Những dấu hiệu cảnh báo có thể bạn đang mắc bệnh tim
Nhiều bệnh nhân tim mạch thường thấy xuất hiện một vài dấu hiệu bất thường của cơ thể nhưng dễ chủ quan bỏ qua các triệu chứng ban đầu nhưng rất quan trọng này.
Ảnh minh họa: Internet
Mắt
Trong lòng trắng của mắt nếu có sự xuất hiện của các đốm đen hoặc màu sắc khác, là do khí huyết trong cơ thể không thông gây nên, đó cũng chính là những cục máu đông nhỏ.
Do tuần hoàn máu không đủ, và có liên quan đến việc giảm lượng hồng cầu. Tình trạng này rất dễ dẫn đến nhồi máu cơ tim. Bình thường khi bạn nhìn vào gương, có thể quan sát xem mắt có xuất hiện tình trạng trên hay không, nếu có cần phải chú ý đến bệnh viện để kiểm tra sức khỏe thể chất.
Môi bị thâm tím
Thông thường vào lúc trời lạnh, nhiều người hay bị tím môi hay thâm môi do nhiệt độ bên ngoài quá thấp. Tuy nhiên đừng nhầm lẫn bởi chúng cũng có thể là dấu hiệu của bệnh tim.
Lúc này sức khỏe tim đang trong tình trạng bất ổn, lượng lưu thông máu trong cơ thể sẽ bị giảm sút. Từ đó dẫn đến việc tim không thể cung cấp đủ máu cho các bộ phận, khiến môi bị thâm tím nghiêm trọng.
Ảnh minh họa: Internet
Y học cổ truyền Trung Quốc tin rằng, lưỡi như một “hạt giống” của trái tim nên những thay đổi bất thường của tim đều để lại dấu vết trên lưỡi. Lấy ví dụ, khi tức giận thì đầu lưỡi sẽ tự nhiên chuyển sang đỏ.
Thế nên mỗi lúc chúng ta cắn phải lưỡi trong vô thức thì hãy cẩn trọng trước các nguy cơ về bệnh tim mạch và mạch máu não. Bởi lúc đó, các cơ điều khiển lưỡi sẽ gặp trục trặc do những ảnh hưởng từ tim và khu vực não bộ.
Móng tay
Móng tay của người bình thường có màu hồng, đầy đặn và sáng bóng, nhưng móng tay của một số người có màu đen.
Ngoài việc móng tay bị tổn thương, trên móng tay xuất hiện các đốm đen, đây thực sự không phải là một dấu hiệu tốt, chứng tỏ trong cơ thể có vấn đề. Hầu hết là do khí thận không đủ dẫn đến thận bị suy yếu.
Video đang HOT
Theo y học cổ truyền, thận là cơ quan điều tiết và giải độc của cơ thể, những người có thận kém cũng sẽ ảnh hưởng đến tim mạch. Từ quan điểm này, móng tay xuất hiện những đốm đen, đại đa số tim cũng có vấn đề, đặc biệt cần cảnh giác với bệnh nhồi máu cơ tim.
Ảnh minh họa: Internet
Khó thở, đặc biệt là khi nằm xuống
Nếu bạn cảm thấy khó thở như có vật gì đó đè nén ngực hoặc gặp khó khăn khi hít thở sâu, bạn nên khám chuyên khoa tim mạch để tìm nguyên nhân. Người mắc bệnh tim thường xuất hiện triệu chứng khó thở kể cả khi không hoặc phải gắng sức. Tình trạng khó thở này xảy ra ngay khi bạn nằm xuống hoặc đi ngủ. Khó thở xảy ra vào ban đêm, lúc bạn đang ngủ, đó là do việc đột ngột tim giảm khả năng co bóp, làm gián đoạn quá trình bơm máu từ tim đến phổi gây khó thở.
Cảm giác nặng trong ngực hoặc tức ngực
Những cơn đau ngực là dấu hiệu của bệnh tim. Thông thường, những người được chẩn đoán mắc bệnh tim, họ thường có cảm giác bị đè nặng lên ngực hoặc tức ngực. Người bệnh có cảm giác đau thắt ngực ở khu vực dưới xương ức, phía trước, cơn đau thường kéo dài 10 phút và hay lặp lại.
