Những đại dịch đã qua và sắp đến

Theo dõi VGT trên

Trận dịch kế tiếp sẽ sớm xảy ra, và chính ta là người đáng trách.

Những đại dịch đã qua và sắp đến - Hình 1

Ảnh: OLAF HAJEK/NEW YORK TIMES

Từ dịch SARS năm 2003, cúm lợn H1N1 năm 2009, hội chứng hô hấp Trung Đông MERS năm 2012, và hiện tại là COVID-19, chu kỳ giữa hai khủng hoảng dịch tễ là không cố định, nhưng có thể chắc rằng sau đại dịch này sẽ lại có một chứng bệnh truyền nhiễm c.hết người nữa bùng phát.

Từ tháng 4, tạp chí Harvard Business Review đã cảnh báo lo cho đại dịch kế tiếp ngay từ bây giờ không phải là quá sớm: “Mặc dù ưu tiên hiện nay rõ ràng là đương đầu với lượng ca nhiễm tăng cao và tác hại kinh tế mà đại dịch hiện tại đang gieo rắc, cũng đã đến lúc (nước Mỹ) bắt đầu các bước để giảm thiểu tác hại của đại dịch tiếp theo”.

Theo Washington Post, khoảng 70% các bệnh truyền nhiễm ở người mới nổi là bệnh có nguồn gốc động vật, và gần 1,7 triệu loại virus chưa được phát hiện có thể đang tồn tại trong thiên nhiên hoang dã.

“Các đại dịch nói chung đang tăng dần tần suất xuất hiện – Peter Daszak, chủ tịch tổ chức chuyên nghiên cứu bệnh truyền nhiễm EcoHealth Alliance, nói với Washington Post – Đó không phải hành động ngẫu nhiên của Chúa mà được gây ra bởi những gì chúng ta làm với môi trường”.

Theo Daszak, những nơi có khả năng trở thành điểm nóng – tức nguồn khởi sinh dịch bệnh – nhiều nhất sẽ có ba điểm chung: có đông người sinh sống, hệ thực vật và động vật đa dạng, và môi trường thay đổi quá nhanh.

Không phải giả sử mà là khi nào

“Chúng ta đã có virus corona gây ra SARS hồi năm 2003, và đó giống như phát s.úng cảnh báo từ thế giới hoang dã” – tiến sĩ Simon Reid, phó giáo sư Đại học Queensland, nói với ABC News (Úc) hôm 7-6.

13 năm sau “phát s.úng” SARS, Christopher Kirchhoff, lãnh đạo nỗ lực ứng phó Ebola của Mỹ, từng viết trong “báo cáo tổng kết” chiến dịch hồi năm 2016 rằng một đại dịch nghiêm trọng do bệnh truyền nhiễm lây qua không khí gây ra “là vấn đề khi nào chứ không phải có hay không”.

Năm 2017, nhóm nghiên cứu đã phát hiện ra SARS cũng cảnh báo rằng “mọi yếu tố đã sẵn sàng” để virus corona bùng phát trở lại. Chỉ 2 năm sau, dự báo thành hiện thực: SARS-CoV-2, “bà con” với virus gây ra SARS (có trình tự gene giống đến 80%) bắt đầu gieo rắc tai họa.

Mới nhất là tháng 9-2019, chỉ vài tháng trước khi COVID-19 được phát hiện ở Trung Quốc, một tổ chức giám sát độc lập của WHO nhắc nhở rằng thế giới vô cùng không sẵn sàng cho “hiểm họa thực thụ” về một đại dịch có thể xảy ra. Song những gì mà virus corona chủng mới cho ta thấy về tương lai còn đáng báo động hơn những cảnh báo (rốt cuộc đã thành sự thật) nói trên.

Theo ABC News, các nhà nghiên cứu đã cảnh báo rằng tác động của con người lên thế giới tự nhiên đang khiến bệnh truyền nhiễm xảy ra thường xuyên hơn trước đây bao giờ hết, đồng nghĩa với đại dịch tiếp theo, có thể còn tồi tệ hơn COVID-19, chỉ là vấn đề thời gian.

“Chúng tôi biết rằng đó là một xác suất, không phải là một khả năng” – tiến sĩ Reid nhấn mạnh. Vấn đề là nó sẽ xảy ra với xác suất thế nào, chứ không còn phải bàn cãi liệu nó có khả năng xảy ra hay không.

Đừng đỗ lỗi cho động vật

Trung tâm ngăn ngừa và kiểm soát bệnh tật Mỹ ước tính 3 trong 4 bệnh truyền nhiễm mới, và gần như toàn bộ các đại dịch đã được ghi nhận, đều là từ động vật lây cho người.

