Những dấu hiệu “cảnh báo” bạn bị sỏi tiết niệu, cần phải đi khám ngay
TS.BS Lê Sĩ Trung, chuyên gia phẫu thuật tiết niệu cho biết, nguyên nhân dẫn tới bệnh sỏi thận bao gồm yếu tố di truyền, rối loạn tiêu hóa và đặc biệt là do chế độ ăn uống và sinh hoạt không hợp lý.
Đau quặn thận là triệu chứng điển hình của bệnh sỏi thận- Ảnh minh họa
Triệu chứng phổ biến
Sỏi thận hay còn gọi là sạn thận, bệnh xảy ra khi các chất khoáng trong nước tiểu lắng đọng lại ở thận, bàng quang, niệu quản… thành những tinh thể rắn, hay gặp hơn cả là tinh thể Calci. Kích thước của sỏi có thể lên tới vài cm.
Sỏi thận được hình thành khi lượng nước tiểu giảm và nồng độ chất khoáng trong thận tăng cao. Khi có một trong hai hoặc cả hai hiện tượng trên kéo dài trong nhiều ngày sẽ có nguy cơ hình thành sỏi thận.
TS.BS Lê Sĩ Trung, BV Đa khoa Hà Nội cho biết, một trong những nguyên nhân chính của bệnh sỏi thận không uống đủ nước. Một cách đơn giản, chất lỏng giúp tuôn ra thận và giữ cho mọi thứ hoạt động tốt cho sức khỏe, trong khi chế độ ăn giàu protein động vật có thể dẫn đến sự gia tăng axit uric gây ra sỏi. Ngoài ra yếu tố di truyền cũng là nguyên nhân.
Các triệu chứng của sỏi tiết niệu
Sỏi tiết niệu bao gồm sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang và sỏi niệu đạo. Sỏi tiết niệu có 2 loại hoàn toàn khác nhau: Có triệu chứng và không có triệu chứng. Trường hợp điển hình có triệu chứng (đau, rối loạn tiểu tiện, sốt…) thường có kết quả tốt vì các triệu chứng đó buộc bệnh nhân phải đi khám ngay và quyết định phương pháp điều trị sỏi thận hiệu quả.
Ngược lại, nếu không có biểu hiện gì – được gọi là “Sỏi im lặng”- thường chỉ chẩn đoán được 1 cách tình cờ nhờ siêu âm khi khám sức khoẻ hoặc khi đã có biến chứng dẫn đến kết quả điều trị bệnh sỏi thận thường rất xấu thậm chí là phải cắt bỏ thận và hơn nữa, ngay cả khi đã biết là có sỏi, bệnh nhân vẫn thường không đồng ý chữa bệnh sỏi thận đơn giản là vì không thấy đau.
Video đang HOT
Các triệu chứng thường gặp:
- Cơn đau quặn thận: Còn được gọi là “Cơn đau bão thận”, đau dữ dội, đột ngột xuất hiện khi sỏi gây tắc làm áp lực trong thận tăng lên đột ngột. Thường xuất hiện tại 1 bên lưng, lan xuống bộ phận sinh dục, đau gập người, vã mồ hôi. Có thể kèm theo nôn hoặc tiểu ra máu…
- Đau mỏi lưng đơn thuần 1 bên: Rất hay gặp và thường bị bỏ qua. Cần lưu ý làm siêu âm.
- Các loại đau không điển hình khác: Đau tức vùng bìu, dương vật (hoặc môi lớn ở phụ nữ), đau vùng bụng dưới…
- Các rối loạn tiểu tiện: Tiểu máu, tiểu buốt, tiểu nhiều lần…
Trường hợp nặng, bệnh thể hiện với suy sụp toàn thận sốt cao rét run, đau vùng thận…
Quý ông phải trả giá đắt vì tin lời người quen uống thuốc Nam chữa bệnh
Bị sỏi thận nhưng không điều trị tại bệnh viện mà kiên trì về nhà uống thuốc Nam, cho rằng không độc hại, anh C. đã phải trả giá đắt.
TS.BS Lê Sĩ Trung - Bệnh viện Đa khoa Hà Nội (Nguyên trưởng khoa tiết niệu bệnh viện Việt Pháp) khẳng định: Bệnh sỏi thận, sỏi đường tiết niệu có thể điều trị được nếu phát hiện bệnh sớm. Tuy nhiên, bệnh diễn biến âm thầm, nhiều người không biết mình bị sỏi tiết niệu khiến bệnh biến chứng gây hậu quả nặng nề.
Lại có người dù biết mình bị sỏi tiết niệu nhưng vẫn chủ quan, tin lời mách bảo người quen, dùng thuốc Nam điều trị khiến bệnh trở nặng, hối hận cả đời.
Trường hợp anh Đ.T.C (32 tuổi) ở Hà Nội là một ví dụ. TS. Trung cho hay, bệnh nhân phát hiện sỏi thận từ 3 năm trước, khi đó kích thước các viên sỏi còn nhỏ, điều trị khá dễ nhưng anh C. lại mua thuốc Nam về tự điều trị. Cho rằng thuốc từ lá cây không độc hại kèm theo lời chia sẻ của người quen nên anh kiên trì uống và tin chắc sẽ khỏi bệnh.
Chỉ đến khi cơ thể mệt mỏi với những cơn đau quặn ngày một tăng, luôn sốt 38-39oC, người rét run anh mới chịu nhập viện Đa khoa Hà Nội. Sau làm xét nghiệm, chụp CT... bác sĩ phát hiện anh C. bị nhiễm trùng thận nặng, bạch cầu lên cao, sỏi niệu quản gây tắc, thận ứ mủ, nhu mô thận rất mỏng.
