Những dấu hiệu cảnh báo ung thư
Ngay cả những người tưởng chừng như vô cùng khỏe mạnh vẫn có thể đang mang trong mình mầm mống ung thư mà không hay biết, nếu họ phớt lờ những dấu hiệu báo động của cơ thể.
Mệt mỏi thường xuyên, sụt cân bất thường… đều là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe đang bị đe dọa – Ảnh: Shutterstock
Vẫn không thiếu những trường hợp một người đang khỏe mạnh đột nhiên lăn đùng ra ốm. Bệnh tật cứ thế ập đến như núi đổ và cuối cùng mất mạng. Đối với các chuyên gia y học, đây là ca điển hình của tình trạng phớt lờ những dấu hiệu sức khỏe ở mức báo động, và thông thường cá nhân hoàn toàn không hay biết mà cứ một mực tự tin rằng mình quá khỏe. Trong báo cáo mới do Trung tâm nghiên cứu ung thư Anh thực hiện, gần như phân nửa số người tham gia cuộc khảo sát đều không đến bác sĩ khám bệnh dù cơ thể đã phát cảnh báo. Tiến sĩ Katriina Whitaker của Đại học Cao đẳng London (Anh) cho hay nguyên nhân một phần vì họ quá tự tin vào sức khỏe, phần nữa có thể do các dấu hiệu cảnh báo ung thư lại không gây đau và chẳng xuất hiện thường xuyên.
Sau đây là 10 triệu chứng “cảnh báo đỏ” cần phải đến bác sĩ gấp nếu phát hiện:
Ho dai dẳng hoặc gây khản tiếng – dấu hiệu mắc ung thư phổi.
Bề ngoài một nốt ruồi đột nhiên thay đổi – dấu hiệu ung thư da.
Thói quen đi ngoài liên tục thay đổi – dấu hiệu ung thư ruột.
Một vết loét không chịu khép miệng – phụ thuộc vào vị trí xuất hiện, vết loét miệng có thể là điềm báo ung thư miệng.
Video đang HOT
Thường xuyên gặp khó khăn khi nuốt – có thể là ung thư thực quản.
Sụt cân không rõ nguyên nhân – dấu hiệu của một số loại ung thư phổ biến.
Thói quen của bàng quang thay đổi liên tục – dấu hiệu ung thư bàng quang và tiền liệt tuyến.
Xuất hiện một khối u không rõ nguyên nhân – có thể là dấu hiệu của nhiều dạng bệnh tật.
Đau kéo dài mà không rõ lý do – tùy thuộc vào vị trí, có thể biểu thị cho nhiều loại ung thư.
Xuất huyết bất thường – dựa trên vị trí, có thể là ung thư ruột, cổ tử cung hoặc âm hộ.
Ngoài ra, mỗi dạng ung thư có thể xuất hiện cảnh báo đặc thù, chẳng hạn như ung thư dạ dày bao gồm các triệu chứng: khó tiêu xuất hiện đứt quãng trong 3 tuần hoặc hơn; cảm giác như thức ăn mắc trong cổ họng khi nuốt; thường xuyên ợ hơi; cảm giác no rất nhanh; chóng mặt hoặc ói mửa; cảm giác đau hoặc khó chịu ở phía trên dạ dày.
BBC News dẫn lời Sean Duffy, Giám đốc bệnh lý quốc gia chuyên về ung thư thuộc Sở Y tế quốc gia của Anh, cho hay phát hiện sớm ung thư là điều kiện tiên quyết giúp nâng cao tỷ lệ sống sót ở bệnh nhân.
Tụ Yên
Theo Thanhnien
'Độc chiêu" nghe tiếng ho bắt bệnh cho bé
Ho là bệnh phổ biến ở trẻ em, tuy nhiên mỗi loại ho lại báo hiệu một bệnh khác nhau. Mẹ cần biết cách "nghe".