Chẳng hạn SARS là từ cầy hương, MERS do lạc đà, trong khi virus Hendra lây từ ngựa và virus Nipah từ lợn sang người. HIV bắt đầu lây sang con người cách đây hơn một thế kỷ từ một con tinh tinh. Chủng virus cúm A “nhảy” từ chim hoang dã sang lợn, rồi sang người, còn loài gặm nhấm lây truyền bệnh sốt Lass ở Tây Phi.

Hiện vẫn chưa xác định động vật nào đã lây virus SARS-CoV-2 cho người, với dơi hay tê tê nằm trong số các “nghi phạm”. Vấn đề ở đây không phải đổ lỗi cho động vật, mà lỗi là ở chính con người chúng ta.

Nhiều nhà nghiên cứu bệnh lây từ động vật sang người đều nhấn mạnh: chính xã hội và hành vi của con người mới phải chịu trách nhiệm chính cho việc lây lan bệnh mới từ thú sang người.

“Phải có tiếp xúc mới có lây nhiễm và chính ảnh hưởng của con người lên hệ thống tự nhiên đã tăng sự tiếp xúc giữa người và động vật” – Hume Field, chuyên gia thú y từng góp phần truy nguồn gốc virus Hendra ở Úc và SARS ở Trung Quốc, nhận xét.

Động vật hoang dã vẫn luôn chứa nhiều loại virus trong cơ thể. Chẳng hạn dơi, được xem là “siêu miễn dịch” và “ổ virus khổng lồ” khi mang trong cơ thể nhiều mầm bệnh không gây hại cho bản thân chúng nhưng lại có tác hại lớn nếu lây sang vật chủ khác.

“Thị trường mua bán động vật hoang dã trị giá hàng tỉ đôla, hiện tượng thâm canh nông nghiệp, phá rừng và đô thị hóa đang đưa con người đến gần động vật hơn và trao cho chúng thêm thứ mà chúng cần để lây bệnh cho chúng ta: cơ hội” – Washington Post bình luận.

Không phải có cơ hội tiếp xúc là virus “nhảy” từ từ thú sang người được ngay. Đa số trường hợp là thất bại, tức không có lây nhiễm. Một số thành công, nhưng chỉ trên quy mô nhỏ.

Có rất ít trường hợp “đại thành công” như SARS-CoV-2, vì nhờ có thiên thời địa lợi: nó xảy ra trong thế giới siêu kết nối, mầm bệnh có thể di chuyển khắp năm châu bằng máy bay chỉ trong vài tiếng đồng hồ.

Những đại dịch đã qua và sắp đến - Hình 2

Lịch sử các đại dịch

Chính ta gây ra

Theo Washington Post, nuôi dưỡng, săn bắt động vật không phải là con đường duy nhất để xảy ra lây bệnh từ thú sang người, mà việc chúng ta ngày càng “chia sẻ không gian” với động vật hoang dã và xâm phạm thế giới tự nhiên đó cũng có thể là nguyên nhân bùng phát dịch bệnh.

Quá trình khai hoang mở đất bằng cách phá rừng hoặc khai phá các hệ sinh thái vốn chưa bị con người “làm phiền” sẽ đẩy động vật có mầm bệnh vốn đang ở yên trong hoang dã ra ngoài. Dịch bệnh sẽ dễ lây lan giữa động vật hoang dã khi không còn hệ sinh thái và đa dạng sinh học và mật độ dân cư đông đúc trong các đô thị sẽ chỉ làm tăng tốc độ lây nhiễm dịch bệnh mà thôi.

Trong bài viết trên tạp chí Lancet năm 2015, một nhóm các nhà khoa học kết luận rằng những thay đổi sâu rộng đối với các hệ thống tự nhiên của Trái đất gây ra mối đe dọa ngày càng tăng đối với sức khỏe con người, cụ thể là các bệnh mới nổi và biến đổi khí hậu.

Sự xuất hiện của virus Nipah ở Malaysia năm 1998, sau đó bùng phát thành dịch ở nhiều nơi khiến hàng trăm người c.hết ở châu Á, là một ví dụ sinh động khác về sự lây nhiễm từ động vật sang người do thay đổi môi trường và thâm canh nông nghiệp. Cụ thể, việc dọn sạch rừng mưa nhiệt đới để lấy dầu cọ và gỗ và chăn nuôi gia súc đã làm mất nơi ở của dơi ăn quả.

Một số con dơi chuyển sang các trang trại lợn, nơi có xoài và các loại cây ăn quả khác. Theo Thomas Gillespie – chuyên gia sinh bệnh học Đại học Emory, dơi ăn ít mà thải ra thì nhiều, nước bọt và phân của chúng khiến bầy lợn dưới đất nhiễm bệnh. Lợn nhiễm sẽ lây cho nông dân và những người có liên quan khác trong ngành chăn nuôi.