Khi bị đau ngực kéo dài, người bệnh cần nghỉ ngơi tuyệt đối và phải đi khám ngay, vì đây có thể là dấu hiệu của một cơn nhồi máu cơ tim. Đau thắt ngực hoặc đau ngực nói chung thường là do các tế bào cơ tim không nhận đủ ôxy do lưu lượng máu tới tim giảm.
Ảnh minh họa: Internet
Đau răng
Nghe qua có vẻ không liên quan lắm, bởi bệnh tim và đau răng là 2 loại hoàn toàn khác nhau. Nhưng theo nhiều nghiên cứu, đau răng do bệnh tim thường có những biểu hiện như vị trí đau không rõ ràng, cơn đau không thuyên giảm sau khi dùng thuốc giảm đau… Các chuyên gia cũng cảnh báo rằng, đây là dấu hiệu rất nhiều người hay bỏ qua nhất vì nó thường bị nhầm lẫn với đau răng thông thường.
Lưỡi thay đổi bất thường
Như đã đề cập, lưỡi là nơi có sự liên quan đến tim nhiều nhất. Lưỡi bình thường và khỏe mạnh sẽ luôn hồng hào và linh hoạt. Nhưng ngược lại, nếu trên lưỡi dần bị xung huyết và bầm tím thì ắt hẳn quá trình lưu thông máu đang không được tốt.
Y học Trung Quốc cũng tin rằng, màu lưỡi nhợt nhạt cũng cho thấy bạn đang bị suy tim và rối loạn nhịp tim, từ đó gây ra bệnh thiếu máu tim. Vậy nên nếu có bất kỳ một tình trạng khác thường nào ở lưỡi, bạn cần chủ động đến viện khám ngay để tránh bất trắc.
Ảnh minh họa: Internet
Hiện tượng phù
Hiện tượng suy tim xuất hiện cùng lúc với hiện tượng phù, cơ thể có dấu hiệu tích nước. Nếu thấy khi ngủ dậy mặt bị căng phù, mí mắt nặng, hoặc điển hình là phù bàn chân vào thời điểm nhất định trong ngày, cảm thấy đi dép chật…., cho thấy bạn đang có những triệu chứng của suy tim.
Thường xuyên mệt mỏi hoặc kiệt sức
Cơ thể cảm thấy mệt mỏi, kiệt sức khi thực hiện các hoạt động thường ngày, thậm chí mệt mỏi cả sau khi ngủ dậy. Nếu hiện tượng này xảy ra một cách thường xuyên, nó báo hiệu bạn đang gặp vấn đề về tim mạch, vì đây là dấu hiệu thiếu máu đến tim, não và phổi.
Ho dai dẳng, khò khèTim bơm máu không đủ để cung cấp cho cơ thể, khiến máu bị ứ lại. Dịch ứ ở phổi lâu ngày gây tình trạng ho mạn tính, thở khò khè. Tình trạng ho nhiều hơn khi nằm hoặc mới dậy khỏi giường.
Ảnh minh họa: Internet
Chán ăn, buồn nôn
Một trong những dấu hiệu chính của bệnh suy tim sung huyết là người bệnh lúc nào cũng có cảm giác no. Do sự tích tụ của dịch trong gan, hệ thống tiêu hóa khiến người bệnh chán ăn và buồn nôn. Nếu có thêm triệu chứng mệt mỏi đến mức không muốn ăn, người bệnh cần đi khám ngay.
Đi tiểu đêm
Đi tiểu ban đêm thường xuyên là một dấu hiệu quan trọng của bệnh suy tim, do sự chuyển dịch lượng nước tích tụ trong cơ thể gây phù ở nhiều bộ phận đến thận thông qua các mạch máu.
Nhịp tim nhanh, mạch không đều
Nguyên nhân khiến tim đập nhanh là tim đập nhiều hơn để bù cho khả năng suy giảm chức năng bơm máu. Các biểu hiện hồi hộp bất thường, nghe rõ tim đập như đánh trống ngực với tốc độ nhanh.
HÒA THUẬN (tienphong.com)
Những cơn đau kỳ lạ xuất phát từ răng miệng nói lên điều gì về sức khỏe?
