Những địa danh rùng rợn có thật trên màn ảnh
Nếu những màn hù doạ của phim kinh dị chưa đủ để ép phê khán giả thì sau khi công bố danh sách này hẳn nhiều người sẽ lạnh gáy bởi đôi khi đây không phải là một câu chuyện đùa.
Khách sạn Stanley, Colorado ( The Shining ) Bộ phim The Shining của đạo diễn Stephen King được quay ở đây. Khách sạn Stanley được biết tới là một trong những địa điểm ma quái nhất thế giới với những căn phòng ảo giác kì bí.
Những cư dân ma hay đi lại giữa các hành lang. Hàng năm vẫn có một lượng khách du lịch tới chiêm ngưỡng vẻ đẹp của khách sạn này, nếu đủ can đảm bạn có thể trải nghiệm một đêm tai đây để cảm nhận được những lời thì thầm của những bóng ma vất vưởng.
Ngôi nhà Amityville, đảo Long, New York ( Amityville Horror ) Ngôi nhà Amityville hay còn được gọi là 112 Ocean Avenue, một hạt thuộc thị trấn Babylon, Suffolk County, New York. Ngôi nhà này chỉ thực sự nổi tiếng sau vụ ám sát 6 người trong một gia đình vào một buổi tối kinh hoàng năm 1974. Ngôi nhà hiện vẫn rất thu hút bởi những sự kiện ma quái xung quanh nó.
Những vệt dấu chân tuyết tự nhiên xuất hiện, bức tường tiết ra chất nhờn hay một hồn ma cậu bé giận dữ nhìn chằm chằm vào ngôi nhà. Không ai giải thích được nhưng chỉ biết trên màn bạc ngôi nhà Amityville vẫn là địa điểm lý tưởng để làm phim, seri về nó bắt đầu từ 1979 và đã tạm kết thúc vào 2011. Và rất có thể trong tương lai ngôi nhà ma quái này sẽ lại một lần nữa xuất hiện trên màn ảnh.
Bậc thang ở Washington DC ( Exorcist ) Toạ lạc tại Georgetown những bậc thang này từng tạo nên danh tiếng cho buổi lễ trừ tà. Với những người dân Georgetown khi bắt đầu đi lên những bậc thang này họ luôn phải dè chừng hoặc thậm chí tránh sử dụng.
Khách du lịch thì được khuyến cáo không nên sử dụng nếu không những điều không hay ho xảy ra. Nhưng nếu có cơ hội ghé thăm Washington DC hãy qua đây biết đâu bạn có thể gặp được hồn ma của ai đó.
Video đang HOT
Trại No-Be-Bo-Sco, New Jersey, ( Friday the 13th) Những tưởng khu trại Crystal Lake là hư cấu nhưng ở ngoài đời thực nó được biết với cái tên No-Be-Bo-Sco.Đây là phim trường để thể hiện bộ phim kinh dị máu me Friday the 13th . Tuy nhiên những vụ sát hại là không có thật nếu không sẽ không có một khách du lịch nào dám bén mảng tới cả.
Ban quản lý của khu trại cũng chỉ mập mờ rằng tên sát nhân là từng có thật, nhưng trại No-Be-Bo-Sco thì vẫn an toàn. Lời khẳng định trên càng có cớ để thôi thúc những kẻ tò mò và ưa mạo hiểm tìm cách khám phá.
Trường trung học John Marshall, California, (A Nightmare on Elm Street) Những ngôi trường u ám hội tụ đủ những tiêu chuẩn câu khách luôn là những lựa chọn hàng đầu của các đạo diễn để làm bối cảnh cho các bộ phim kinh dị giật gân nhằm hù dọa người xem. Và A Nightmare on Elm Street cũng là một trong những bộ phim áp dụng công thức tương tự.
Trường trung học John Marshall, California được chọn làm bối cảnh cho bộ phim A Nightmare on Elm Street nhờ không gian u ám bao phủ toàn bộ ngôi trường cùng những lời đồn về kẻ hút máu và các sinh vật ăn đêm ghê tởm thường xuyên xuất hiện xung quanh ngôi trường này.
