Những địa điểm du lịch nhất định phải ghé thăm khi tới Điện Biên Phủ
Nếu có cơ hội đặt chân tới Điện Biên Phủ mà chưa biết nên đi đâu, hãy tham khảo những điểm đến gợi ý sau.
Trong lịch sử, Điện Biên Phủ nổi tiếng với chiến thắng lừng lẫy đánh bại thực dân Pháp. Ngày nay, Điện Biên Phủ là một điểm du lịch thu hút khách du lịch bởi cảnh đẹp hùng vĩ của vùng núi non Tây Bắc. Nếu có cơ hội ghé thăm Điện Biên Phủ, du khách đừng bỏ lỡ những điểm đến nổi tiếng sau.
Bảo tàng Chiến thắng Điện Biên Phủ
Bảo tàng Chiến thắng Điện Biên Phủ góc nhìn từ trên cao.
Để tôn vinh chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu của quân và dân ta, Bảo tàng Chiến thắng Điện Biên Phủ đã chính thức mở cửa vào ngày 5/5/2014. Bảo tàng tọa lạc trên quốc lộ 279, phố 3, phường Mường Thanh, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.
Lấy cảm hứng từ hình tượng chiếc mũ ngụy trang của anh bộ đội, bảo tàng có thiết kế dạng hình nón cụt với đường viền trang trí bao quanh là họa tiết quả trám. Bảo tàng gồm có 2 tầng: tầng hầm và tầng nổi. Khách tham quan có thể học tập, tương tác, vui chơi, giải trí ở tầng hầm và tham quan không gian panorama sống động ở tầng nổi. Với lối thiết kế theo trình tự thời gian, du khách sẽ có cảm giác như đang được sống trong chiến dịch Điện Biên Phủ năm xưa. Đây là một địa điểm có ý nghĩa vô cùng quan trọng về lịch sử và văn hóa của tỉnh Điện Biên nói riêng và cả nước nói chung.
Cột mốc A Pa Chải
Săn mây trên đỉnh A Pa Chải.
A Pa Chải từ góc nhìn trên cao cũng hùng vĩ và mênh mông.
Là điểm cực Tây của Tổ quốc, cột mốc A Pa Chải nằm trên đỉnh núi Khoang La San cao chót vót. Với những người thích khám phá và chinh phục những ngọn núi cao và rong ruổi săn mây, cột mốc A Pa Chải là địa điểm không thể bỏ lỡ. Cột mốc A Pa Chải là nơi phân chia ranh giới giữa 3 nước Việt Nam – Lào – Trung Quốc. Nó nằm ở độ cao 1.864m so với mực nước biển và thuộc địa phận xã xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, cách thành phố Điện Biên Phủ 250 km.
Từ điểm cực Tây của Tổ quốc, du khách sẽ được chiêm ngưỡng khung cảnh núi rừng hùng vĩ trùng trùng, điệp điệp, được hít thở bầu không khí trong lành mà với nơi phố thị, đó là điều hết sức xa xỉ. Thời điểm đẹp nhất để đến cột mốc A Pa Chải là vào mùa thu và mùa xuân vì lúc này thời tiết mát mẻ, những cánh đồng lúa cũng chuyển sáng từ vàng ươm sang xanh rì. Đặc biệt vào khoảng tháng 9 – 12 sẽ là thời điểm hoa dã quỳ nở rộ. Nhưng với hành trình săn mây, mùa đông sẽ khiến cho khung cảnh A Pa Chải huyền ảo và mộng mị hơn.
Trước kia, đường lên A Pa Chải rất khó khăn vì khách tham quan phải mất 4 – 5 tiếng băng rừng, lội suối, leo núi mới tới được nơi. Nhưng giờ đây, đường lên cột mốc đã được trải nhựa, đổ bê tông sạch đẹp và dễ đi hơn nhiều. Một điểm lưu ý khi muốn tới được cột mốc A Pa Chải, du khách phải mang đầy đủ các giấy tờ tùy thân để đăng ký tại đồn biên phòng 317.