Sức khỏe răng miệng luôn có mối quan hệ mật thiết với sức khỏe tổng quát của cơ thể. Do đó, bất cứ triệu chứng đau răng nào cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo cho sự thay đổi bên trong cơ thể bạn.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến đau răng, điển hình như: sâu răng, viêm tủy,... nhưng không phải cơn đau nào cũng đều xuất phát từ vấn đề răng miệng, vì đây cũng là triệu chứng của một số bệnh liên quan đến các bộ phận khác trên cơ thể.
Bệnh viêm xoang là bệnh lý khá phổ biến ở mọi lứa tuổi tại Việt Nam. Đây là tình trạng viêm niêm mạc hô hấp lót trong của các xoang cạnh mũi, gây phù nề và tăng tiết nhầy ở bộ phận này. Viêm xoang có thể tạo ra những cơn đau cho răng hàm trên, vì chân răng ở hàm trên nằm gần đáy xoang. Do đó, đau do viêm xoang cũng khiến nhiều người nhầm lẫn là đau răng.
Đau tim có thể gây ảnh hưởng đến nhiều bộ phận khác nhau của cơ thể như vai trái hoặc cánh tay. Tuy nhiên, nếu răng hàm dưới bỗng nhiên bị đau không rõ nguyên nhân, đây có thể là điềm báo của một cơn đau tim sắp xảy ra. Do đó, nếu bạn đang có một hàm răng khỏe mạnh nhưng thỉnh thoảng lại cảm thấy đau, bạn nên đến gặp bác sĩ tim mạch để kiểm tra.
Sỏi tuyến nước bọt là hiện tượng bị vôi hóa hình thành bên trong ống dẫn tuyến nước bọt. Khi sỏi xuất hiện, dòng chảy của nước bọt được tiết ra trong miệng có thể bị tắc khiến răng hàm dưới trở nên đau buốt, ảnh hưởng ít nhiều đến việc ăn uống. Mặc dù tình trạng này không quá nghiêm trọng đến sức khỏe và có thể điều trị tại nhà, nhưng bạn vẫn nên đến bệnh viện khi cần thiết vì một số trường hợp nặng sẽ phải phẫu thuật.
Các bệnh về phổi có thể khiến bạn gặp một số vấn đề về răng miệng như: loét miệng, nhức răng, ra máu ở nướu, đau quai hàm,... Vì nguồn gốc của căn bệnh này chủ yếu là do các yếu tố có hại từ miệng đi xuống phổi, điển hình như hút thuốc - thói quen ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe răng nhiều nhất. Ngoài ra, bệnh phổi còn có thể gây ra các cơn đau ở một số vùng như cổ và đầu.
Sâu răng sẽ ảnh hưởng đến trí nhớ - nghe có vẻ không liên quan nhưng thật ra chúng lại có mối quan hệ mật thiết với nhau.
Cụ thể, theo các chuyên gia bệnh sâu răng sẽ ảnh hưởng đến một phần của não bộ, đồng thời khiến mức độ nhạy cảm của các dây thần kinh giảm đi rõ rệt. Từ đó, dẫn đến hiện tượng thu hẹp động mạch não và gây suy giảm trí nhớ.
Thỉnh thoảng cơn đau răng có thể xuất phát từ vị trí hàm. Đau răng có thể xuất hiện cùng với sự phát triển của bệnh rối loạn chức năng khớp thái dương hàm. Vì khi mở miệng để ăn hoặc nói chuyện, những cơn co thắt cơ hàm xảy ra dễ khiến cho bạn nhầm tưởng như răng của mình đang gặp vấn đề.
Minh Nhật
Theo Brightside, Lifehack/dantri
Đừng chủ quan với những cơn đau răng khó chịu Nếu bạn có một hàm răng khỏe mạnh nhưng thỉnh thoảng lại có những cơn đau răng khó chịu. Đừng chủ quan, đó có thể là dấu hiệu của một số căn bệnh nguy hiểm. Chúng ta biết rằng có thể có nhiều lý do gây đau răng như sâu răng hay viêm tủy. Thế nhưng không phải tất cả những cơn đau...