Rõ ràng tác động của con người đã khiến động vật hoang dã – mà cụ thể là dơi – tìm nơi ăn chốn ở mới, và sự thay đổi hành vi của chúng, rủi thay, lại khiến chúng dễ lây bệnh cho con người hơn. Tạo hóa đã để động vật mang virus sống xa loài người, nhưng chính chúng ta lại đảo ngược điều đó.

Chuẩn bị thế nào?

Chúng ta ngày càng quan tâm đến việc môi trường toàn cầu thay đổi ảnh hưởng đến con người như thế nào, song phần lớn sự chú ý lại dồn vào biến đổi khí hậu, ô nhiễm, các hiện tượng thời tiết cực đoan mà phớt lờ các bệnh truyền nhiễm mới nổi.

Trong một bài viết hồi tháng 2-2020, bảy nhà nghiên cứu thuộc Tổ chức Nghiên cứu công nghiệp và khoa học khối Thịnh vượng chung có bài viết nhấn mạnh ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy thay đổi môi trường và bệnh truyền nhiễm có liên hệ với nhau.

“Nếu không suy xét đến mối liên hệ này, các chính phủ có thể sẽ mãi mãi ở vào thế khắc phục khi sự đã rồi: trả giá đắt về con người và kinh tế để chữa trị các chứng bệnh mới, thay vì giải quyết các yếu tố có thể gây ra đợt bùng phát tiếp theo” – nhóm tác giả viết.

Giới khoa học cho rằng cần xem đại dịch COVID-19 là hồi chuông cảnh báo về việc phải xem động vật là “đối tác”, quan tâm bảo vệ sức khỏe và nơi sinh sống của chúng để ngăn một đợt bùng phát dịch toàn cầu tiếp theo.

Đây chính là lối tiếp cận mà WHO gọi là “One health” (Một sức khỏe) – xem sức khỏe con người, động vật và môi trường là một khối có liên quan mật thiết với nhau. Cách tiếp cận này cũng đòi hỏi phải có sự phối hợp hành động giữa các ngành như y tế, thú y và môi trường để đạt được kết quả sức khỏe tốt nhất có thể cho tất cả các loài.

“Cần phải có sự thay đổi văn hóa từ cấp độ cộng đồng trở lên về cách chúng ta đối xử với động vật và về sự hiểu biết của chúng ta về những nguy cơ và rủi ro an toàn sinh học mà chúng ta tự chuốc lấy – Kate Jones, giáo sư Đại học London, nói với Washington Post – Nghĩa là phải suy nghĩ theo hướng lâu dài để giữ cho các hệ sinh thái nguyên vẹn chứ không phải phá hủy chúng”.

ABC News dẫn một số nghiên cứu cho thấy khoảng 200 bệnh truyền nhiễm đã bùng phát hơn 12.000 lần trong ba thập kỷ vừa qua. Trung bình cứ bốn tháng lại có một bệnh mới lây từ động vật sang người.

Theo Bách khoa toàn thư quốc tế về sức khỏe cộng đồng, từ thế kỷ 17 đến nay, mỗi thế kỷ lại có trung bình ba đại dịch xảy ra, thường cách nhau 10 hoặc 50 năm. Trung tâm Chính sách và nghiên cứu bệnh truyền nhiễm (CIDRAP) cho biết khoảng thời gian ngắn nhất giữa hai đại dịch là 3 năm (dịch cúm 1729 và 1732), xa nhất là 56 năm (dịch cúm 1833 và 1889).

Dịch Ebola ở Tây Phi năm 2014 là ví dụ điển hình cho việc tại sao đa số các dịch bệnh lây từ động vật đều liên quan đến hoạt động của con người. 80% diện tích rừng ở khu vực bùng phát dịch Ebola ở Guinea đã bị tàn phá, phần vì dân địa phương đốn rừng lấy gỗ, phần do các công ty khai mỏ và nông nghiệp.

“Việc phá rừng đã khiến dơi phải chuyển sang sống ở những vùng hoàn toàn mới với chúng, nơi vô tình lại có con người sinh sống” – tiến sĩ Reid giải thích. Vì sao dơi và người đã cùng tồn tại trên quả đất hàng ngàn năm, song chỉ mới gần đây mới có nhiều bệnh truyền nhiễm lây từ loài thú này cho con người? Câu trả lời chính là nạn phá rừng.

Những biện pháp hiệu quả nhất phòng ngừa Covid-19 trong 'trạng thái bình thường mới'

Nghiên cứu quy mô nhất từ trước đến nay cho thấy đeo khẩu trang, giữ khoảng cách và rửa tay là các biện pháp hiệu quả nhất để phòng ngừa lây nhiễm Covid-19.