Hồ Pá Khoang
Video đang HOT
Cảnh sắc xung quanh hồ Pá Khoang mộng mơ như trời Tây.
Không gian thanh bình của hồ Pá Khoang.
Với cảnh sắc nên thơ, hồ Pá Khoang đã được mệnh danh là hòn ngọc của núi rừng Tây Bắc. Hồ nước Pá Khoang thuộc địa phận xã Mường Phăng, cách trung tâm thành phố Điện Biên Phủ khoảng 20km. Mặc dù chỉ là một hồ nước nhân tạo nhằm mục đích chứa nước tươi tiêu cho cánh đồng Mường Thanh nhưng diện tích của hồ Pá Khoang cũng rộng tới 36 km2 và chứa được 50 triệu khối nước.
Bao quanh hồ nước trước kia là rừng trúc nên nó đã được đặt tên là Pá Khoang, vì trong tiếng dân tộc Thái, pá khoang nghĩa là rừng trúc. Phía xa xa là những dãy lượn sóng nối đuôi nhau, nhìn hồ Pá Khoang giống như một bức tranh phong cảnh thanh bình. Giữa lòng hồ có nhiều ốc đảo lớn, nhỏ mọc lên xen kẽ, tạo cho hồ nước nhân tạo này vẻ đẹp độc đáo.
Nhiệt độ ở hồ Pá Khoang quanh năm mát mẻ, chỉ ở khoảng 28 độ C nên nơi đây đã trở thành điểm du lịch sinh thái nổi tiếng. Du khách đến đây có thể dã ngoại bên ven hồ hay dạo thuyền ngắm cảnh.
Cao nguyên đá Tủa Chùa
Những phiến đá lởm chởm mọc kín khắp đường đi.
Nhà của người Mông vẫn xen kẽ giữa cao nguyên đá cằn cỗi.
Là nơi sinh sống của người Mông, cao nguyên đá cổ Tủa Chùa không chỉ gây ấn tượng bởi vẻ đẹp hoang sơ mà còn ở nét văn hóa độc đáo của đồng bào dân tộc nơi đây. Cao nguyên đá Tủa Chùa thuộc địa phận xã Tả Phìn, cách thị trấn Tủa Chùa khoảng 35km. Để đặt chân được đến đây, du khách sẽ phải băng qua cung đường chênh vênh men theo sườn núi.
Cảnh tượng đặc biệt nhất ở cao nguyên đá Tủa Chùa là những mỏm đá tai mèo mọc lên mọc lên như nấm dưới thung lũng chạy lên tới đỉnh đồi. Đan xen giữa sườn núi mênh mông sẽ là nhà của người dân tộc Mông sinh sống. Giữa vùng đất xe đá lởm chởm như thế này, tưởng chừng như sự sống sẽ không thể tồn tại. Thế nhưng, người Mông vẫn có thể thích nghi được với địa hình nơi đây. Họ sử dụng các hốc đá để trồng rau cỏ và cây ăn quả.
Bên cạnh cao nguyên đá cổ Tủa Chùa, du khách có thể ghé thăm rừng chè Shan Tuyết cổ thụ với những thân cây cao cả chục mét và tuổi đời đến hàng trăm năm. Đây là khu rừng cổ thụ rất cuốn hút với những du khách yêu thích không gian ma mị, huyền bí của đại ngàn.
Đèo Pha Đin
Những khúc rẽ ngoằn nghèo như dải lụa trên đèo Pha Đin.
Mùa xuân trên đèo Pha Đin.
Sở hữu cung đường uốn lượn quanh co, hiểm trở bậc nhất nên đèo Pha Đin thuộc một trong tứ đại đỉnh đèo của vùng Tây Bắc. Với những người ưa thám hiểm và khám phá thì đèo Phi Đin sẽ là một trong những điểm đến nhất định phải chinh phục. Đèo Pha Đin cách thành phố Điện Biên Phủ khoảng 100km và là nơi giáp rang giữa 2 tỉnh Điện Biên và Sơn La.
