Những điểm đến đẹp như tranh vẽ của thành phố Bảo Lộc
Nhờ lợi thế về khí hậu ôn hòa, thiên nhiên đa dạng cũng như chứa nhiều trầm tích văn hóa, Tp. Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng trở thành điểm đến của nhiều người.
Bảo Lộc là một thành phố trẻ, đang ngày một phát triển, nhưng không vì thế mà đánh mất đi vẻ hoang sơ và yên bình vốn có. Tp.Bảo Lộc sở hữu nhiều thác, hồ, suối đẹp không thua kém gì Tp.Đà Lạt.
Có thể kể đến một vài cái tên như: Thác ĐamB’ri, thác Bảy tầng, hồ Nam Phương, suối Đá Bàn… Với diện tích 23.256 ha, nằm trên tuyến đường huyết mạch nối Tp.HCM đi Tp.Đà Lạt, Tp.Bảo Lộc là lựa chọn thú vị cho những ai muốn trải nghiệm cảnh đẹp núi rừng Tây Nguyên hay khám phá những vẻ đẹp hoang sơ, nguyên bản.
1.Thác ĐamB’ri
Thác ĐamB’ri cách trung tâm thành phố Bảo Lộc 18km với hai bên đường quanh co những đồi chè, cà phê xanh ngút ngàn. Được mệnh danh là thác cao nhất Lâm Đồng. Khi đến đây, du khách sẽ ngỡ ngàng trước vẻ đẹp của thác tung bọt trắng xóa như dải lụa khổng lồ.
Chưa đến ĐamBri xem như chưa từng đến Bảo Lộc. Với độ cao 60m, đây được xem là một trong những thác nước hùng vĩ bậc nhất của vùng Tây Nguyên. ĐamBri có nghĩa là “đợi chờ” theo truyền thuyết của người Châu Mạ. Nhìn từ trên cao xuống, dòng thác đổ ào ạt, tung bọt trắng xóa hoang sơ và hùng vĩ, bắn lên không trung tạo nên những màn sương mỏng. Vào những ngày nắng đẹp, nếu may mắn, bạn có thể bắt gặp cầu vồng được tạo ra ngay dưới chân mình.
ĐamB’ri là một quần thể gồm, hồ, thác và rừng nguyên sinh rộng hàng nghìn hecta, hàng trăm loài thực vật đặc thù của vùng nhiệt đới với những cây cổ thụ có tuổi thọ hàng trăm năm, to đến 3 – 4 người ôm không xuể. Khí hậu mát mẻ tạo nên điểm đến ấn tượng trong lòng du khách.
Phong cảnh non nước hữu tình, đặc biệt hơn là vẻ đẹp hùng vỹ của thác nước ĐamB’ri, vừa cuốn hút dân du lịch mạo hiểm vừa hấp dẫn bằng câu chuyện tình buồn của người KHo.
Truyền thuyết để lại rằng…từ rất xa xưa, trong vùng rừng núi nơi đây có hai bộ tộc cùng sinh sống, nhưng quan hệ giữa hai bộ tộc thường xảy ra những cuộc xung đột, tranh chấp. Hai bộ tộc lại có một đôi trai tài gái sắc yêu nhau tha thiết, chàng trai tên là K’Đam, nàng là B’Ri. Song họ không thể chung sống với nhau vì luật lệ bộ tộc khắc nghiệt. Vào một ngày kia, vì buồn bã cho số phận, không lấy được người mình yêu, chàng K’Đam đã lặng lẽ rời bỏ buôn làng đi sâu vô rừng. Nghe được tin, nàng B’Ri vội vã đi tìm chàng K’Đam. Vượt bao cánh rừng và suối, qua bao con trăng tròn và những mùa rẫy, nàng cứ đi tìm hoài, tìm mãi nhưng không thấy người yêu. Trong mỗi thất vọng, nàng trở về ngồi ở khu rừng gần buôn làng, than khóc, đợi chờ. Nàng khóc mãi, chờ mãi, nhưng không thấy người yêu quay lại. Lâu ngày, nước mắt của cô gái đọng lại và chảy thành dòng thác lớn. Người K’Ho đặt tên thác là ĐamB’ri – nghĩa là “đợi chờ”.
