Những điểm đến đẹp mà độc, cẩn thận nguy hiểm tính mạng
Trên trái đất của chúng ta có nhiều địa danh đẹp tuyệt vời nhưng cũng chứa đựng không ít nguy hiểm. Mặc dù có thể nguy hại đến tính mạng, nhưng những khu vực đầy ấn tượng này vẫn là viên nam châm thu hút các nhà thám hiểm và nhưng du khách ưa mạo hiểm.
Bể bơi Champagne, Đảo Bắc, New Zealand
Hồ nước địa nhiệt này là một kỳ quan thiên nhiên vô cùng ngoạn mục, được hình thành từ 900 năm trước – Suối nước nóng sâu 62 m với nhiệt độ nước khoảng 73 C này dù là điểm đến rất đẹp để chiêm ngưỡng hoặc chụp ảnh, tuy nhiên, nó không hề phù hợp để du khách bơi lội.
Hồ Kivu
Một trong những hồ lớn của châu Phi, Kivu trải dài qua biên giới của Cộng hòa Dân chủ Congo và Rwanda. Hồ nổi tiếng với vụ nổ limnic, gây ra sự phun trào đột ngột của carbon dioxide và methane, dẫn đến việc giết chết vô số sinh vật trong và xung quanh hồ.
Núi Nyiragongo, Công viên quốc gia Virunga, Cộng hòa Dân chủ Congo
Video đang HOT
Đây là một ngọn núi lửa đang hoạt động nổi tiếng là nơi chứa hồ dung nham lớn nhất thế giới. Các sườn núi lửa này dốc và dung nham rất lỏng, do đó cho phép nó chảy với tốc độ cao khi phun trào. Tuy nhiên, hồ dung nham không liên tục hiện diện. Phải mất nhiều năm để hình thành và đến một ngày các bức tường của miệng núi lửa sẽ nứt và dung nham phun ra. Vụ phun trào cuối cùng diễn ra vào năm 2002. Cho đến hôm nay, hoạt động núi lửa đang được theo dõi cẩn thận, dung nham lại từ từ dâng lên và tạo thành một hồ nước.
Nhóm các hòn đảo có nguồn gốc núi lửa chứa đựng vẻ đẹp độc đáo, vì vậy không có gì lạ khi các nhà thám hiểm đến đó thường xuyên để chiêm ngưỡng cảnh quan ấn tượng. Loihi đang phun trào từ năm 1996. Mặc dù cảnh quan của một ngọn núi lửa đang phun trào rất ngoạn mục, nhưng nó cực kỳ nguy hiểm khi đứng quá gần. Tuy nhiên, hai nhiếp ảnh gia đã nắm lấy cơ hội và thực hiện những bức ảnh tuyệt vời. Đó là Nick Selway, 28 tuổi và CJ Kale, 35 tuổi, đã chụp được loạt phun trào dung nham giống như pháo hoa tự nhiên.
The Grand Prismatic Spring, Wyoming, Mỹ
Suối nước nóng lớn nhất nước Mỹ rộng 113 m được tìm thấy ở Công viên quốc gia Yellowstone. Nó có tên do màu sắc ánh kim rực rỡ, giống như màu sắc của cầu vồng: đỏ, cam, vàng, xanh lá cây và xanh dương. Hiệu quả là do vi khuẩn trong nước tạo thành. Màu sắc của vòng nhẫn này thay đổi mỗi mùa, ngoại trừ trung tâm, không có vi khuẩn do nhiệt độ khắc nghiệt 70 C.
Ol Doinyo Lengai, Vùng Arusha, Tanzania
Tên này có nghĩa là Núi Chúa Thần trong ngôn ngữ Massai. Nó được biết đến là một trong những ngọn núi lửa kỳ lạ nhất trên Trái đất: dung nham natrocarbonatite độc đáo của nó kết tinh trong không khí và sau đó đổ xuống sườn dốc núi với hàng ngàn viên sỏi. Đó là do các khoáng chất natri và kali cacbonat phản ứng với không khí và sau đó cứng lại nhanh chóng.
