Những di chứng hậu COVID-19 nguy hiểm các F0 cần biết
Nhiều trường hợp F0 hậu COVID-19 có những biến chứng nguy hiểm cần được theo dõi kỹ.
Sau thời gian dài vật lộn với COVID, hành trình phục hồi sức khoẻ mới bắt đầu
Sau một tuần lập Đơn vị Phục hồi chức năng sau COVID-19, Bệnh viện 1A (Bệnh viện Chỉnh hình và Phục hồi chức năng TP HCM) đã tiếp nhận khoảng 40 bệnh nhân nặng.
Giám đốc Bệnh viện 1A Đỗ Trọng Ánh cho biết, có những trường hợp suy kiệt khó qua khỏi nếu không điều trị phục hồi”. Hiện bệnh viện có quy mô 60 giường, dự kiến có thể mở rộng quy mô đến 100 giường.
Theo bác sĩ Ánh, mỗi ngày, bệnh viện đều nhận nhiều cuộc gọi hội chẩn để chuyển bệnh từ các bệnh viện điều trị COVID-19, sau khi bệnh viện thông báo tiếp nhận phục hồi chức năng bệnh nhân sau khi khỏi COVID-19.
“Có nhiều trường hợp chuyển đến khi vừa cai máy thở chưa lâu, bệnh nhân thở nhanh, chụp phim phổi phát hiện xẹp phổi phải dẫn lưu. Những trường hợp này nếu không xử lý kịp thời rất dễ tử vong”, BS Ánh cho hay.
Ngoài ra, một số bệnh nhân sau khi về nhà cảm thấy chưa hồi phục sức khoẻ cũng chủ động đến khám và nhập viện. Đối với những bệnh nhân đã trải qua một thời gian dài vật lộn với COVID-19, khi đã âm tính thì hành trình tập luyện để hồi phục hoàn toàn sức khỏe mới thật sự bắt đầu.
Lấy ví dụ một số trường hợp cụ thể, bác sĩ Ánh cho biết, một bệnh nhân tên Huỳnh, 70 tuổi vừa trải qua nửa tháng thở máy xâm lấn do suy hô hấp diễn tiến nặng khi điều trị COVID-19, phải nằm an thần một chỗ, nuôi ăn qua sonde dạ dày. Xét nghiệm âm tính hai lần, đủ điều kiện xuất viện tại bệnh viện điều trị COVID-19 nhưng sức khỏe vẫn còn yếu, bà được chuyển đến Bệnh viện 1A.
Video đang HOT
“Tôi nằm lâu nên tay chân yếu, run rẩy khó bước đi, khi nuốt cũng dễ sặc, lại thêm mất ngủ”, bà Huỳnh chia sẻ.
Suốt tuần qua, bà được các chuyên gia vật lý trị liệu tập phổi, tập thở, tập cử động các khớp tay chân, tập đi, phục hồi chức năng nuốt… Ngày 20/9, sau một tuần được các y bác sĩ phối hợp nhiều bài điều trị, bà Huỳnh có thể đứng lên đi những bước chập chững, nuốt được cháo, ngủ ngon giấc hơn. “Bác sĩ bảo tôi cố gắng tập giỏi thì sẽ sớm khỏe mạnh về nhà”, bà Huỳnh nói.
Hay một trường hợp khác, bệnh viện mới đây vừa hội chẩn với Khoa Cấp cứu một bệnh viện dã chiến về nam bệnh nhân 58 tuổi. Bệnh nhân phát hiện dương tính hồi đầu tháng 8, vừa âm tính trở lại vào giữa tháng 9.
Một tháng rưỡi từ khi mắc COVID-19, hiện SpO2 của ông cũng tụt dao động 88-92% khi thở khí trời, gắng sức nhẹ thì thở mệt. Trong quá trình điều trị trước đó, ông bị viêm phổi nặng do COVID và phải thở áp lực dương liên tục.