Đèo Pha Đin nằm ở độ cao 1.000m so với mực nước biển và có chiều dài tổng 32km. Pha Đin hay Phạ Đin trong tiếng Thái có nghĩa là trời đất. Để miêu tả về sự xa xôi của con đèo này cái tên Pha Đin đã ra đời, có nghĩa là nơi giao thoa giữa đất trời.
Thời tiết ở đây quanh năm mát mẻ và cả 4 mùa đều sở hữu vẻ đẹp riêng. Nhưng theo người dân địa phương, mùa xuân và hạ là đẹp nhất tại đèo Pha Đin. Mùa xuân là mùa khoe sắc của hoa rừng như hoa đào, hoa mận, hoa ban. Thường vào tháng 3, du khách sẽ ghé thăm đèo Pha Đin nhiều hơn để thưởng thức vẻ đẹp hoa ban rợp trời.
Hoa Mộc Miên rực đỏ bên ngôi chùa gần 600 tuổi ở Ninh Bình
Nằm tại thôn Đam Khê, xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình, chùa Bích Động không chỉ là một trong những điểm du lịch nổi tiếng của miền Bắc Việt Nam mà còn là thiên đường của hoa mộc miên.
Hoa gạo còn được biết đến với tên gọi hoa mộc miên, là loài hoa thường nở vào khoảng thời gian này, tô điểm cho cảnh sắc thiên nhiên một màu đỏ rực rỡ. Cây gạo cổ thụ, một biểu tượng của chùa Bích Động, đã đứng vững ngay bên lối vào cổng chùa mang lại vẻ đẹp cổ kính, lãng mạn cho không gian xanh mướt của núi non Ninh Bình.
Tháng 3 hàng năm, khi hoa gạo nở rộ, chùa Bích Động trở nên sôi động, lôi cuốn thêm du khách bởi vẻ đẹp của hoa mộc miên.
Cây gạo cổ thụ cả trăm năm trổ bông rực đỏ ngay bên lối vào cổng chùa Bích Động.
Cảnh sắc hữu tình của hoa mộc miên xen kẽ với vẻ đẹp trầm mặc của những tượng Phật cổ, tạo nên những bức tranh thiên nhiên đẹp ngỡ ngàng.
Bức tranh thiên nhiên là nguồn cảm hứng không thể bỏ qua cho các nhiếp ảnh gia.
Khách du lịch quốc tế ghi lại những hình ảnh của cây hoa gạo nở rộ.
Chùa Bích Động còn là một di sản văn hóa lịch sử của Việt Nam, với hơn 600 năm lịch sử.
Sự hiện diện của chùa Bích Động đã làm cho xã Ninh Hải trở nên nổi tiếng và được nhiều du khách quốc tế biết đến.
Nhiều du khách quốc tế đạp xe thưởng ngoạn khung cảnh thanh bình làng quê Việt.
Một cô bé nước ngoài thích thú chơi đùa với những bông hoa gạo.
Ngoài ở cổng chùa Bích Động dọc đường còn nhiều cây hoa gạo được trồng trước cổng làng.
Trên miền sơn cước Hoa Lư còn có nhiều cây gạo khác không kém phần cổ kính.
Tấm ảnh chụp Việt Nam đẹp ngang ngửa Thuỵ Sĩ khiến dân tình trầm trồ, thi nhau tìm địa chỉ Thì ra, đây cũng là địa điểm du lịch quen thuộc của nhiều người, đặc biệt là các bạn trẻ thích phượt. Mới đây, một tấm ảnh ghi lại khung cảnh núi non ở Việt Nam vô cùng hùng vĩ, choáng ngợp đã được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội và nhận được sự quan tâm của rất nhiều người. Không...