Những địa chỉ ẩm thực không thể bỏ qua khi đến cố đô Huế
Du khách đến Huế không chỉ yêu mến những kiệt tác kiến trúc lăng tẩm cổ kính, vẻ đẹp yêu kiều của các cô gái Huế mà còn bị hấp dẫn bởi những tinh hoa ẩm thực dân tộc được lưu giữ tại đây.
Bún bò Huế, một trong những đặc sản không thể bỏ qua khi đến đất cố đô. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam )
Huế ủ ê buồn với những cơn mưa dầm dề, dai dẳng luôn là nỗi ám ảnh khó quên với những du khách lỡ đến cố đô vào những ngày mùa mưa như thế này. Chẳng còn nữa bầu trời thẫm xanh đổ nắng vàng như rót mật xuống những thành quách rêu phong, xuống những kiệt tác kiến trúc lăng tẩm cổ kính…
Dịp Tết nguyên đán, cũng đúng vào mùa mưa Huế, nếu không phù hợp để thăm thú các di sản, di tích lịch sử, các làng nghề truyền thống… đặc trưng, bạn có thể làm một vòng khám phá ẩm thực. Bởi cố đô xưa vốn là nơi hội tụ tinh hoa ẩm thực của dân tộc.
1/ Bún bò Huế: Huế là nơi sản sinh ra món ăn đặc sắc này nên có rất nhiều quán ăn ngon, được ưa chuộng nhất có thể kể đến những địa chỉ như: quán cô Quéo và quán cô Bê trên đường Bạch Đằng bán buổi sáng; quán ông Vọng trên đường Nguyễn Du bán buổi chiều; quán bà Mỹ trên đường Nguyễn Công Trứ; quán bà Hạnh cuối đường Nguyễn Thái Học; quán cuối ngõ 29 Hùng Vương chỉ bán từ 7-9 giờ sáng…
Theo những người dân bản địa, sẽ cần tới 5 ngày nếu bạn muốn thưởng thức hết các quán bún bò Huế ngon ở cố đô. Giá dao động từ 15.000-30.000 đồng/tô.
Quán bún bò ở cuối ngõ 29 Hùng Vương chỉ bán từ 7-9 giờ sáng. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam )
2/ Bánh bèo, bánh nậm, bánh lọc: Quán Tranh trên đường Chi Lăng; quán Me Mẹ trên đường Võ Thị Sáu; quán bà Đỏ trên đường Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Video đang HOT
Bánh bèo Huế. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam )
3/ Cơm hến, chè bắp: Nếu muốn ăn cơm hến và chè bắp ngon thì Cồn Hến ở thôn Vĩ Dạ là địa chỉ không nên bỏ qua với những món ăn đặc sản có giá không quá 10.000 đồng/suất. Gợi ý cho bạn là quán Hoa Đông với hơn 30 năm tuổi đời, luôn nườm nượp khách vào ra.
4/ Bún hến: Quán bún hến O Nhỏ trên đường Trương Định (từ 8.000-10.000 đồng/tô)
5/ Bánh mỳ: Bánh mỳ Như Loan cuối đường Lý Thường Kiệt (ngay chân cầu Trường Tiền), bán từ khoảng 19 giờ đến 21 giờ.
6/ Cơm chay: Quán Thiền Tâm trên đường Lê Ngô Cát, gần đồi Vọng Cảnh, trang trí đẹp, quán rộng, giá hơi đắt so với mặt bằng chung ở Huế nhưng chất lượng ổn.
Món chay quán Thiền Tâm. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam )
7/ Các quán cháo bò: Tập trung ở đường Hai Bà Trưng, Nguyễn Công Trứ, hay đoạn từ Nguyễn Văn Cừ đến Nguyễn Huệ.
Cháo bò Nguyễn Công Trứ. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam )
8/ Quán càphê, quán trà: Các quá càphê phong cách xưa cũ có thể kể đến như Vĩ Dạ xưa, trà Đình Vũ Nhi (trang trí đẹp, quán to rộng, xây dựng bằng nhà rường và trang trí vườn theo kiểu đặc trưng Huế).
Quán càphê phong cách mới: Quán càphê Hè đường Lê Ngô Cát, bài trí theo chủ đề chiến tranh, không gian nghệ thuật; Quán càphê Đất ở kiệt 64 Nguyễn Công Trứ có nhạc sống bài trí theo chủ đề vintage; Quán càphê The One trên đường Hùng Vương bài trí phong cách hiện đại, tầng hai có những ghế ngồi hình chiếc ly rất độc đáo và được các bạn trẻ ưa chuộng.
Quán trà đạo: trà Thất nằm trên đường Kim Long gần chùa Thiên Mụ, không gian zen (phong cách tối giản), yên tĩnh.
Quán càphê với những chiếc ghế hình ly độc đáo rất được giới trẻ Huế ưa chuộng. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam )
9/ Quán bar: Browneyes bar ở 56 Chu Văn An là bar duy nhất ở Huế mở cửa đến sáng, địa chỉ ưa chuộng của cả khách Tây và khách Việt, trang trí phong cách free style./.
Ngọt ngào bún thịt nướng
Đường Hồ Đắc Di nhà tôi không phải đường lớn nhưng là con đường ẩm thực, ít nhất là trong lòng tôi. Ở đây có làng đại học nên đồ ăn vừa nhiều, vừa ngon, lại vừa rẻ.