Trường Palisades Charter, California, ( Carrie) Ngôi trường xinh đẹp đáng yêu này được chọn để thể hiện bộ phim kinh dị Carrie nổi tiếng dựa trên cuốn tiểu thuyết của nhà văn Stephen King. Câu chuyện sự thật về trường Palisader Charter thậm chí còn rùng rợn hơn Carrie nhiều lần.
Vào những năm 1980, một sinh viên trẻ tuổi tên là Kari Lenander đã bị sát hại trong một đêm khi cô ra ngoài với bạn bè. Hội đồng thành phố Los Angeles đã trao thưởng rất cao cho ai cung cấp thông tin của hung thủ nhưng đến nay công lý vẫn chưa được thực thi còn hồn ma của Kari thì vẫn lảng vảng tại khuôn viên trường học.
Theo Zing
15 chiếc mặt nạ ghê rợn nhất trên màn ảnh
Nhiều chiếc mặt nạ ma quái là điểm nhấn khiến khán giả cảm thấy khiếp hãi khi thưởng thức các tác phẩm điện ảnh kinh dị lừng danh.
Mặt nạ hockey trong loạt phim Friday the 13th:Chiếc mặt nạ hockey bằng sắt là vật bất ly thân của gã sát nhân khát máu Jason Voorhees. Cứ mỗi lần hắn hồi sinh, chiếc mặt nạ lại biến dạng méo mó và trở nên đáng sợ hơn. Sau khi Jason Voorhees "gặt hái thành công" trên màn ảnh, kiểu mặt nạ mà gã sát nhân sử dụng không còn được các nhãn hàng thể thao sản xuất nữa.
Mặt nạ William Shatner trong Halloween (1978):Được lấy hình mẫu từ khuôn mặt của diễn viên lão làng William Shatner (người nổi tiếng với vai Thuyền trưởng Kirk trong loạt phim Star Trek cũ), chiếc mặt nạ này lại được gắn liền với hành trình đẫm máu của Michael Myers, gã sát nhân điên loạn hạ thủ cả gia đình của chính hắn.
Leatherface trong The Texas Chainsaw Massacre (1974): Đây là chiếc mặt nạ bằng da người, được một gã to xác cầm cưa đeo tạp dề mang trên mặt thay cho gương mặt thật. Gã sát thủ cầm cưa này cũng là một trong những hình tượng kinh dị nổi tiếng trong lịch sử điện ảnh.
Mặt nạ bóng ma trong The Phantom of the Opera: Chiếc mặt nạ trắng che phân nửa mặt, dù trông rất lãng mạn nhưng vốn lại gắn liền với hình ảnh gã bóng ma đáng sợ Erik trong câu chuyện The Phantom of the Opera. Để vun đắp cho tình yêu mù quáng của hắn dành cho cô ca sĩ Christine, hắn sẵn sàng giết bất cứ ai cản trở con đường tiến thân của cô.
Ghostface trong loạt Scream: Chiếc mặt nạ còn có tên là Father Death, lấy cảm hứng từ bức tranh nổi tiếng The Scream của Edvard Munch, và được mang bởi một tên sát nhân thích đánh đố nạn nhân bằng những câu hỏi liên quan đến phim ảnh. Sau khi Scream được phát hành, mặt nạ Ghostface lập tức có mặt trong các cửa hàng bán đồ Halloween trên toàn thế giới, trở thành một biểu tượng không thể thiếu trong mùa Halloween.
Scarecrow trong Batman Begins (2005): Scarecrow vốn là nhân dạng tội phạm của Jonathan Crane, một trong nhiều kẻ thù truyền kiếp của Batman. Mỗi lần ra tay, gã tiến sĩ đẹp trai lại đeo chiếc mặt nạ được làm bằng túi vải bố, có nhiều đường khâu xấu xí, chằng chịt, có khả năng phun ra một luồng khí độc gây sợ hãi tột độ cho nạn nhân.
Jigsaw trong Saw (2004): Tạo hình mặt lợn cùng mái tóc đen dài và dịch nhầy chảy ra từ mắt và mũi thực sự trở thành nỗi ám ảnh với những khán giả "yếu bóng vía" khi theo dõi Saw. Chiếc mặt nạ này tuy không được nhân vật phản diện sử dụng nhiều, nhưng lại trở thành biểu tượng riêng của hắn bởi nó quá ư ấn tượng.
