Những điểm đen trên đường chinh phục Fansipan
Ngọn Fansipan cao nhất dãy Hoàng Liên Sơn nên đây là điểm đến hấp dẫn với những người yêu thích môn leo núi. Hãy ghi nhớ những điểm nguy hiểm dưới đây để có một chặng đường chinh phục nóc nhà Đông Dương một cách an toàn.
Leo Fansipan hiện trở thành một trong những tour chính của Sapa. Để đảm bảo an toàn cho du khách và bảo vệ rừng khỏi nguy cơ ô nhiễm hay cháy, đường leo Fansipan xuất phát từ ba điểm gồm Trạm Tôn, Sín Chải và Cát Cát, đều phải đi qua là điểm dừng chân ở độ cao 2.200 m, 2.800 m và đỉnh núi.
Tại điểm cao 2.200 m và 2.800 m có các lán trại dựng sẵn, bếp để nấu ăn và một cửa hàng nhỏ bán các nhu yếu phẩm. Tùy vào lịch trình, các công ty tổ chức tour sẽ sắp xếp các điểm nghỉ chân hoặc nghỉ đêm tại hai điểm nói trên, hoặc có thể ngủ giữa rừng đối với những cung đường dài ngày.
Địa hình dốc xuống với những vách đá trơn nhẵn đầy nguy hiểm và thử thách. Ảnh: nguoidulich.info.
Điểm nguy hiểm từ Sín Chải và Trạm Tôn
Video đang HOT
Từ điểm cao 2.700 m theo đường Sín Chải, bạn phải leo bằng dây thừng để lên cao hơn. Dù chỉ là một đoạn ngắn nhưng khá nguy hiểm. Đây là đoạn đường đòi hỏi nhiều sức khỏe và kinh nghiệm leo núi. Từ điểm trại 2.800 m lên đến đỉnh núi thực sự là một cung đường khó khăn, nhiều nguy hiểm, nên hết sức thận trọng và chú ý khi di chuyển qua đoạn đường này.
Theo nguoidulich.info,đoạn từ điểm cao 2.800 m đến 2.900 m chủ yếu di chuyển qua khu rừng trúc, địa hình dốc lên liên tục, nhiều đoạn phải dùng tới thang sắt để vượt qua. Từ điểm này lên 3.000 m sẽ phải đi qua rừng trúc lùn bằng đường mòn có tay vịn, vượt qua các vách đá dựng đứng và khoảng hơn 100 m cuối cùng đường lầy lội để có thể chạm tay vào cột mốc huyền thoại trên đỉnh Fansipan.
Khi di chuyển qua các đoạn đường khó này, người leo núi phải hết sức tập trung vì đường đi gây mất sức và địa hình nguy hiểm gây xáo trộn tâm lí. Đặc biệt, khi di chuyển ở đoạn đường từ điểm cao 2.600 m lên 3.000 m vào mùa gió to, có mưa lại càng phải cẩn thận hơn nữa để đảm bảo an toàn cho bản thân.
Điểm nguy hiểm từ Cát Cát
Thang sắt để vượt qua những vách núi dựng đứng. Ảnh: nguoidulich.info.
Đường từ phía Cát Cát đi vòng xa hơn và địa hình có nhiều thay đổi hơn cả. Từ đây, bạn phải đi men theo những ngọn núi thấp, xuyên qua những cánh rừng và đi ngược thác để vượt núi.
Từ ngày thứ hai của cuộc hành trình, điểm cao 1.800 m dốc ngược theo một dòng thác dựng đứng với những khối đá tảng trơn trượt. Bạn phải bám vào những phiến đá này để leo lên điểm cao 2.000 m. Con đường này di chuyển qua rất nhiều con suối rừng sẽ trở thành những dòng sông hung bạo vào mùa mưa. Từ điểm cao 2.000 m, người leo núi di chuyển bằng cách bám vào những rễ cây cổ thụ rất dễ trơn trượt. Vùng rừng này ẩm thấp, nhiều thảm lá mục dày lẫn với bùn nhão lún bước chân.
