Những dấu hiệu cảnh báo bệnh gan đang tiến triển, đừng để trở nặng mới đi khám
Tuy trong giai đoạn đầu của bệnh gan, triệu chứng thường không rõ ràng nhưng vẫn có một số “tín hiệu” cần lưu ý.
Gan là một bộ phận quan trọng trong cơ thể con người. Nếu gan bị tổn thương, sức khỏe sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng. Tuy nhiên khi gan xảy ra vấn đề, thường khó để phát hiện ra do các triệu chứng thường không rõ ràng. Hầu hết các bệnh nhân có triệu chứng lâm sàng đều ở giai đoạn giữa và cuối của bệnh gan và bỏ lỡ thời kỳ điều trị tốt nhất.
Tuy trong giai đoạn đầu của bệnh gan, triệu chứng thường không rõ ràng nhưng vẫn có một số “tín hiệu” cần lưu ý. Nếu bạn cảnh giác và kịp thời thăm khám khi những tín hiệu này xuất hiện thì có thể khiến bệnh gan tiến triển chậm lại. Ví dụ khi bị chướng bụng nên lưu ý, vì triệu chứng này cũng có thể liên quan đến bệnh gan.
Hiện tượng chướng bụng đầy hơi có thể liên quan đến bệnh gan.
Tại sao chướng bụng, đầy hơi lại liên quan đến bệnh gan?
1. Suy giảm chức năng gan và bài tiết mật bất thường
Vì gan là tuyến tiêu hóa lớn nhất của cơ thể nên các loại thức ăn khác nhau sau khi vào cơ thể sẽ được chuyển hóa và bài tiết qua gan. Gan sản xuất ra dịch mật giúp tiêu hóa các thức ăn nhiều dầu mỡ.
Ở những bệnh nhân mắc bệnh gan, chức năng gan bị tổn thương, quá trình sản xuất và bài tiết mật bị cản trở. Thức ăn nhiều dầu mỡ không thể tiêu hóa và hấp thụ được sẽ gây ra chứng chướng bụng, thậm chí là tiêu chảy.
2. Xung huyết niêm mạc đường tiêu hóa
Nếu bị xơ gan sẽ có hiện tượng tăng áp lực tĩnh mạch cửa và xung huyết niêm mạc đường tiêu hóa, dẫn đến sưng phù tế bào, tiết dịch tiêu hóa không bình thường, tiêu hóa và hấp thu thức ăn kém. Đặc biệt là sau khi ăn các thực phẩm giàu đạm như trứng, sữa,…, thức ăn sẽ lên men và tích tụ trong ruột sinh ra khí, khiến người bệnh cảm thấy chướng bụng, khó chịu.
3. Rối loạn điện giải
Bệnh gan làm giảm tiết mật, khiến thức ăn khó tiêu hóa, gây ra chứng chán ăn. Rối loạn điện giải làm chậm nhu động ruột, thậm chí gây liệt ruột khiến người bệnh cảm thấy chướng bụng, khó chịu.
Những dấu hiệu khác của bệnh gan
1. Đau khớp
Video đang HOT
Cần lưu ý, nếu có các triệu chứng giống với bệnh viêm khớp như đau khớp và còn kèm theo buồn nôn, nôn, chán ăn… thì cần cảnh giác với bệnh gan, đa số là bệnh viêm gan tự miễn. Các triệu chứng này xảy ra trong cơ thể do hệ thống miễn dịch tấn công các tế bào và mô gan.
Vàng da cũng là một dấu hiệu khác của bệnh gan cần lưu ý.
Do gan có chức năng xử lý loại bỏ các tế bào máu và sản xuất ra bilirubin nên bệnh gan sẽ làm giảm chức năng gan, bilirubin không thể bài tiết ra ngoài cơ thể, theo máu đi tới các bộ phận như mắt và da, khiến da hoặc lòng trắng mắt chuyển sang màu vàng. Trên lâm sàng, tình trạng này được gọi là vàng da.
3. Da bị bầm (thâm tím)
Vì gan có chức năng tổng hợp các yếu tố đông máu, nên nếu có bệnh gan, chức năng đông máu bị giảm sút, quá trình đông máu bị ảnh hưởng, dễ bị xuất huyết da hoặc bầm máu.
Tuy những triệu chứng ban đầu của bệnh gan không rõ ràng nhưng cần chú ý những điều lưu ý ở trên. Ngay khi phát hiện ra, bạn cần khám gan kịp thời để tránh bỏ qua nguy cơ đã mắc bệnh gan và thời gian điều trị tốt nhất.
Ngoài ra, người bị bệnh gan cũng nên thực hiện các biện pháp bồi bổ gan trong thời gian điều trị. Không thức khuya, không hút thuốc lá, không uống rượu bia, đồng thời bổ sung đủ các nguyên tố vi lượng để thúc đẩy quá trình phục hồi tế bào gan, hỗ trợ điều trị bệnh gan.