Kết quả chụp X-quang mới nhất ghi nhận phổi của ông tổn thương nặng, theo dõi xơ phổi, mắc dù xét nghiệm đã âm tính. “Bệnh nhân COVID-19 nặng dù sau đó điều trị âm tính nhưng có thể để lại nhiều di chứng, đặc biệt là suy kiệt rất nhiều cần phải phục hồi thời gian dài”, bác sĩ Ánh chia sẻ.
Bệnh nhân đang tập Hô hấp ký – dụng cụ đo chức năng phổi gắng sức, theo dõi khả năng hít vào tối đa của bệnh nhân.
Các bài tập được bác sĩ hướng dẫn phục hồi hậu COVID-19
Theo bác sĩ Ánh, người bệnh âm tính vào khu điều trị phục hồi hậu COVID-19 của Bệnh viện 1A sẽ được lượng giá bởi bác sĩ phục hồi chức năng một cách tổng quát về chức năng hô hấp, vận động, nhận thức, tâm lý và các bệnh lý nền, kể cả những bệnh nhân sau tai biến mạch não có mắc bệnh COVID-19.
Từ đó, bệnh viện sẽ có chương trình tập riêng biệt cụ thể, phù hợp với thể trạng của từng người bệnh, như các bài tập cải thiện dung tích phổi, bài tập điều hòa đường thở, tập vận động tăng sức bền, tăng sức cơ cùng máy móc và dụng cụ hỗ trợ hiện đại… “Những trường hợp bị tụt SpO2, sau khi tập xong đều tăng lên 96-98% và thể lực được cải thiện đáng kể”, bác sĩ Ánh cho biết.
Bác sĩ Ngô Anh Tuấn, Bệnh viện 1A, cho biết phục hồi chức năng sau điều trị COVID-19 có nhiều điểm khác với các bệnh lý mà bệnh viện hay tiếp nhận trước đây.
” Chẳng hạn, bệnh nhân tai biến mạch máu não thường yếu cơ, yếu liệt nửa người hoặc một bộ phận cơ thể, tay chân, cần tập phục hồi vận động, sức cơ là chủ yếu. Phục hồi cho người cai máy thở thì chỉ vỗ rung, thông khí phổi, chủ yếu là về mặt hô hấp.
Riêng bệnh lý COVID này cần phải điều trị tổng hợp, virus tấn công vào đa cơ quan, bệnh nhân vừa tổn thương phổi do nằm lâu, khi ngồi dậy ngộp, khó thở, vừa ảnh hưởng sức cơ nên tay chân yếu, khó đi đứng, phải có đội ngũ phối hợp hỗ trợ .
Trong quá trình thở máy, được nuôi ăn qua sonde nên sau khi tỉnh dậy bệnh nhân thường dễ sặc khi ăn. Hầu hết bệnh nhân đều suy kiệt nặng đòi hỏi phải quan tâm dinh dưỡng. Chưa kể, virus còn tấn công vào hệ thần kinh thực vật, khiến nhiều người gặp vấn đề rối loạn thần kinh thực vật như vã mồ hôi, run lẩy bẩy, bồn chồn… Nhiều bệnh nhân còn gánh chịu nỗi đau mất người thân sau đại dịch nên tâm lý càng bất ổn”, bác sĩ Tuấn nói.
Do đó, bên cạnh việc điều trị thực thể, bác sĩ cần phải kết hợp động viên tinh thần, giúp bệnh nhân thêm lạc quan chiến đấu với bệnh để mau chóng phục hồi.
“Nếu bệnh nhân ở những cơ sở có điều kiện kết hợp phục hồi chức năng tốt ngay trong lúc điều trị COVID-19, bệnh nhân phục hồi sức khỏe sớm, ít di chứng hậu COVID hơn. Ngược lại, quá trình hồi phục hậu COVID thường đối diện nhiều gian nan hơn.