Smiley trong Smiley (2012): Khuôn mặt cười luôn biểu hiện cho niềm vui. Nhưng với một mặt cười đến từ các vết sẹo, mũi khâu và trên hết là mặt nạ của một tên giết người biến thái như Smiley, nó sẽ trở thành một nỗi ám ảnh không thể nào quên đối với khán giả.
Vincent Smith trong Motel Hell (1980): Chiếc mặt nạ lợn của Jigsaw trong Saw vốn lấy cảm hứng từ mặt nạ của tên giết người Vincent Smith trong bộ phim kinh dị đáng sợ Motel Hell. Vincent sở hữu một nhà nghỉ nhỏ, với thú vui bệnh hoạn là xẻ thịt những người khách xấu số quá bộ tới nơi hắn trú ngụ.
Mặt nạ Alice trong Alice, Sweet Alice (1978): Chiếc mặt nạ từ phiên bản phim năm 1978 giống như hỗn hợp pha trộn giữa mặt nạ trong Phantom of the Opera và... đầu búp bê Barbie với lớp trang điểm kỳ dị. Vào ngày Halloween, mang chiếc mặt nạ này và trùm lên mình chiếc áo mưa màu vàng, bạn đã hóa trang thành công thành một nhân vật nữ gây ám ảnh nhất trong lịch sử phim kinh dị.
Hannibal Lecter trong The Silence of the Lambs (1991): Chuyên gia làm mặt nạ Ed Cubberly được giao nhiệm vụ làm ra chiếc mặt nạ đáng sợ cho giáo sư ăn thịt người Hannibal Lecter trong bộ phim kinh điển The Silence of the Lambs năm 1991. Tuy nhiên, trong phim thì chiếc mặt nạ này xuất phát từ sở cảnh sát, được làm ra nhằm ngăn chặn Hannibal cắn nát mặt người đối diện.
Sam trong Trick or Treat (2007): Bộ phim là tổng hợp của bốn câu chuyện kinh dị về lễ hội Halloween và cậu bé bí ẩn Sam là người kết nối chúng lại với nhau. Tuy không thực sự là nhân vật phản diện, nhưng người xem chắc chắn không thể phủ nhận rằng chiếc mặt nạ của Sam là lý do khiến họ muốn xem thử phim này.
Tomas trong The Orphanage (2007):Câu chuyện cảm động nhưng bất thường về một người mẹ mất đi con trai có yếu tố kinh dị tăng theo cấp số nhân trong bộ phim ma này, nhờ một đứa trẻ bị dị dạng đến mức nó luôn phải đeo chiếc mặt nạ bằng vải bao bố trên mặt.
Frank trong Donnie Darko (2001):Thỏ là một con vật đáng yêu, nhưng nó sẽ lập tức trở nên đáng sợ với một chiếc mặt nạ xương xẩu cùng nụ cười gian manh. Frank là một kẻ dẫn đường bí hiểm, đưa lối cho nhân vật chính Donnie Darko đến với như thế giới song song tăm tối và kỳ quặc trong bộ phim cùng tên.
Babyface trong The Hills Run Red (2009): Bị đánh giá thấp về mặt nội dung, điều duy nhất khiến khán giả nhớ đến bộ phim The Hills Run Red là chiếc mặt nạ của tên giết người. Sự kết hợp của một chiếc mặt nạ búp bê với dây thép gai khiến tên sát nhân này luôn có vẻ hoang dại và khát máu.
Theo Zing
Xem trước "Endless Love" - phim Valentine lãng mạn như mơ Cùng xem trước những cảnh quay đẹp như mơ trong các trích đoạn của "Endless Love - Tình yêu bất tận". Đúng ngày Valentine (14/2) năm nay, khán giả Việt sẽ được thưởng thức một tác phẩm lãng mạn, ngọt ngào về chủ đề tình yêu mang tên Tình yêu bất tận - Endless Love. Đây là bộ phim tâm lý, tình cảm...