Những dấu hiệu của bệnh lý hẹp hậu môn ở trẻ, phụ huynh không nên chủ quan
Hẹp hậu môn ở trẻ em là một dị tật bẩm sinh đường tiêu hóa với tỉ lệ 1/5.000 trẻ.
Vừa qua, bé N.Q.B, 9 tháng tuổi, ở TP Vinh, Nghệ An được gia đình đưa đến Bệnh viện Quốc tế Vinh khám với những biểu hiện thường gặp của bệnh lý này, mà các bậc phụ huynh rất dễ nhầm lẫn với các bệnh thường gặp khác.
Bé N.Q.B, 9 tháng tuổi, ở TP Vinh, Nghệ An được gia đình đưa đến Bệnh viện Quốc tế Vinh trong tình trạng không đại tiện kéo dài, bụng chướng và quấy khóc.
Mẹ của bé B cho biết, tình trạng đại tiện trong 3 tháng đầu của bé B hoàn toàn bình thường. Từ tháng thứ 4, khi gia đình bắt đầu tập ăn dặm thì mỗi lần đi đại tiện của bé trở nên khó khăn hơn, phân khuôn nhỏ như sợi bún.Tưởng bé bị táo bón nên ba mẹ luôn tìm cách cải thiện ăn uống cho bé nhưng không hiệu quả.
Các bác sĩ Bệnh viện Quốc tế Vinh thực hiện phẫu thuật tạo hình hậu môn Y-V cho bệnh nhi N.Q.B. Ảnh: Kim Chung
Sau khi được Bác sĩ Ngoại nhi thăm khám, kiểm tra dạ dày của bé có dấu hiệu chướng bụng, kiểm tra hậu môn bệnh nhi chỉ có 1 lỗ nhỏ ở trung tâm hậu môn; Thực hiện siêu âm bụng, chụp X – Quang, chụp cộng hưởng từ (MRI) thấy trực tràng và một phần đại tràng sigma giãn to do chất thải không được đẩy ra hết. Bác sĩ chẩn đoán bé B bị hẹp hậu môn (2R ~ 3mm).
Bác sĩ Nguyễn Văn Tuấn, chuyên khoa Ngoại nhi cho biết: “Hẹp hậu môn ở trẻ em là một dị tật bẩm sinh phát triển khi trẻ chưa được sinh ra, thường xảy ra từ tuần 5 đến tuần 7 của thai kỳ. Đây là một dị tật bẩm sinh đường tiêu hóa với tỉ lệ 1/5000, tỉ lệ 3/1 xảy ra ở bé trai so với bé gái. Trẻ sơ sinh bị hẹp hậu môn còn có thể mặc phải các dị tật khác như: Di tật thận hoặc đường tiết niệu, cột sống bất thường, dị tật khí quản, dị tật thực quản, dị tật tay và chân, hội chứng Down, bệnh Hirschsprung (phình đại tràng bẩm sinh), hẹp tá tràng, dị tật tim bẩm sinh”.
Hầu hết các trường hợp được điều trị phẫu thuật để mở lỗ hậu môn bị tắc. Tùy thuộc vào các yếu tố như mức độ, tình trạng, vị trí và nguyên nhân hẹp của hậu môn, bác sĩ phẫu thuật sẽ chọn phương pháp phù hợp.
Bé B được chỉ định phẫu thuật tạo hình hậu môn Y-V; Rạch đường chữ Y ngược, chân chữ Y nằm trong trực tràng, 2 cành chữ Y từ mép da hậu môn, cắt hết các tổ chức dưới da đến hết vòng xơ thắt. Khâu tạo hình đỉnh 2 cành chữ Y vào đáy chân chữ Y thành hình V ngược.
Video đang HOT
Hình ảnh chụp X – Quang của bệnh nhi bị hẹp ống hậu môn. Ảnh: Kim Chung
Sau phẫu thuật 2 tuần, bé B đã có thể sinh hoạt và đại tiện bình thường. Tuy nhiên, để tình trạng hẹp hậu môn không bị tái hẹp do sẹo phẫu thuật, bệnh nhi cần được nong hậu môn bằng bộ dụng cụ chuyên dụng và được thực hiện sau phẫu thuật từ 7 – 14 ngày với tần suất và độ sâu theo số từ bé đến lớn ghi trên dụng cụ tùy theo độ tuổi.
Hẹp hậu môn là bệnh lý gây ra những dấu hiệu khá phổ biến ở trẻ sơ sinh. Vì vậy các bậc cha mẹ cần chú ý tới vấn đề vệ sinh của trẻ, nếu có dấu hiệu bất thường như: táo bón, chướng bụng, ói mửa, đại tiện khó khăn…, cần đưa bé đến ngay các trung tâm y tế uy tín có chuyên khoa để được điều trị sớm tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra; xóa bỏ những nguy cơ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ./.
Nguyệt Minh
Theo baonghean
Những câu hỏi thường gặp về thói quen đi đại tiện mà nhiều người chưa biết câu trả lời
Chuyện đi đại tiện là điều mà ai cũng phải trải qua mỗi ngày, nhưng bạn có chắc mình đã biết đi đại tiện đúng cách và nhận biết cơ thể gặp vấn đề thông qua những dấu hiệu bất thường khi đi đại tiện hay chưa?