Khoảng hai, ba giờ chiều, những quán hàng lại thi nhau khoe sắc, khoe hương: Hàng bún thịt nướng, bún mắm nêm, bánh nậm, bánh lọc, bún hến, bánh canh Nam Phổ...
Tô bún thịt nướng nhiều sắc màu
Những lúc phân vân, tôi lại ghé vào hàng bún, gọi một tô bún thịt nướng no tròn. Hàng bún mở vào khoảng ba giờ chiều, lỡ ra trễ một chút thì chẳng còn gì. Thực khách ngồi xoay tròn quanh chiếc bàn nhỏ, ở giữa là o bán hàng với mấy chiếc mẹt "gia tài" nho nhỏ. Quán khá chật hẹp, chỗ để xe cũng khó khăn nhưng vì "tình yêu ẩm thực", người ta cứ chen chúc nhau mà thưởng thức.
Buổi chiều se se lạnh mà được nhâm nhi tô bún thịt nướng thì thú vị phải biết. Đó là món ăn vừa nồng ấm, vừa mát mẻ. Cái ấm áp của nồi than nướng thịt, cái mát lành của rau sống, đu đủ, cà rốt. Giá bún khá bình dân, chỉ mười ngàn một tô no nê. Vì có vị ngọt từ thịt nướng và đường từ nước lèo nên bún thịt nướng khá ngọt. Đó là cái ngọt của đồ ăn mặn, nó nhè nhẹ và tự nhiên, lỡ ăn nhiều một chút cũng không cảm thấy ngán.
Thú vị khi ăn bún thịt nướng là được ngắm người ta nướng từng thớ thịt nóng hôi hổi. Thịt nướng cháy hồng, nổ tanh tách vui tai, vui mắt. Từng thớ thịt hơi dai, sậm sựt như mở tiệc trong miệng. Tôi thích miếng thịt hơi cháy xém, được tẩm ướp gia vị khéo léo. Ướp thịt là cả một nghệ thuật! Người bán phải tẩm ướp từ sớm để miếng thịt thấm đều, thấm sâu gia vị, họ chọn miếng sả thật thơm để dậy lên mùi thơm của thịt. Thịt làm bún thịt nướng mỡ màng, khi chín chảy ra chút nước nom hấp dẫn. Mùi thơm từ nồi than hồng bốc lên thật quyến rũ.
Để có một tô bún thịt nướng ngon lành, ta phải chuẩn bị những mẹt bún thật thơm ngon. Sợi bún Huế thể hiện kín đáo bản chất trung dung, vừa phải của người miền Trung. Không như sợi bún miền Nam thô, dai chắc, trông phóng khoáng như đất rừng phương Nam, sợi bún Huế nhỏ nhắn, mềm mại mà thấm tháp, mát lành.
Với món bún khô, tôi nhận thấy vai trò đặc biệt của những chén nước mắm, nước lèo. Nước lèo bún thịt nướng là thứ "nước sốt" đặc biệt, nó có màu vàng nhạt, chất hơi sền sệt, thơm mùi đậu phộng và đường. Có nhiều nơi làm nước mắm ớt tỏi nhưng vì đã ăn quen nên tôi chỉ thích ăn bún thịt nướng với nước lèo đậu phộng. Những hạt đậu phộng beo béo, giòn giòn, tí tách, vui tươi trong miệng.
Một "phụ kiện" đặc trưng cho món bún thịt nướng là những "sợi"chua ngọt: cà rốt và đu đủ xắt lát mỏng ngâm trong hỗn hợp đường, nước và giấm gạo. Vị chua chua của đu đủ và cà rốt giúp trung hoà vị ngọt của thịt nướng và nước lèo. Nó còn giúp món bún trở nên hài hòa, thanh nhã hơn về mặt hình thức. Tô bún thịt nướng trông bắt mắt như một bức tranh đồng quê mùa hạ rực rỡ nhưng dịu mát: màu cam cháy của thịt nướng, màu xanh tươi mát của rau sống, màu cam nhạt của cà rốt, màu trắng trong của đu đủ non, lại điểm thêm chút màu đỏ của ớt. Quả là, món ăn ngon, trước hết phải là ngon mắt!
Tôi thích ăn bún thịt nướng với ớt xay cay cay. Vị cay nồng của ớt làm nổi bật vị ngọt ngào của thịt và vị chua thanh ngọt của đu đủ, cà rốt. Ớt khiến món ăn mạnh vị và hấp dẫn hơn nhưng cũng không nên tham mà cho quá nhiều, kẻo lại cay xé lưỡi, không nếm được vị ngon nguyên bản của bún.
Trong "tứ khoái" của con người, có lẽ ăn uống là cái thú thanh nhã mà sung sướng nhất. Còn gì hạnh phúc hơn khi được thưởng thức món ăn khoái khẩu ngay tại quê hương mình. Xa Huế, nhiều lúc tôi nhớ da diết hương vị quê nhà. Nếm một miếng, bao nhiêu ký ức tuổi thơ lại ùa về, ngọt ngào và thấm thía. Ẩm thực đâu chỉ là miếng ăn, nó còn lãng mạn và giàu chất thơ nữa!
Cơm hến là món thần thánh nhất quả đất của tôi! Với riêng mình, cơm hến là món ngon thần thánh nhất quả đất. Còn bún hến là một biến tấu khác từ món cơm hến của Huế - vừa dân dã vừa rất đài các. Đúng tinh thần của người Huế nhất. Lần nào ăn bún hến cũng phải 2 tô trở lên mới đã cơn thèm Lần nào ra Huế, từ sân...