Những “điểm nóng” mùa đại hội ngân hàng 2020
Cổ tức ở mức giật mình như tại HDBank, ACB… chỉ là một điểm đáng chú ý bên cạnh những “điểm nóng” cố hữu ngành ngân hàng.
Trả cổ tức cao bằng cổ phiểu để tăng mạnh vốn
Ngày 13/6, HDBank sẽ tiến hành ĐHCĐ thường niên để thông qua các chiến lược hoạt động của năm 2020, trong đó có kế hoạch tăng thêm hơn 6.278 tỷ đồng vốn điều lệ từ việc chia cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 50% và phát hành cổ phiếu thưởng tỷ lệ 15%. Vốn điều lệ của HDBank sau khi hoàn tất tăng thêm sẽ đạt trên 16.088 tỷ đồng.
Ngày 16/6 tới, ACB sẽ tiến hành ĐHCĐ thường niên 2020. Theo đó, ACB có kế hoạch tăng vốn điều lệ trong năm nay từ mức 16.627 tỷ đồng lên 21.615 tỷ đồng thông qua phát hành cổ phiếu để trả cổ tức với tỷ lệ 30%.
Thời gian dự kiến hoàn thành việc tăng vốn trong quý IV/2020. Bên cạnh đó, ACB cũng sẽ trình cổ đông thông qua việc chuyển đăng ký niêm yết cổ phiếu ACB từ HNX sang HOSE.
Tại ĐHCĐ dự kiến diễn ra ngày 30/6, OCB cũng đưa ra mục tiêu chia cổ tức bằng cổ phiếu, tỷ lệ từ 25-27%.
OCB đã được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chấp thuận tăng vốn điều lệ từ 7.899 tỷ đồng lên hơn 8.767 tỷ đồng vào giữa tháng 3/2020, sau khi cổ đông Ngân hàng thông qua phương án chào bán riêng lẻ gần 86,9 triệu cổ phiếu, tương đương 11% vốn, cho Ngân hàng Aozora của Nhật Bản.
Năm nay, OCB đặt mục tiêu hoàn thành việc tăng vốn điều lệ thông qua phát hành riêng lẻ cho đối tác này. Theo công bố mới nhất của OCB, tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại OCB hiện là 4,98%, thuộc về một quỹ của Vina Capital.
Tại SCB, ĐHCĐ thường niên 2020 diễn ra ngày 29/5 đã thông qua các kế hoạch hoạt động của năm nay.
Video đang HOT
Trong kế hoạch đẩy mạnh tái cơ cấu ở giai đoạn 2, SCB sẽ thực hiện việc tăng thêm 5.000 tỷ đồng vốn điều lệ bằng việc phát hành thêm cổ phiếu cho cổ đông trong, ngoài nước để nâng tổng vốn điều lệ lên 20.231 tỷ đồng.
Lo ngại nợ xấu tăng
Tác động của đại dịch Covid-19, cũng như thực hiện theo Chỉ thị số 02/CT-NHNN của NHNN trong việc “kịp thời điều chỉnh kế hoạch kinh doanh, kế hoạch tài chính phù hợp với tình hình thực tế trước khi tổ chức ĐHCĐ”, năm 2020, Eximbank đặt mục tiêu cắt giảm mạnh chi phí hoạt động 326 tỷ đồng (giảm hơn 11% so với kế hoạch ban đầu năm 2020), huy động vốn đạt 147.800 tỷ đồng (giảm 8%) và dư nợ cấp tín dụng đạt 122.275 tỷ đồng (giảm 4%).
Theo kế hoạch điều chỉnh, chi phí dự phòng đã trích chủ động tăng 414 tỷ đồng so với kế hoạch 2020.
Với các nội dung điều chỉnh như trên, kế hoạch lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh cốt lõi giảm 10,3%, kế hoạch xử lý các tài sản thế chấp của khách hàng có nợ xấu, trái phiếu VAMC theo kế hoạch đầu năm buộc phải giãn tiến độ sang năm tiếp theo, khiến tổng kế hoạch lợi nhuận Eximbank trước thuế là 1.318 tỷ đồng, giảm 40% so với kế hoạch đầu năm 2020.
Kết thúc quý I/2020, nợ nhóm 3, 4, 5 tăng đã tăng nhiều ngân hàng, đẩy tỷ lệ nợ xấu cao hơn so với đầu năm.
Đơn cử, tại TPBank, nợ xấu tính đến cuối tháng 3 là 1.884 tỷ đồng, tăng 53% so với đầu năm; trong khi đó, dư nợ cho vay tăng 5% lên 100.509 tỷ đồng. Theo đó, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay tăng từ 1,29% lên 1,87%.
Hay tại Saigonbank, nợ xấu nội bảng đã tăng tới 95% trong 3 tháng đầu năm, lên mức 377 tỷ đồng, trong đó chủ yếu do nợ dưới tiêu chuẩn tăng mạnh. Theo đó, tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ cho vay tăng mạnh từ 1,96% lên 2,65%.
Với Sacombank, nợ xấu nội bảng tính đến cuối tháng 3 ở mức 6.046 tỷ đồng, tăng hơn 300 tỷ đồng so với đầu năm. Tỷ lệ nợ xấu nội bảng trên tổng dư nợ cho vay tăng từ 1,94% lên 1,97%.
Thực tế, hoạt động xử lý nợ xấu của Sacombank có dấu hiệu chậm lại trong những tháng đầu năm nay so với cùng kỳ năm trước, khi lãi từ hoạt động khác giảm tới 76,6%, chỉ đạt 71 tỷ đồng, nợ xấu tại VAMC cũng chưa có sự chuyển biến rõ rệt…
Dư nợ khách hàng dự kiến bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 khoảng 2 triệu tỷ đồng, chiếm khoảng 23% dư nợ toàn hệ thống.