Hồ Natron, Tanzania
Là một hồ muối rất nông và rất nguy hiểm cho những ai mạo hiểm nhảy xuống hồ tắm hoặc lội. Nhiệt độ có thể đạt tới 60C và mức ph của nó là 10. Tuy nhiên, màu đỏ hiếm có của nó khiến hồ Natron trở thành một điểm đến rất độc đáo và đẹp. Màu sắc thay đổi từ cam sang đỏ, sang hồng và được tạo thành bởi vi khuẩn và các vi sinh vật khác.
Công viên quốc gia Tsingy de Bemaraha, Madagascar
Khu bảo tồn thiên nhiên nằm trên bờ biển phía tây Madagascar rất mê hoặc du khách ưa cảm giác mạnh với những phiến đá vôi lớn khác thường, được gọi là Tsingy, có nghĩa là nơi người ta không thể đi chân trần. Nó đôi khi được gọi là rừng đá. Khu bảo tồn được ghi danh là Di sản Thế giới của UNESCO, bởi hệ động vật và thực vật độc đáo: từ rừng ngập mặn, đến các loài chim hoang dã và vượn cáo – hòn đảo còn là môi trường sống của các loài hiếm nhất.
Núi lửa Kawah Ijen, Đông Java, Indonesia
Ijen là một miệng núi lửa rộng 20 km, nơi chứa nhiều núi lửa trong đó. Một trong số đó là núi lửa Kawah Ijen, chứa đầy lưu huỳnh. Khi nó cháy sẽ xuất hiện ngọn lửa màu xanh rất ma quái, đặc biệt là vào ban đêm.
Núi St. Helens, Washington, Hoa Kỳ
Vụ phun trào núi lửa từ năm 1980 là một trong những vụ tàn phá nặng nề nhất ở Mỹ. Chỉ cách Seattle 154 km, vụ phun trào đã giết chết nhiều người dân, phá hủy 298 km đường cao tốc và lấy đi một đỉnh núi hình nón, để lại một miệng núi lửa. Mặc dù có nhiều cảnh báo về việc núi lửa vẫn đang hoạt động, nhưng các chuyến tham quan bằng trực thăng và Đài quan sát Johnston Ridge vẫn thu hút nhiều du khách đến khu vực miền núi Washington này.
Theo dân việt
Lũ lụt tấn công miền Đông Indonesia
Ngày 8-3, theo Cơ quan ứng phó thảm họa Indonesia, 2 người thiệt mạng và 6 người mất tích trong các đợt mưa lớn kéo theo lũ lụt tại nhiều khu vực ở miền Đông nước này, khiến hàng trăm người phải di tản đến nơi an toàn.
Mưa lớn khiến nước sông Citarum trên đảo Java dâng tràn bờ, đồng thời gây lũ quét trên diện rộng. Trong khi đó, cư dân tại vùng ngoại ô TP Bandung, cách thủ đô Jakarta 180km về phía Đông, buộc phải di chuyển bằng thuyền gỗ và thuyền bơm hơi tới các địa điểm an toàn.
Lũ lụt thường xảy ra vào mùa mưa của Indonesia, kéo dài từ tháng 10 năm trước cho tới tháng 4 năm sau. Hồi tháng 1 vừa qua, ít nhất 70 người đã thiệt mạng khi lũ lụt và lở đất tấn công tỉnh Nam Sulawesi. Các trận lũ lụt gần đây đã ảnh hưởng tới hơn 30.000 người dân tại các khu vực thuộc các tỉnh Tây Java và Đông Java.
HOÀNG THANH
Theo SGGP
Từng nổi như cồn trên mạng xã hội, hóa ra 2 tấm ảnh này chỉ là FAKE Bạn rõ ràng không nên hoàn toàn tin tưởng vào những gì mình nhìn thấy trên internet. Không thể phủ nhận Internet là một nơi chứa đựng biết bao điều giả dối, tuy nhiên không phải ai cũng tinh ý nhận ra sự thật này mà vẫn tin sái cổ vào những gì mình nhìn thấy trên mạng xã hội. Dưới đây là...