5 căn bệnh có chung dấu hiệu khô miệng, khát nước giữa đêm - bạn nên đi khám sớm
Khô miệng, khát nước giữa đêm có thể là một cảnh báo không tốt cho sức khỏe, bởi trong trường hợp bình thường, cơ thể không cần bù nước vào ban đêm.
Nhiều người dù có thói quen uống nước trước khi đi ngủ, nhưng nửa đêm thức dậy vẫn thấy miệng khô rát, hơi thở khó chịu, muốn tiếp tục chìm vào giấc ngủ thì cần uống nước. Trên thực tế, đây có thể là một cảnh báo không tốt cho sức khỏe, bởi trong trường hợp bình thường, cơ thể không cần bù nước vào ban đêm.
Tình trạng khát nước vào ban đêm có thể do thở bằng miệng kéo dài. Lúc này, nên kiểm tra mũi để phát hiện bệnh, do bệnh viêm mũi có thể ảnh hưởng đến nhịp thở. Khi lượng oxy cung cấp cho mũi không đủ, chúng ta sẽ chọn cách thở bằng miệng để bù lại, dẫn đến khô miệng. Thở bằng miệng trong thời gian dài cũng sẽ khiến hình dạng của miệng trở nên xấu đi, vì thế lúc này cần cải thiện nhịp thở của mình.
Ngoài ra, nếu chúng ta vận động mạnh vào ban ngày thì cũng sẽ bị khô miệng và khát nước vào ban đêm. Đây là do khi trải qua tập luyện vào ban ngày, lượng nước trong cơ thể bị tiêu hao nhiều, khiến chúng ta dễ bị khát nước, tình trạng này cũng được phản ánh qua hiện tượng khô miệng, khát nước khi đang ngủ vào ban đêm.
Nếu không phải do các nguyên nhân trên, thì tình trạng khát nước giữa đêm có thể do hội chứng Sjgren. Vì không xác định được thời gian cụ thể bệnh khởi phát, nên có thể phán đoán bệnh thông qua triệu chứng khô miệng.
Khô miệng vào ban đêm là khi cơ thể xuất hiện vấn đề bất thường (Ảnh minh họa).
Sau khi loại trừ các nguyên nhân kể trên, chúng ta có thể cân nhắc đến nguy cơ sức khỏe dưới đây:
Khô miệng, khát nước giữa đêm có thể là dấu hiệu của 5 căn bệnh
1. Bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường là một bệnh chuyển hóa với đặc trưng là tăng đường huyết. Tăng đường huyết trong thời gian dài có thể gây tổn thương mãn tính và rối loạn chức năng của các cơ quan như mắt, thận, tim, mạch máu và thần kinh, biểu hiện lâm sàng là mất nước và đa niệu.
Người mắc bệnh tiểu đường có thể trở nên rất gầy, thường xuyên khát nước và dễ đói. Khi thấy khát nước kéo dài giữa đêm, tốt nhất nên đến bệnh viện để kiểm tra các chỉ số về lipid máu và glucose nước tiểu. Triệu chứng này chủ yếu xuất hiện ở người trung niên và cao tuổi, thuộc bệnh tiểu đường tuýp 2 và thường kèm theo các bệnh lý như cao huyết áp.
2. Rối loạn chức năng tuyến giáp
Đúng như tên gọi, suy giáp là một bệnh nội tiết do chức năng tuyến giáp suy giảm, gây thiếu hụt hormone tuyến giáp, ảnh hưởng đến hoạt động chuyển hóa và nhiều quá trình khác trong cơ thể. Rối loạn tuyến giáp chủ yếu được chia thành cường giáp và suy giáp.
Các biểu hiện lâm sàng của cường giáp bao gồm sợ nóng, vã mồ hôi, run tay, mất ngủ, khó đi vào giấc ngủ... Bệnh cường giáp cũng ảnh hưởng đến tâm trạng, như dễ bị kích động, cáu gắt, thậm chí lo lắng, trầm cảm, biểu hiện là sụt cân và tăng nhịp tim.
Các triệu chứng của suy giáp ngược lại với cường giáp, biểu hiện là ớn lạnh, mệt mỏi, tăng cân, tim đập chậm, ngủ nhiều, phản ứng chậm...
3. Rối loạn chức năng đường ruột
Rối loạn chức năng đường ruột hay còn gọi là rối loạn thần kinh tiêu hóa là một nhóm các hội chứng về đường tiêu hóa. Hầu hết bệnh nhân có biểu hiện rối loạn nhu động đường tiêu hóa và bài tiết.