Trẻ ho vì nhiều nguyên nhân, cũng vì ho mà dẫn đến nhiều bệnh khác nhau. Có những trường hợp bé sỉ ho do sổ mũi cảm lạnh thông thường, vậy nhưng cũng có nhiều trường hợp là ho do viêm phổi, hen suyễn hay nhiều bệnh nguy hiểm khác.
Cha mẹ cần biết cách "nghe" tiếng ho và đặc điểm ho của bé để xác định đúng bệnh và cách điều trị cho con.
- Nếu trẻ bị ho như có vật ngáng âm thanh hoặc giọng nói, kèm theo khàn tiếng, cổ họng thở tiếng như tiếng huýt sáo, cha mẹ phải cảnh giác với những dấu hiệu đó vì nó có thể là viêm thanh quản.
- Trẻ ho hổn hển ở họng, khó thở, đau họng, khó chịu, ho dữ dội nhất là vào ban đêm,khó ngủ, cha mẹ nên cân nhắc về việc liệu con có khả năng bị hen suyễn hay không
- Trẻ ho kèm theo sổ mũi, sốt. Nếu bé đã đi nhà trẻ, những em bé ở lớp cũng xuất hiện các triệu chứng tương tự, rất có thể bé chỉ đang bị một số loại lây nhiễm virus đường hô hấp. Đôi khi nó có thể là một số triệu chứng báo trước của bệnh đường hô hấp, nên kịp thời đến bác sỹ để loại trừ khả năng.
- Trẻ em bị ho vào ban đêm nhiều hơn ban ngày, chủ yếu là ho khan với ít đờm, không sốt, thường đi kèm eczema, viêm mũi dị ứng và các rối loạn dị ứng khác, thì đây có thể ho dị ứng.
Ho dai dẳng kéo dài gây ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ (ảnh minh hoạ)
- Trẻ bị ho kèm theo sốt, xuống tinh thần, mất cảm giác ngon miệng cũng như khó thở, nghẹt mũi và đôi môi tím tái,êmj nên xem xét có khả năng bé bị viêm phổi.
- Trẻ thường ho khan, sốt buổi chiều, đổ mồ hôi đêm, chán ăn, sụt cân, ho ra máu, khạc ra đờm, có các hạch bạch huyết bên ngoài, có khả năng bệnh lao
- Khi trẻ em đang chơi hay ăn uống đột nhiên ho dữ dội, khó thở, môi tím tái, hãy cẩn thận bé bị nghẹn đường thở, hóc dị vật hoặc đơn giản là sặc nước
- Lúc đầu trẻ hơi sốt, hơi đỏ mắt, ho khan, ho dai dẳng, sau ho từng cơn dài, rũ rượi, thở rít vào như gà gáy, ho ra dãi trong hơi dính, hoặc có khi nôn ra sữa và thức ăn. Kèm các hiểu hiện chảy nước mũi, nước mắt...rất có thể là biểu hiện của bệnh ho gà.
- Trẻ em ho, có đờm, thường đờm lẫn máu hoặc ho ra máu, và liên tục tái phát, và thường có các dấu hiệu tương tự của bệnh viêm phổi nhưng không phải, có thể bé bị giãn phế quản.
Những triệu chứng và đặc điểm cơn ho này cho phụ huynh tham khảo, chứ không để tự chữa trị. Nếu cha mẹ gặp phải một tình huống tương tự như trên, kịp thời nên đưa con đến bệnh viện khám xét để có kết quả chính xác.
Theo Khampha
Những dưỡng chất không thể thiếu đối với sức khỏe phụ nữ Sắt cần thiết cho sự tăng trưởng, nếu thiếu sắt sẽ gây ra mệt mỏi, mất ngủ và thiếu tập trung. Cần chú ý bổ sung sắt bằng cách ăn các thực phẩm như thịt đỏ, bông cải xanh. Thiếu vitamin B12 khiến bạn mệt mỏi, sút cân, trí nhớ kém và có thể dẫn đến trầm cảm. Vitamin D Những phụ nữ...