Kết quả chụp xạ hình thận cho thấy chức năng thận bên phải của anh C. chỉ còn 9,1%, buộc phải cắt bỏ thận, chi phí điều trị vô cùng tốn kém.
Dấu hiệu mắc bệnh sỏi tiết niệu
Sỏi tiết niệu là một trong những căn bệnh thường gặp điển hình ở độ tuổi từ 25 - 45 tuổi, đặc biệt là nam giới. Đa phần sỏi niệu quản đều sinh ra từ thận và có xu hướng di chuyển xuống niệu quản. Trong trường hợp sỏi to và bị tắc đột ngột ở đường niệu quản sẽ gây tình trạng tăng áp lực đột ngột lên niệu quản và khiến người bệnh gặp phải những cơn đau quặn thận vô cùng khó chịu.
Gây những cơn đau quặn thận điển hình khiến người bệnh vã mồ hôi.
Những cơn đau sẽ bắt đầu từ vùng thắt lưng sau đó lan ra phía trước theo đường dưới sườn tại rốn và xuống tận cơ quan sinh dục ngoài. Kèm theo cảm giác đau tái mặt, vã mồ hôi, đứng ngồi không yên, người bệnh sẽ thấy buồn nôn, nôn hoặc đi tiểu ra máu.
Nếu không đi khám ngay để điều trị kịp thời, tình trạng bệnh sẽ phát triển nặng hơn. Người bệnh có thể gặp phải những biến chứng như bị giãn niệu quản, đài bể thận, tổn thương nhu mô thận. Qua thời gian, như mô của quả thận sẽ mỏng dần dẫn đến suy thận hoặc mất chức năng thận vĩnh viễn.
Biến chứng nhiễm trùng đường tiết niệu, phải cắt thận nếu không điều trị kịp thời.
Việc nước tiểu bị ứ đọng quá lâu sẽ khiến cho vi trùng có môi trường phát triển dẫn đến tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu, ứ mủ thận vô cùng nguy hiểm.
"Tỷ lệ mắc sỏi tiết niệu trong số bệnh nhân đến thăm khám sàng lọc sỏi tiết niệu rất cao, chiếm tới 70%. Trong đó, bệnh nhân phải can thiệp mổ nội soi điều trị sỏi chiếm 50%. Tuy nhiên, không phải bệnh nhân nào cũng quyết định điều trị theo cách này, gây hại vô cùng lớn đến sức khỏe", TS.BS Lê Sĩ Trung cho biết.
Nguyên nhân gây bệnh sỏi tiết niệu và cách phòng tránh
Bệnh sỏi tiết niệu thường xảy ra ở người thường uống quá ít nước làm nước tiểu bị cô đặc, tạo điều kiện cho sỏi kết tinh tại đường tiểu. Chế độ ăn uống không hợp lý, quá nhiều thức ăn giàu protein, natri, oxalat (rau muống), canxi (tôm, cua, sò, ốc)... Mặt khác, ở vùng miền núi, nơi thường có nguồn nước cứng chứa chất canxi, photphat không được đun sôi trước khi sử dụng khiến các chất này hòa tan trong nước uống. Những người lao động thường xuyên phải làm việc ngoài trời nắng gắt không bù đủ nước cũng làm cô đặc nước tiểu và dễ tạo thành sỏi tiết niệu.
Để phòng tránh bệnh, nên uống đủ nước, nhất là khi thời tiết quá nóng bức hoặc làm việc nặng trong môi trường có nhiệt độ cao; chế độ ăn hợp lý, tránh thức ăn quá nhiều canxi, protein, oxalat, purin, thức ăn mặn... Đặc biệt, bệnh rất dễ tái phát, bệnh nhân đã phẫu thuật, điều trị khỏi rồi vẫn phải chú ý chế độ ăn; không nén nhịn khi buồn đi tiểu, uống khoảng 2 lít nước/ngày (trường hợp có dấu hiệu tiểu buốt, tiểu dắt nên dùng sớm các loại nước lợi tiểu như râu ngô, mã đề...).
Người dân sống ở vùng núi, đá vôi nên đun sôi nước trước khi sử dụng.
TS.BS Lê Sĩ Trung điều trị sỏi tiết niệu cho bệnh nhân.
Hiện nay, bệnh nhân điều trị sỏi tiết niệu có thể lựa chọn các phương pháp điều trị kỹ thuật cao ít xâm lấn, không gây đau, gây sẹo như: Phương pháp tán sỏi qua nội soi niệu quản, mổ nội soi lấy sỏi, tán sỏi qua da. Tất cả các phương pháp trên đều được chứng nhận là hữu hiệu và an toàn cao.
Theo khuyến cáo của các chuyên gia, dù không có những biểu hiện bất thường, chúng ra vẫn cần khám sức khỏe định kỳ (khám và sàng lọc sỏi) để phát hiện sớm các yếu tố nguy cơ gây bệnh, điều trị kịp thời tránh các biến chứng. Đặc biệt, với những người đã từng điều trị sỏi tiết niệu cũng không nên chủ quan, thường xuyên tái khám 6 tháng/lần để đảm bảo sức khoẻ.
Trong bắp ngô có một bộ phận cực quý giá, tận dụng có thể kéo dài thanh xuân và trị bệnh rất tốt nhưng nhiều người vẫn vô tư ném bỏ Ngô là thực phẩm vô cùng quen thuộc với mỗi chúng ta, nhưng không phải ai cũng biết tận dụng bộ phận quý giá này của ngô để trị bệnh... Ngô bao lâu nay vẫn được người Việt coi là kho thực phẩm quý, vừa cung cấp dinh dưỡng, vừa bồi bổ cho cơ thể rất tốt. Tuy nhiên bộ phận bổ dưỡng...