Đa số những ai khi đến nơi này đều sẽ lựa chọn đi bộ để ngắm nhìn toàn cảnh ĐamBri và khám phá khu rừng nguyên sinh của rừng núi đại ngàn Tây Nguyên với loài quý hiếm như sao, kền kền, dồi, các loài chim,…tới những cây cổ thụ cao to gần bằng 3 vòng tay người ôm.
Đến với thác ĐamB’ri, du khách sẽ thực sự lạc vào mê cung của thiên nhiên với cảnh quang vô cùng mỹ miều.
Video đang HOT
Đó là một bức tranh hữu tình mà vị khách nào cũng muốn chiêm ngưỡng. Vào mùa khô, thác nước như một tấm dãi lụa chảy rất êm đềm nhưng khi mùa mưa về, nước từ trên chảy xuống vô cùng dữ dội.
Các bậc thang không dẫn khách trực tiếp xuống thác mà rẽ du khách theo con đường giữa lưng chừng núi, tạo điều kiện cho khách được thỏa thích chiêm ngưỡng cảnh thác nước và hồ từ trên cao cũng như dẫn khách vào động Phật Bà. Từ điểm này phóng tầm mắt nhìn ra, du khách có thể bao quát được cảnh thác nước chảy cuồn cuộn, bọt tung trắng xóa cả một khoảng mây trời. Đến với ngọn thác cao hơn 60m này, du khách còn được trải nghiệm khám phá ống trượt nước dài nhất Việt Nam với độ dài tổng cộng là 1650m.
Và khi màn đêm buông xuống, du khách có thể đặt nhà nghỉ qua đêm và thưởng thức một đêm lửa trại vô cùng rực rỡ và sôi động. Ngoài ra, du khách khi đến đây còn có thể được hòa nhập vào cuộc sống và văn hóa sinh hoạt của dân tộc Châu Mạ.
Ngoài sự bất ngờ về cảnh sắc nơi đây với bọt tung trắng xóa, ĐamB’ri còn khoác trên mình cả một thảm thực vật khá đa dạng và phong phú. Những khu rừng nguyên sinh với hàng trăm loài gỗ quý như sao, bạch đàn, hương,… cùng các loài hoa đủ màu sắc thay phiên nhau bung nở quanh năm.
Đến với xứ sở của đại ngàn xanh của rừng nguyên sinh Bảo Lộc, vào dịp tháng 10 này, tận hưởng nhịp sống bình yên không ồn ã, cùng nhau chinh phục ngọn thác hùng vĩ ĐamB’ri trong huyền thoại, du khách sẽ lưu giữ được cho riêng mình những trải nghiệm thú vị khó thể nào quên.
2.Tu viện Bát Nhã
Là chốn du lịch tâm linh, tu viện Bát Nhã mang không khí yên bình trầm mặc, với những gian thờ ẩn mình giữa rừng thông xanh mát. Đến đây, du khách có thể tham quan, lễ Phật, và nghỉ lại qua đêm trong những gian nhà khách sạch sẽ. Nước sử dụng trong tu viện được lấy từ những con suối trong rừng, quanh năm luôn dồi dào và mát lạnh.
Tu viện được xây dựng từ năm 1998, do Thương Tọa Thích Đức Nghi khai sơn. Công trình có nét kiến trúc mang màu sắc Á Đông với mái ngói 2 tầng cong vút cổ kính trong khuôn viên rộng 35 hecta. Đây là nơi các vị Tăng Ni tu tập theo môn phái Tịnh độ của Thiền Sư Thích Nhất Hạnh. Tất cả những sinh hoạt hằng ngày như đi đứng, nằm ngồi, ăn mặc… đều được tập trung cao độ gọi là “chánh niệm”. Quan niệm để hiểu được những điều như thế trong mỗi hành động của con người sẽ giúp ta biết sống san sẻ, yêu thương nhau, trân trọng những tạo vật của đất trời và giá trị cuộc sống của con người.
Men theo con đường mòn nhỏ ven suối, du khách sẽ tìm thấy một thác nước nhỏ, nằm ẩn sau những cây lớn. Các sư thầy vẫn thường chọn những tảng đá lớn dưới chân thác làm nơi ngồi thiền hàng giờ liền.
3.Chùa Linh Quy Pháp Ấn
Linh Quy Pháp Ấn được ví như một viên ngọc quý của tỉnh Lâm Đồng, khi chốn tôn nghiêm này vừa yên bình thanh tịnh, vừa sở hữu không gian đẹp mê hoặc lòng người.