Khi rối loạn chức năng đường ruột sẽ có các triệu chứng như đau bụng, chướng bụng, thỉnh thoảng bị đầy hơi. Khi ăn thức ăn quá mặn hoặc nêm nếm nhiều gia vị, có thể ảnh hưởng đến đường tiêu hóa, gây khát nước vào ban đêm, đây cũng là dấu hiệu cảnh báo sớm các vấn đề về đường tiêu hóa.
4. Bệnh gan
Các triệu chứng ban đầu của bệnh viêm gan là khát nước và uống nhiều nước, tình trạng này không có dấu hiệu thuyên giảm rõ ràng. Lúc này, cần kiểm tra xem có phải do chứng thận âm hư hay không. Khi thận âm hư trầm trọng, sẽ sinh ra khát nước.
Nhiều người có thói quen uống đồ lạnh hoặc bia, về lâu dài cơ thể sẽ phát ra cảnh báo. Tuy nhiên, chúng ta không nên vì muốn tinh thần tỉnh táo, hưng phấn mà tùy tiện uống các loại nước giải khát có đá, thay vào đó nên bổ sung nước một cách hợp lý để giảm bớt áp lực cho gan.
Về ăn uống, nên ăn các loại rau như ngô, bắp cải, hạn chế ăn các loại thức ăn sống và lạnh, phương pháp này giúp cải thiện tình trạng khô miệng, khát nước.
5. Bệnh đái tháo nhạt
Đái tháo nhạt là tình trạng ống thận khó tái hấp thu nước do giảm khả năng đáp ứng với vasopressin. Người bị bệnh đái tháo nhạt có thể thải ra một lượng nước tiểu lớn. Do cơ thể bị thiếu nước bất thường nên người bệnh thường bị mất nước trầm trọng và luôn cảm thấy khát nước.
Ở giai đoạn đầu của bệnh đái tháo nhạt, biểu hiện rõ ràng nhất là thường xuyên đi vệ sinh, kèm theo khát nước và uống nhiều nước một cách không tự chủ. Tình trạng này cũng có thể khiến người bệnh dễ cáu kỉnh, lo lắng, bị khô miệng và muốn uống nước vào giữa đêm, dẫn đến mất ngủ, gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Do đó, chứng khát nước ban đêm cũng có thể là dấu hiệu báo trước của bệnh đái tháo nhạt.
- Trong các căn bệnh trên, bệnh tiểu đường có tỷ lệ mắc cao nhất. Với bệnh nhân tiểu đường, cần kiểm soát chặt chẽ lượng thức ăn nạp vào cơ thể, nên loại bỏ đường và không được uống rượu, nếu không tình trạng bệnh sẽ trầm trọng hơn. Bệnh nhân nên kiểm tra lượng insulin thường xuyên, ăn thức ăn không đường, lập kế hoạch ăn uống ngoài thời gian điều trị, không nạp vào cơ thể quá nhiều đường.
Cần sớm kiểm tra tình trạng khô miệng để ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng (Ảnh minh họa).
Giải pháp chữa khô miệng
1. Điều chỉnh thói quen uống nước
Nhiều người không thích uống nước nên lượng nước nạp vào cơ thể bị thiếu hụt. Trong trường hợp này, khô miệng là do uống không đủ nước. Mỗi ngày, người trưởng thành cần nạp vào cơ thể ít nhất 1000 ml nước hoặc theo nhu cầu cơ thể với gợi ý là 1,5-2lít nước, như vậy mới bổ sung đủ nước cho các hoạt động trong ngày.
2. Độ ẩm không khí
Độ ẩm không khí thấp dễ dẫn đến tình trạng khô miệng khi ngủ vào ban đêm. Để làm dịu cảm giác khô miệng, bạn có thể lắp máy tạo ẩm không khí trong nhà hoặc giảm nhiệt độ điều hòa xuống.
3. Lượng thức ăn
Ăn không đủ rau và trái cây hàng ngày không chỉ gây thiếu hụt chất dinh dưỡng, mà còn khiến cơ thể bị khô cằn, sạm da, khô miệng, khát nước. Vì thế, nên tăng cường ăn trái cây, nhất là táo và cam, để bổ sung vitamin và giúp giảm bớt chứng khô miệng. Nếu tình hình trở nên nghiêm trọng hơn, nên bổ sung vitamin B đúng cách để giảm bớt sự thiếu hụt dinh dưỡng trong cơ thể.
7 quan niệm sai lầm về sốt xuất huyết khiến bệnh dễ trở nặng Diễn tiến bệnh sốt xuất huyết phức tạp, khó tiên lượng. Bệnh có thể chuyển nặng ở bất kỳ người nào, bất kỳ lứa tuổi. Do đó, không được chủ quan và nhận thức sai lầm về bệnh sốt xuất huyết. Cảnh giác với biến chứng của bệnh sốt xuất huyết Dengue Sốt xuất huyết được chia thành 3 mức độ: Nhẹ, có...