Có những người sở hữu đường ruột khỏe mạnh nên đào thải phân ra ngoài mỗi ngày rất trơn tru. Tuy nhiên, cũng có những người lại thường xuyên gặp phải những vấn đề như táo bón, tiêu chảy nên không thể thoải mái mỗi khi đi đại tiện.
Các chuyên gia đã tổng hợp một số thắc mắc thường gặp về thói quen đi đại tiện của nhiều người và đưa ra câu trả lời như sau.
Không đi đại tiện mỗi ngày có ổn không?
Theo chuyên gia Schnoll-Sussman, bạn không nhất thiết phải đi đại tiện mỗi ngày một lần. Nếu bạn không cảm thấy khó chịu và bứt rứt thì tần suất đi đại tiện không phải là vấn đề quá to tát.
Khi thấy tần suất đi đại tiện không đều, bạn nên bổ sung nhiều chất xơ hơn nhằm đảm bảo quá trình tiêu hóa diễn ra bình thường trong cơ thể. Bên cạnh đó, hãy tới gặp bác sĩ càng sớm càng tốt nếu gặp phải triệu chứng đau bụng thường xuyên hoặc gặp khó khăn khi đi ngoài trong thời gian dài.
Uống cà phê giúp đi đại tiện dễ dàng hơn?
Nhiều người đã tỏ rõ sự bất ngờ khi biết đến công dụng thần kỳ của loại đồ uống này. Bác sĩ Ganjhu cho biết, chất caffeine có trong cà phê sẽ giúp kích thích đường ruột, từ đó giúp cơ quan này co thắt lại, tạo áp lực đẩy phân ra ngoài nhanh hơn. Chính vì vậy, nếu bạn đã uống cà phê vào buổi sáng nhưng lại không đi đại tiện được thì hãy xem xét lại sức khỏe của mình vì đó là hiện tượng không bình thường chút nào.
Đi đại tiện nhiều trong chu kỳ kinh nguyệt?
Kỳ "đèn đỏ" xuất hiện thường đi kèm với những cơn đau bụng, đầy hơi, và đôi khi còn có cả tiêu chảy. Bác sĩ Ganjhu giải thích rằng, hiện tượng này có liên quan đến nồng độ hormone tiết ra trong cơ thể bạn. Các hormone cơ thể tiết ra trong chu kỳ kinh nguyệt sẽ kích thích tử cung co bóp và gây co thắt ở đường ruột. Do đó, bạn sẽ thấy kỳ kinh nguyệt của mình thường đi kèm với những lần đại tiện có phân lỏng.
Liệu có tư thế đi đại tiện hiệu quả?
Việc ngồi sai tư thế cũng có thể làm giảm áp lực trong đường ruột, từ đó khiến bạn gặp khó khăn trong quá trình đại tiện. Nghiên cứu đã chứng minh rằng, tư thế ngồi thông thường không đem lại hiệu quả bằng tư thế ngồi xổm. Vị trí này có khả năng kích thích trực tràng, hỗ trợ phân đi ra ngoài nhanh chóng mà không cần tạo nhiều áp lực.
Thời gian đi đại tiện bao lâu là bình thường?
Khoảng từ 5 - 20 phút cho một lần đi đại tiện là điều rất bình thường. Bạn cũng không cần quá bận tậm vì cơ thể biết khi nào cần dừng lại. Tuy nhiên, trong trường hợp thời gian đi đại tiện kéo dài lâu hơn, đi kèm với cảm giác bứt rứt, khó chịu thì tốt nhất bạn nên chủ động tới gặp bác sĩ tiêu hóa để xin tư vấn.
Khó đi đại tiện trong những chuyến du lịch là điều bình thường?
Chuyên gia Schnoll-Sussman cho biết, chỉ ngồi trên máy bay vài tiếng cũng đủ làm đường ruột của bạn bị co cứng lại, khó chuyển động hơn. Từ sự chênh lệch áp suất khí quyển đã vô tình làm cơ thể lấy đi lượng nước trong phân. Tình trạng mất nước sẽ càng trở nên nghiêm trọng hơn khi bạn dành thời gian vui chơi trong chuyến du lịch mà quên uống đủ nước. Ngoài ra, việc vô tư ăn những món mới lạ như hải sản, đồ giàu mỡ cũng có thể gây ảnh hưởng lớn tới quá trình tiêu hóa thức ăn.
Source (Nguồn): Geelongmedicalgroup
Theo Helino
8 câu hỏi lớn về thói quen đại tiện, đọc đến câu 4 sẽ biết ngay tư thế đi cầu tốt nhất Đại tiện không phải là vấn đề đơn giản như nhiều người vẫn nghĩ và thói quen này thực sự có thể phản ánh sức khỏe của bạn. Những gì cuối cùng còn sót lại trong đường ruột sau quá trình tiêu hóa là phân. Chúng được cơ thể thải ra sau khi bạn hấp thụ chất dinh dưỡng từ thực phẩm và...