Những dấu hiệu ‘hạ nhiệt’ của kinh tế Trung Quốc
Hãng tin Bloomberg mới đây đã đánh giá rằng nền kinh tế Trung Quốc đang giảm tốc nhanh chóng trong tháng 4/2022, do ảnh hưởng của đợt bùng phát đại dịch COVID-19 nghiêm trọng nhất từ trước đến nay tại nước này và các biện pháp hạn chế để phòng dịch.
Công nhân làm việc tại một công trường xây dựng ở tỉnh An Huy, Trung Quốc ngày 13/4/2020. Ảnh: THX/TTXVN
Đánh giá của Bloobmberg được dựa trên chỉ số tổng hợp của 8 chỉ số cảnh báo sớm về kinh tế Trung Quốc. Theo đó, chỉ số tổng hợp đã rơi xuống ngưỡng suy giảm và cũng là mức thấp nhất kể từ tháng 4/2020, cho thấy làn sóng dịch hiện nay gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới nền kinh tế thứ hai thế giới.
Chỉ số tổng thể của tháng 3 cũng được điều chỉnh giảm từ mức 5 xuống mức 4, chủ yếu do các chỉ số quản lý mua hàng (PMI) giảm trong tháng trước. Việc các chỉ số PMI trên mọi lĩnh vực đồng loạt giảm đánh dấu điểm quay đầu của nền kinh tế Trung Quốc, khi số ca mắc mới COVID-19 tăng mạnh từ mức 100 ca/ngày lên 8.000 ca/ngày khiến giới chức phải triển khai các biện pháp phong tỏa và hạn chế trên cả nước.
Video đang HOT
Ngành dịch vụ đã bắt đầu chịu ảnh hưởng từ tháng 3, khi tiêu dùng cá nhân giảm mạnh nhất kể từ giữa năm 2020. Nhiều khả năng các ngành như du lịch và nhà hàng sẽ chịu tác động tồi tệ hơn trong tháng Tư, khi nhiều người dân nước này hạn chế ra ngoài để tuân thủ các quy định phòng dịch hoặc do lo ngại dịch bệnh.
Theo Bloomberg, việc những thành phố lớn như Thượng Hải gia hạn các biện pháp phong tỏa trong tháng Tư tiếp tục ảnh hưởng tới nền kinh tế Trung Quốc.
Mặc dù lĩnh vực sản xuất dường như chịu tác động nhẹ hơn, hoạt động của các công ty vẫn bị ảnh hưởng bởi các biện pháp hạn chế lưu thông trên đường và qua các cảng biển, đặc biệt tại các khu vực trong và xung quanh thành phố Thượng Hải.
Niềm tin của các doanh nghiệp nhỏ trong tháng Tư cũng giảm xuống mức thấp nhất trong hơn hai năm.
Bloomberg đánh giá triển vọng kinh tế Trung Quốc trong thời gian tới là ảm đạm, với lo ngại thêm nhiều thành phố khác bị phong tỏa để phòng dịch. Trong kịch bản như vậy, Trung Quốc nhiều khả năng sẽ không đạt chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế 5,5% trong năm 2022 như đã đề ra.
Khả năng Hàn Quốc điều chỉnh chính sách tiền tệ để kiềm chế lạm phát
Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, ngày 19/4, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc (BoK) được đề cử, ông Rhee Chang-yong, đã trình bày phương hướng điều chỉnh chính sách tiền tệ ở mức độ phù hợp để kiềm chế lạm phát, đồng thời đảm bảo duy trì động lực tăng trưởng kinh tế.
Đồng won của Hàn Quốc. Ảnh: AFP/TTXVN
Phát biểu trong cuộc điều trần xác nhận tư cách tại quốc hội cùng ngày, ông Rhee Chang-yong cho biết thêm rằng BoK sẽ nỗ lực để điều chỉnh chính sách tiền tệ với tốc độ thích hợp để không làm tổn hại đến động lực tăng trưởng và tạo ra sự ổn định tài chính, bao gồm cả việc giảm nhẹ vấn đề nợ hộ gia đình.
Ông Rhee Chang-yong cũng bày tỏ lo ngại về sự bất ổn bên ngoài gia tăng liên quan tình hình xung đột kéo dài ở Ukraine, chính sách thắt chặt tiền tệ của Mỹ và nguy cơ kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm do tái bùng phát dịch COVID-19 với sự xuất hiện của biến thể Omicron. Ông đánh giá rủi ro tăng lạm phát ngày càng lớn sẽ kéo theo rủi ro cho nền kinh tế cũng gia tăng.
Nền kinh tế Hàn Quốc được đánh giá đang trên đà phục hồi sau đại dịch COVID-19 chủ yếu nhờ tăng trưởng xuất khẩu mạnh mẽ. Tuy nhiên, ngày càng nhiều người lo ngại áp lực lạm phát ngày càng gia tăng sẽ cản trở đà tăng trưởng. Giá tiêu dùng ở Hàn Quốc đã tăng 4,1% trong tháng 3 so với cùng kỳ năm 2021 và là mức tăng nhanh nhất trong hơn 10 năm trở lại đây. Do đó, giá tiêu dùng được dự báo sẽ còn tiếp tục tăng trong một khoảng thời gian nữa, xu hướng lạm phát tăng có thể sẽ kéo dài trong một hoặc hai năm.
Ngày 14/4 vừa qua, BoK đã tăng lãi suất cơ bản thêm 0,25% lên 1,5% và là lần tăng lãi suất thứ 4 kể từ tháng 8/2021, thời điểm Hàn Quốc phải vật lộn với áp lực lạm phát gia tăng. Ông Rhee Chang-yong cũng cho biết đợt tăng lãi suất gần đây nhất diễn ra vào thời điểm BoK chú trọng nhiều hơn vào vấn đề ổn định giá cả hơn là tăng trưởng kinh tế, đồng thời cho biết thêm rằng ông sẽ xác định xem có nên tăng chi phí đi vay hay không bằng cách phân tích cả lạm phát và tăng trưởng. Việc BoK tăng lãi suất mạnh đã làm dấy lên lo ngại rằng có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế và tăng gánh nặng nợ cho nhiều hộ gia đình và các công ty đã vay nợ để vượt qua đại dịch và mua nhà.
Ông Rhee Chang-yong cũng cam kết sẽ hợp tác chặt chẽ và phối hợp với chính phủ "nếu cần thiết" để các chính sách của BoK được đưa ra một cách "toàn diện" và "nhất quán".
Tăng trưởng quý 1 Trung Quốc vượt dự đoán nhưng dịch COVID-19, Ukraine sẽ tác động mạnh Dựa trên dữ liệu của chính phủ Trung Quốc ngày 18/4, kinh tế nước này trong quý đầu năm đã vượt qua các dự đoán khi tăng trưởng 4,8% so với năm trước. Tuy nhiên, chính sách "Zero COVID" và cuộc xung đột Ukraine-Nga dự kiến sẽ có tác động. Người dân đeo khẩu trang khi di chuyển qua quận kinh doanh tại...