Chùa Linh Quy Pháp Ấn được mệnh danh là tiên cảnh nơi trần gian, phảng phất những nét kỳ bí hòa quyện cùng với thiên nhiên hùng vĩ. Đây chính là điểm đến không thể bỏ qua đối với quý Phật tử, du khách khi đặt chân đến Lâm Đồng.Nằm sâu trong núi rừng Tây Nguyên, chùa Linh Quy Pháp Ấn tọa lạc trên đỉnh đồi 45, thôn 4, xã Lộc Thành, huyện Bảo Lâm, Tp.Bảo Lộc, cách trung tâm Tp.Bảo Lộc chừng 20km. Đường vào chùa khá khó khăn và khó đi, vì vậy nếu quý Phật tử có ý định đến đây thì nên có kế hoạch chuẩn bị, tìm hiểu về đường đi…Trụ trì chùa Linh Quy Pháp Ấn hiện nay là Đại đức Thích Minh Thành.
Được thiết kế với kiến trúc Nhật Bản độc đáo, đẹp uy nghi. Mọi chi tiết của chùa đều được thực hiện công phu với tâm huyết của đội ngũ kiến trúc sư tài hoa. Cách bố trí sắp xếp các khu vực, công trình tại chùa Linh Quy Pháp Ấn rất tinh tế.Kiến trúc chùa gồm có các phần chính sau: không gian chánh điện, giảng đường của am pháp ấn, quán chiếu đường, thư viện am pháp ấn, tam giải thoái môn cùng một số các tịnh thất. Các tịnh thất được đặt men theo các cung đường, sườn núi.
Bên trong chùa, nội thất được làm bằng chất liệu gỗ, kết cấu hình giá chiêng vững chãi, cột trụ cao lớn đều nhau. Nền chùa được lát đá phẳng mịn khi đi qua cảm giác mát mẻ, sạch sẽ, cũng dễ lau dọn. Đồ đạc trong chùa thì đơn giản không có nhiều đồ xa hoa hay trang trí cầu kỳ.Ở chính giữa gian chùa đặt bức tượng Đức Phật được tạc bằng đá trắng. Xung quanh bày một số đồ vật như lọ hoa thờ, mõ, chiêng đồng, ở trên che bức mành thưa.Ở đây còn có vườn sỏi được thiết kế dựa trên triết lý về sự tĩnh tại và thiền định, tượng Bồ Tát giữa hồ nước cùng nhiều khung cảnh khác. Mỗi góc có một nét đặc sắc riêng nhưng tất cả đều mang lại cho bạn sự thanh thản trong tâm hồn.Điểm đặc biệt nhất tại chùa Linh Quy Pháp Ấn là cổng Thần Đạo uy nghiêm được ví như “Cổng trời”. “Cổng trời” ở ngoài cùng sân cheo leo, phía dưới là vực sâu và không thể đi qua được, có người hiểu cổng trời tượng trưng cho ranh giới giữa trời và trần thế….Đứng ở cổng trời quý vị có thể quan sát, phóng tầm mắt ra xa để thấy bốn phía đều huyền diệu, mờ ảo, đẹp như tranh vẽ.
4. Núi Đại Bình
Với độ cao trên 1000m so với mực nước biển, đứng trên đỉnh núi, có thể ngắm nhìn toàn cảnh Tp.Bảo Lộc ngập trong sương – một trải nghiệm thú vị nhất định phải thử. Đặc biệt, đường lên đỉnh Đại Bình chủ yếu đi qua các đồi trà, cà phê, du khách có cơ hội khám phá vẻ đẹp bình dị chốn này. Đại Bình vẫn là điểm đến mới mẻ, hoang vu được nhiều dân phượt hay lui tới để săn mây. Hầu hết các cung đường trekking Đại Bình chỉ tầm 3 – 5km, không quá khó di chuyển và các điểm đi qua thường có tầm nhìn đến đồi chè, sông Đạ Bin và tất nhiên cả biển mây trời trắng như bông gòn cũng được thu trọn trong tầm mắt tưởng chừng như đưa tay ra là có thể bắt lấy được.
Là địa điểm các bạn trẻ thường chinh phục độ cao bằng xe gắn máy.
Trên đỉnh núi cũng là địa điểm thú vị cho các nhiếp ảnh gia “săn mây”.