Nếu trước đây, bệnh nhân COVID-19 được điều trị bệnh, phục hồi chức năng, tổng trạng ổn định mới xuất viện.
Tuy nhiên, những tháng qua, với hàng nghìn ca mắc mới mỗi ngày được ghi nhận tại TP HCM, nhiều bệnh viện quá tải nên khi bệnh nhân âm tính COVID-19, chỉ tương đối ổn buộc phải cho xuất viện để nhường chỗ các bệnh nhân mắc mới khác nên nhiều ca hậu COVID gặp nhiều khó khăn. Hiện, một số bệnh viện tại TP HCM bắt đầu tiếp nhận phục hồi bệnh nhân sau điều trị COVID-19″, bác sĩ Tuấn cho hay.
Bệnh viện Covid-19 500 giường Hà Nội hoạt động
Bệnh viện điều trị bệnh nhân Covid-19 nặng và nguy kịch quy mô 500 giường tiếp nhận bệnh nhân Covid-19 đầu tiên, chiều 15/9.
Bệnh nhân nam 72 tuổi, ở Minh Khai, Hai Bà Trưng, xét nghiệm dương tính ngày 10/9, điều trị tại Bệnh viện Bắc Thăng Long. Ngày 11/9, bệnh nhân khó thở, chuyển sang Bệnh viện Thanh Nhàn, chỉ định dùng thuốc corticoid, chống đông, kháng sinh, thở máy, nội khí quản, lọc máu. Chiều 15/9, bệnh nhân chuyển cấp cứu đến Bệnh viện điều trị bệnh nhân Covid-19, ở Yên Sở, quận Hoàng Mai.
Bệnh viện điều trị Covid-19 hoạt động sau 30 ngày khởi công. Đây là tuyến cuối trong tháp điều trị người bệnh Covid-19 tại thành phố và một số tỉnh phía Bắc (bao gồm Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Phòng, Quảng Ninh và Lạng Sơn); cũng là bệnh viện thực hiện chức năng Trung tâm hồi sức tích cực (ICU) Covid-19 quốc gia.
Bệnh viện điều trị bệnh nhân Covid-19 tiếp nhận bệnh nhân từ chiều 15/9. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
Hà Nội đã trải qua hơn 6 tuần giãn cách toàn xã hội theo chỉ thị 16. Hôm nay, Sở Y tế Hà Nội ghi nhận 14 trường hợp dương tính nCoV. Tổng số ca nhiễm trong đợt dịch thứ tư là 3.856, trong đó 1.596 ca nhiễm cộng đồng, 2.260 ca ghi nhận ở khu cách ly.
"Số ca nhiễm tại TP Hà Nội đang ở mức an toàn đối với hệ thống y tế, chưa có nguy cơ quá tải", phó giáo sư Nguyễn Huy Nga, nguyên Cục trưởng Y tế Dự phòng, Bộ Y tế, nói với VnExpress.
Thành phố đang tăng cường tiêm chủng thần tốc, xét nghiệm diện rộng. Đến nay, Hà Nội tiêm được 5.126.569 mũi tiêm, sử dụng 4.687.618 tổng số 5.359.676 liều được cấp, đạt tiến độ 87,5%.
Tổng mẫu xét nghiệm c ộng dồn từ ngày 9/9 đến nay là 3.262.842 mẫu, trong đó 2.227.630 mẫu gộp RT-PCR, 1.035.212 test nhanh, phát hiện 19 ca dương tính.
Khi nào người thay van tim hai lá nên đi khám? Ba tôi thay van tim hai lá, thay van động mạch chủ, uống thuốc kháng đông mỗi ngày. Hai tháng nay, do dịch bệnh không đi tái khám, vẫn uống thuốc theo toa cũ. Trước đây ba thường đi thử INR (chỉ số đông máu) hiện ba tôi không đi được thì nên làm sao? (Nguyễn Nhật) Trả lời: Đây là câu hỏi...