoại khác vẫn chạy Android nhưng sở hữu hàng loạt điểm khác biệt. Các nhà sản xuất có xu hướng bổ sung các tính năng mới, widget, chế độ tiết kiệm pin hoặc tùy biến các icon trên màn hình chủ để phù hợp với phong cách của họ. Về cơ bản, số lượng máy chạy các bản Android tùy biến sâu giao diện lớn hơn gấp nhiều lần so với các bản chạy Android gốc.
Ưu điểm của việc tùy biến giao diện là nó mang lại sự mới mẻ, bổ sung tính năng nhưng đi kèm với đó sẽ khiến máy giật lag hơn. Trong khi đó, Android gốc mang lại sự mượt mà nhưng đôi khi hơi nhàm chán.
Do đó, nếu ưu tiên sự ổn định, mượt mà với một giao diện ổn định, người dùng có thể chọn những smartphone dưới đây.
Dòng Google Nexus
Nexus là dòng điện thoại do Google phát hành. Dễ hiểu khi muốn tìm một chiếc smartphone chạy Android gốc, đây là model người dùng nên tìm đến đầu tiên. Mục đích ra đời của dòng Nexus là nhằm mang đến cho người dùng trải nghiệm thuần khiết nhất của hệ điều hành Android. Dòng máy này cũng được Google hỗ trợ cập nhật phần mềm lâu dài nhất.
Video đang HOT
Năm nay, Google ra mắt 2 chiếc Nexus” model giá mềm Nexus 5X (giá từ 379 USD), do LG phát triển phần cứng và Nexus 6P cao cấp hơn (từ 499 USD), do Huawei sản xuất. Cả 2 đều chạy phiên bản Android mới nhất – 6.0 Marsmallow, hỗ trợ nhận diện vân tay và camera chất lượng cao. Khi có bản cập nhật mới, các máy Nexus sẽ nhận cập nhật trực tiếp từ Google. Do đó, người dùng những smartphone này sẽ là những người đầu tiên được trải nghiệm các tính năng mới nhất của Android.
Điện thoại Motorola
Motorola là một trong số ít nhà sản xuất cung cấp những chiếc máy Android gần với giao diện gốc. Tất nhiên, máy vẫn có hàng loạt tính năng riêng của hãng sản xuất, chẳng hạn tính năng nhận diện giọng nói, lắc điện thoại để khởi động camera. Tuy nhiên, về cơ bản đây vẫn là những smartphone có giao diện thuần chất nhất.
Smartphone của Motorola bán ở nhiều tầm giá, từ Moto G giá 180 USD, Moto X Play (384 USD), Moto X Style (399 USD) hay mới nhất là model có màn hình chống va đập Droid Turbo 2 (624 USD). Motorola cũng rất nhanh trong việc tung ra các bản cập nhật phần mềm sau khi Google ra mắt nó.
BlackBerry Priv
Nhiều người ngạc nhiên bởi trong danh sách điện thoại chạy Android gốc lại có tên một chiếc smartphone từ BlackBerry. Đây là sản phẩm mới nhất của dâu đen và nó chạy phiên bản Android 5.1 Lollipop gần với Android gốc.
Priv sở hữu thiết kế cao cấp với màn hình trượt, bàn phím vật lý có hỗ trợ cảm ứng trượt giống với Passport, màn hình cong và camera ấn tượng. Để sở hữu sản phẩm này, người dùng quốc tế phải bỏ ra khoảng 699 USD trong khi ở Việt Nam, giá bán của máy có thể ở mức 18,5 triệu đồng.
Priv là một sản phẩm thú vị, kết hợp thiết kế mới mẻ với các tính năng bảo mật hàng đầu từ BlackBerry và sự đang dạng của nền tảng Android.
Đức Nam
Theo Zing
Ông lớn Android đã chán tùy biến giao diện
Sau Samsung, đến lượt HTC chỉ trang bị một số tùy biến nhẹ nhàng trên chiếc One A9 vừa ra mắt.
Trào lưu tùy biến mạnh mẽ giao diện Android lên đến đỉnh điểm trong một vài năm trước với hàng loạt những tinh chỉnh, tính năng mới được đưa vào chiếc smartphone để "nâng cấp" trải nghiệm người dùng. Ví dụ tiêu biểu có thể kể đến là TouchWiz của Samsung.
Trong mỗi màn ra mắt chiếc Galaxy dòng S trước đây (như S3, S4), Samsung luôn bổ sung hàng loạt các tính năng mới - vốn mang tính khuếch trương thương hiệu, hơn là phục vụ nhu cầu thật của người dùng. Trên chiếc Galaxy S6, Samsung gần như đã loại bỏ hết những tính năng thừa thãi, mang đến một giao diện sạch và nhẹ hơn.
HTC tìm cách tối giản giao diện Android trên chiếc One A9 vừa ra mắt. Ảnh: The Verge.
HTC cũng từng như vậy. Họ vẽ lại giao diện, icon, menu, làm mọi cách để tạo khác biệt so với đối thủ và bây giờ đang quay trở lại những giá trị cũ.
Nigel Newby-House - trưởng nhóm sản phẩm của HTC cho biết, công ty đang bắt đầu đơn giản hóa giao diện Sense. Ông yêu cầu các kỹ sư của HTC dừng việc tái thiết kế các icon, menu thay vào đó tập trung vào một vài tính năng đặc trưng của HTC như BlinkFeed, Zoe và các theme.
Một vấn đề nữa HTC muốn giải quyết triệt để, đó là tốc độ cập nhật Android. Bất cứ khi nào một phiên bản Android mới ra mắt, người dùng HTC nói riêng và Android nói chung (trừ người dùng dòng Nexus) thường buồn nhiều hơn vui bởi họ phải mòn mỏi chờ đợi hãng sản xuất công bố kế hoạch cập nhật. Lần này, HTC công bố sẽ tung bản cập nhật cho chiếc One A9 (bản mở mạng) trong vòng 15 ngày, sau khi nó chính thức có mặt trên smartphone Nexus.
Thông điệp của HTC khá rõ ràng: đơn giản hóa giao diện, đẩy nhanh tốc độ cập nhật Android, mang đến trải nghiệm thực sự tốt cho người dùng.
Đức Nam
Theo Zing
Smartphone cũ tràn ngập thị trường dù sắp bị cấm nhập iPhone đời cũ hay những chiếc BlackBerry, smartphone Galaxy, Xperia được giới thiệu là hàng dùng "lướt", hàng "mới 99%"... đều nằm trong diện cấm nhập khẩu vào Việt Nam từ 15/12. Theo thông thông tư số 31/2015/TT-BTTTTvừa được bộ Thông tin và Truyền thông ban hành mới đây, từ 15/12/2015, hầu hết smartphone cũ đã qua sử dụng, từ iPhone, BlackBerry cho...