Tp.Bảo Lộc vẫn giữ được nét nguyên sơ của thủ phủ chè suốt trăm năm qua. Không đô thị hóa, không ùn ùn du khách, không chặt chém, đặc biệt môi trường trong lành vẫn vẹn nguyên, với cảnh quan tươi đẹp, đa dạng và nhiều trầm tích văn hóa. Một vùng đất thơ mộng, thời tiết mát mẻ quanh năm, thích hợp cho những ai muốn tìm về cuộc sống cân bằng, hòa mình vào thiên nhiên.
Những điểm đến quyến rũ của Bảo Lộc không phải dân phượt nào cũng biết
Bảo Lộc đang ngày một phát triển, nhưng không vì thế mà đánh mất đi vẻ hoang sơ và yên bình vốn có.
Nhờ lợi thế về khí hậu ôn hòa, thiên nhiên đa dạng cũng như chứa nhiều trầm tích văn hóa, Bảo Lộc trở thành thiên đường nghỉ dưỡng và là nơi hợp lý để an cư trong xu hướng bất động sản "wellness".
Nhắc đến cảnh quan thiên nhiên, phải nói rằng, Bảo Lộc sở hữu nhiều thác, hồ, suối đẹp không thua kém gì Đà Lạt. Có thể kể đến một vài cái tên như: thác ĐamB'ri, thác Bảy tầng, hồ Nam Phương, suối Đá Bàn... Với diện tích 23.256 ha, nằm trên tuyến đường huyết mạch nối TP.HCM đi Đà Lạt, Bảo Lộc là lựa chọn thú vị cho những ai muốn trải nghiệm cảnh đẹp núi rừng Tây Nguyên hay khám phá những vẻ đẹp hoang sơ, nguyên bản. Không chỉ có Cổng Trời huyền ảo, Tuyệt tình cốc như tiên cảnh... Bảo Lộc còn có nhiều cảnh đẹp nên thơ.
Dưới đây là 5 điểm đến quyến rũ ở Bảo Lộc mà có lẽ, không phải dân phượt nào cũng biết.
1. Thác DamB'ri
Chưa đến Dambri xem như chưa từng đến Bảo Lộc. Với độ cao 60m, đây được xem là một trong những thác nước hùng vĩ bậc nhất của vùng Tây Nguyên. DamB'ri có nghĩa là "đợi chờ" theo truyền thuyết của người Châu Mạ. Nhìn từ trên cao xuống, dòng thác đổ ào ạt, tung bọt trắng xóa hoang sơ và hùng vĩ, bắn lên không trung tạo nên những màn sương mỏng. Vào những ngày nắng đẹp, nếu may mắn, bạn có thể bắt gặp cầu vồng được tạo ra ngay dưới chân mình.
Khu du lịch thác Dambri là một quần thể gồm khu vui chơi, hồ, thác và rừng nguyên sinh rộng hàng nghìn hecta, hàng trăm loài thực vật đặc thù của vùng nhiệt đới với những cây cổ thụ có tuổi thọ hàng trăm năm, to đến 3 - 4 người ôm không xuể. Khu du lịch này cách trung tâm thành phố Bảo Lộc khoảng 18 km về hướng Tây. Đường khá dễ đi, bạn có thể đi xe máy hoặc taxi đến thác. Ngoài ra, hãng trà Tâm Châu mỗi sáng và chiều đều cho xe đưa rước nhân viên ra vào khu du lịch thác Dambri, bạn có thể xin đi nhờ miễn phí.
2. Tu viện Bát Nhã
Là chốn du lịch tâm linh, Bát Nhã mang không khí yên bình trầm mặc, với những gian thờ ẩn mình giữa rừng thông xanh mát. Đến đây, du khách có thể tham quan, lễ Phật, và nghỉ lại qua đêm trong những gian nhà khách sạch sẽ. Nước sử dụng trong tu viện được lấy từ những con suối trong rừng, quanh năm luôn dồi dào và mát lạnh.
Tu viện được xây dựng từ năm 1998, do Thương Toạ Thích Đức Nghi khai sơn. Công trình có nét kiến trúc mang màu sắc Á Đông với mái ngói 2 tầng cong vút cổ kính trong khuôn viên rộng 35 hecta. Đây là nơi các vị Tăng Ni tu tập theo môn phái Tịnh độ của Thiền Sư Thích Nhất Hạnh. Tất cả những sinh hoạt hằng ngày như đi đứng, nằm ngồi, ăn mặc... đều được tập trung cao độ gọi là "chánh niệm". Quán niệm để hiểu được những điều như thế trong mỗi hành động của con người sẽ giúp ta biết sống san sẻ, yêu thương nhau, trân trọng những tạo vật của đất trời và giá trị cuộc sống của con người.