Các ngân hàng lo ngại nợ xấu sẽ tăng mạnh trong 2 quý cuối năm do độ trễ của dịch Covid-19 tác động lên hoạt động của ngành.
Ảnh hưởng của dịch bệnh cũng khiến khách hàng gặp khó khăn trong việc trả nợ ngân hàng đúng hạn, dư nợ dự kiến bị ảnh hưởng khoảng 2 triệu tỷ đồng, chiếm khoảng 23% dư nợ toàn hệ thống.
Theo tính toán của NHNN, trường hợp dịch bệnh được kiểm soát trong quý I, tỷ lệ nợ xấu nội bảng, nợ đã bán cho VAMC và nợ đã phân loại sẽ ở mức 2,9-3,2% vào cuối quý II và 2,6-3% vào cuối năm.
Trường hợp dịch được kiểm soát trong quý II, tỷ lệ này sẽ tăng lên 4% và 3,7% tương ứng vào cuối quý II và cuối năm. Thậm chí, NHNN cho rằng, nợ xấu còn có thể cao hơn, ảnh hưởng đến tiến độ tái cơ cấu, xử lý nợ xấu của các ngân hàng, cũng như khả năng phục hồi của các nhà băng yếu kém.
Anh: Các điểm nóng du lịch 'bận rộn' sau khi nới lỏng phong tỏa toàn quốc
Chính quyền một số hạt tại Anh đã kêu gọi mọi người nên tiếp tục hạn chế ra ngoài khi không cần thiết.
Trong bối cảnh một số lượng lớn du khách đã đổ xô đến các địa điểm du lịch nổi tiếng tại đảo quốc sương mù trong cuối tuần đầu tiên kể từ khi chính phủ nước này nới lỏng các biện pháp giãn cách xã hội.
Tình trạng tắc đường đã xảy ra trên đường đến các địa điểm du lịch tại Anh.
Một số địa điểm du lịch sinh thái nổi tiếng của nước Anh, trong đó có Vườn quốc gia Peak District thuộc hạt Derbyshire hay tại công viên lớn nhất của thành phố Birmingham đã ghi nhận tình trạng các bãi đỗ xe luôn kín chỗ và rất nhiều gia đình trẻ, các cặp đôi, một số người đi dạo cùng thú cưng,...đã đến những địa điểm này để tận hưởng không khí trong lành.
Trong ngày hôm qua (16/5), hội đồng hạt Derbyshire đã phải viết trên trang Twitter kêu gọi sự chung tay của các du khách trong việc bảo vệ môi trường và sức khỏe của cộng đồng sau khi xảy ra sự việc một số người "giải quyết nỗi buồn" ngay trên đường đến các danh lam thắng cảnh tại địa phương.
Vườn quốc gia Peak District (Anh). Ảnh: Alamy
Bên cạnh hạt Derbyshire, hội đồng hạt Hoàng gia Greenwich cũng đã đề nghị các du khách không nên đến dã ngoại tại các công viên và vườn hoa thuộc hạt này nhằm đảm bảo an toàn dịch tễ cho các cư dân sinh sống tại địa phương.
Được biết thời tiết đẹp trong cuối tuần này tại Anh và việc chính phủ nước này đã dỡ bỏ việc giới hạn số lần ra ngoài tập thể dục hoặc tắm nắng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng người và xe phủ kín các địa điểm du lịch nổi tiếng, mặc dù người dân đã được khuyến cáo hãy "suy nghĩ thật kỹ" trước khi đến thăm các công viên quốc gia và bãi biển ở đảo quốc sương mù.
Trong khi đó, sự không đồng nhất trong việc nới lỏng lệnh phong tỏa toàn quốc của các quốc gia trong Vương quốc Anh đã dẫn đến những sự hỗn loạn nhất định, điển hình là tại xứ Wales.
Việc các lực lượng an ninh trên khắp xứ Wales được lệnh tiếp tục tuần tra tại các bãi biển và địa điểm công cộng đã khiến cho các du khách từ Anh đến vùng lãnh thổ này để dã ngoại đều được yêu cầu quay xe về, trong khi đó người dân Wales lại đổ xô đến các danh lam thắng cảnh tại quốc gia láng giềng khi Anh đã nới lỏng giãn cách xã hội kể từ đầu tuần này.
Một số du khách được lực lượng an ninh yêu cầu rời khỏi bãi biển ở thành phố Brighton (Anh).
Trước việc một bộ phận người dân đang "cố tình" phớt lờ khuyến cáo của các cơ quan chức năng, các cảnh sát giao thông và khu vực tại Vương quốc Anh sẽ phạt những cá nhân từ chối tuân theo các yêu cầu của lực lượng an ninh 60 Bảng (khoảng 1,8 triệu đồng) cho lần vi phạm đầu tiên và gấp đôi nếu như tiếp tục tái phạm.
Từ lễ hội carnival tới những ngôi mộ tập thể - Brazil thành "điểm nóng" mới nhất của dịch Covid-19 Với số ca tử vong lớn thứ 6 thế giới, Brazil đang nổi lên như một điểm nóng về dịch Covid-19. Nhưng trong lúc nhiều người lo ngại rằng nước này sẽ có hàng nghìn người chết vì virus corona mới, Tổng thống Brazil Jair Bolosnaro chưa bao giờ ra lệnh phong tỏa toàn quốc. Những hình ảnh dưới đây phản ánh 'vết...