Một cách vượt thác an toàn và di chuyển từ đá tảng này sang đá tảng khác là nắm chắc những thân trúc và trượt theo thân cây xuống dần. Trong trường hợp không an tâm với độ bám của chân mình, hãy dùng cả mông và lưng để trườn xuống. Các nhóm khi leo cần hỗ trợ nhau để cùng nhau vượt qua những điểm khó nhất.
Ngoài những đoạn nguy hiểm có thể nhìn thấy, còn rất nhiều nguy hiểm rình rập khác nếu bạn không cẩn thận. Hãy chọn cho mình một lịch trình phù hợp nhất, những người bạn đồng hành tin cậy, đầy đủ đồ phục vụ cho chuyến đi tốt nhất để có một hành trình an toàn.
Đường qua rừng trúc lùn với các lối mòn có tay vịn. Ảnh: nguoidulich.info.
Theo VNE
Chợ Họa Mi trên đường biên giới
Xín Mần, cái tên dường như không mấy hấp dẫn đối với "những tín đồ xê dịch" bởi những kỷ niệm không mấy đẹp về một cung đường khổ ải. Bất cứ ai từng đi trên con đường nối từ thị trấn Bắc Hà, Lào Cai đi thị trấn Cốc Pài, xã Xín Mần, Hà Giang đều không thể nào quên những khó khăn, cực nhọc bởi chặng đường chỉ 45km nhưng toàn đá hộc, bùn đất và những cú trượt ngã nhớ đời.
Cũng bởi vậy nên khi đến được thị trấn Cốc Pài, ai nấy đều muốn thoát khỏi những gì đã trải qua và coi Cốc Pài là điểm đến cuối cùng của huyện Xín Mần, Hà Giang. Thực chất, xã xa nhất nằm ở góc tây bắc của tỉnh Hà Gang lại chính là xã Xín Mần, huyện Xín Mần. Có điều chặng đường từ thị trấn Cốc Pài đi xã Xín Mần dài 35km lại là cung đường gian khổ với đá hộc ngáng đường, những khúc cua tay áo đầy nguy hiểm. Bởi vậy, xã Xín Mần, huyện Xín Mần vẫn còn là điểm đến ít được nhắc tới trên những cung đường của dân phượt.
Nếu ai từng một lần đến xã Xín Mần, từng đi thăm cửa khẩu Xín Mần và tham dự một buổi chợ phiên sáng ngày thứ 7 mỗi tuần, sẽ không thể nào quên những đặc sắc của một phiên chợ riêng, phiên chợ chỉ dành cho một loại hàng hóa đặc biệt và thú vị, chợ chim Họa Mi bên Mốc giới.
Nằm ngay trên đường biên giới Việt - Trung, đoạn qua cửa khẩu Xín Mần, đầu chợ và cuối chợ chính là khoảng giữa của hai cột mốc quốc gia 219 và 219-1. Chợ chim Họa Mi là nơi mua bán, trao đổi của những cư dân ở cả hai bên đường biên giới. Một điều đặc biệt là chợ chỉ bán duy nhất một loài chim Họa Mi, không còn bất cứ gì khác được mua bán, trao đổi ở đây. Tuy nhiên, cứ mỗi sáng thứ 7 hàng tuần, phiên chợ Họa Mi trên đường biên giới lại tấp nập kẻ mua, người bán từ khắp các thôn bản quanh vùng về họp chợ.
Đến chợ, có người chủ đích để mua, nhưng có người đơn giản chỉ là nghe chim hót, xem chọi chim. Mỗi chú chim "mộc" có giá từ 300-500 nghìn đồng. Tuy nhiên, một chú chim đã qua huấn luyện có thể hót hay, chọi giỏi cũng có khi lên đến 5 triệu đồng.
Theo ANTD
Nam sinh mất tích 12 ngày khi leo Fansipan Sau khi chinh phục "Nóc nhà Đông Dương", Ánh xuống trạm nghỉ một mình và mất tích từ ngày 12/7. Gia đình và các lực lượng chức năng ở Sapa, Lào Cai... bủa đi tìm kiếm nhưng vẫn chưa thấy tung tích nạn nhân. Phạm Ngọc Ánh bị mất tích ở Fansipan 12 ngày. Ảnh gia đình cung cấp. Ngày 12/7, Phạm Ngọc...