Men theo con đường mòn nhỏ ven suối, du khách sẽ tìm thấy một thác nước nhỏ, nằm ẩn sau những cây lớn. Các sư thầy vẫn thường chọn những tảng đá lớn dưới chân thác làm nơi ngồi thiền hàng giờ liền.
3. Vùng đất chocolate
Tọa lạc tại khu vực hồ Nam Phương II, vùng đất Chocolate nằm trên đường Lý Thường Kiệt nổi lên với màu nâu sữa ngọt ngào và nhanh chóng trở thành địa điểm ăn khách bậc nhất tại Bảo Lộc. Điều lạ lùng là nước dưới hồ nước vẫn đầy nhưng đất vẫn cứ nứt nẻ. Giữa những khe nứt của đất, nước cứ len lỏi chạy vào. Chỉ cần đứng lên từng mảnh nhỏ này đất bị nhão ra và lún xuống, để lại những dấu chân, dấu giày muôn kiểu.
Chính những vết nứt tạo thành từng lô đất nhỏ như những thanh chocolate ngọt lịm nên người ta lấy đó làm tên gọi cho vùng đất này. Đứng trên những "thanh socola" này, bạn có thể phóng tầm mắt ra xung quanh, thỏa sức nhìn ngắm thiên đường cây xanh và đồng cỏ trải dài.
4. Hồ tảo hồng
Là hồ nước nhân tạo nhỏ nằm bên cạnh đồi chè Tâm Châu với diện tích mặt nước chỉ khoảng vài ha nhưng lại là địa điểm hấp dẫn du khách. Tầm tháng 10, 11 loại tảo này mọc lên từ dưới lòng hồ, phảng phất màu hồng sen, bung nở thành những cánh hoa từng cụm lan khắp mặt hồ. Dưới làn nước trong vắt xanh ngọc bích lại phảng phất ánh hồng trải đều khắp hồ khiến nơi hồ chẳng khác nào xứ sở thần tiên trong những câu chuyện cổ tích.
5. Núi Đại Bình
Với độ cao trên 1000m so với mực nước biển, đứng trên đỉnh núi, có thể ngắm nhìn toàn cảnh Bảo Lộc ngập trong sương - một trải nghiệm thú vị nhất định phải thử. Đặc biệt, đường lên đỉnh Đại Bình chủ yếu đi qua các đồi trà, cà phê, du khách có cơ hội khám phá vẻ đẹp bình dị chốn này. Đại Bình vẫn là điểm đến mới mẻ, hoang vu được nhiều dân phượt hay lui tới để săn mây. Hầu hết các cung đường trekking Đại Bình chỉ tầm 3 - 5km, không quá khó di chuyển và các điểm đi qua thường có tầm nhìn đến đồi chè, sông Đạ Bin và tất nhiên cả biển mây trời trắng như bông gòn cũng được thu trọn trong tầm mắt tưởng chừng như đưa tay ra là có thể bắt lấy được.
Bảo Lộc vẫn giữ được nét nguyên sơ của thủ phù chè suốt trăm năm qua. Không đô thị hóa, không ùn ùn du khách, không chặt chém, đặc biệt môi trường trong lành vẫn vẹn nguyên, với cảnh quan tươi đẹp, đa dạng và nhiều trầm tích văn hóa. Một vùng đất thơ mộng, thời tiết mát mẻ quanh năm, thích hợp cho những ai muốn tìm về cuộc sống cân bằng, hòa mình vào thiên nhiên.
Đừng đi nhanh quá kẻo bỏ lỡ một B'lao mơ màng Lần đầu đến phố núi B'lao, xứ Bảo Lộc tôi đã phải thốt lên "Trời ơi, sao không đến đây sớm hơn?" Từ Sài Gòn lên Đà Lạt bây giờ đường sá rất tốt, nếu đi xe khách ban đêm chỉ mất 6 tiếng, ngủ một giấc dậy là tới nơi. Nếu không để tâm, bạn sẽ dễ dàng lướt qua B'lao như...