Những biện pháp hiệu quả nhất phòng ngừa Covid-19 trong trạng thái bình thường mới - Hình 1

Một quán cà phê ở Thái Lan giữ khoảng cách giữ nhân viên với khách bằng hệ thống ròng rọc giao hàng - REUTERS

Hãng Reuters ngày 2.6 dẫn nghiên cứu quy mô nhất cho thấy việc giữ khoảng cách ít nhất 1m, đeo khẩu trang và bảo vệ mắt là những cách tốt nhất để giảm nguy cơ mắc Covid-19.

Nghiên cứu dựa trên kết quả của 172 nghiên cứu trước đó tại 16 nước còn cho thấy việc rửa tay thường xuyên và giữ vệ sinh tốt cũng rất quan trọng trong việc ngăn ngừa Covid-19, dù việc kết hợp tất cả các biện pháp trên cũng không giúp bảo vệ tuyệt đối.

Các chuyên gia cho rằng nghiên cứu sẽ giúp định hướng cho cơ quan chức năng vì nhiều nơi còn mâu thuẫn trong khuyến cáo các biện pháp phòng dịch, chủ yếu do thiếu thông tin về Covid-19.

[VIDEO] Khẩu trang có chống Covid-19 hiệu quả không? Chuột hamster có câu trả lời

"Đây là kết quả đầu tiên đưa ra dựa trên tổng hợp thông tin đa chiều về Covid-19, SARS và MERS, cung cấp chứng cứ tốt nhất hiện có về cách tối ưu trong sử dụng các biện pháp phổ biến và đơn giản để làm biểu đồ đi ngang", theo chuyên gia Holger Schnemann tại Đại học McMaster (Canada) dẫn đầu nhóm nghiên cứu.

Chứng cứ hiện nay cho thấy Covid-19 lây lan phổ biến nhất thông qua những giọt li ti, đặc biệt khi bệnh nhân ho, và lây nhiễm khi vào mắt, mũi và miệng trực tiếp hoặc thông qua các bề mặt.

Trong nghiên cứu mới nhất, nhóm các chuyên gia quốc tế phân tích một cách có hệ thống 172 nghiên cứu trước đó về tính hiệu quả trong ngăn ngừa Covid-19, SARS và MERS của các biện pháp như giữ khoảng cách, đeo khẩu trang và bảo vệ mắt.

Đại dịch Covid-19: cáo chung cho t.iền giấy?

Các chuyên gia nhấn mạnh rằng việc giữ khoảng cách từ 1m trở lên giúp giảm nguy cơ mắc Covid-19 và khoảng cách 2m hiệu quả hơn, bên cạnh các biện pháp khác.

Theo chuyên gia Derek Chu tại Đại học McMaster đồng chủ trì nghiên cứu, mọi người nên lưu ý thêm rằng đeo khẩu trang không phải là biện pháp thay thế việc giữ khoảng cách, bảo vệ mắt hoặc các biện pháp cơ bản khác như giữ vệ sinh tay để ngừa Covid-19.

Hơn 1,8 triệu ca Covid-19 ở Mỹ, Brazil ghi nhận số ca Covid-19 cao thứ 2 thế giới

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Vụ ngộ độc bánh mì gần 600 người nhập viện ở Đồng Nai: B.é t.rai 5 t.uổi t.ử v.ong
12:45:45 03/06/2024
Dấu hiệu nhận biết nốt ruồi ác tính
13:46:48 03/06/2024
Lý do bạn bị muỗi đốt nhiều hơn người khác
21:03:20 02/06/2024
Căn bệnh khiến cột sống uốn cong như con rồng
10:28:00 04/06/2024
7 lý do bạn nên ngừng ăn mì gói thường xuyên
18:53:53 02/06/2024
Vì sao ngủ nhiều lại đau đầu?
21:18:07 02/06/2024
Tác dụng phụ dễ gặp khi ăn dứa
20:45:45 02/06/2024
Loại thực phẩm đàn ông cần bổ sung để tránh rụng tóc, rối loạn chức năng sinh lý
13:15:24 03/06/2024

Tin đang nóng

Cần phải mạnh tay với vi phạm của Angela Phương Trinh
07:25:15 04/06/2024
Biết chồng tôi bị ung thư, tiểu tam dắt con rơi đến đòi chia tài sản
07:39:43 04/06/2024
Chồng thay đổi một cách khó hiểu, tôi càng thấy bất an khi đọc được tin nhắn anh gửi cho cô giáo của con
07:42:01 04/06/2024
Mỹ nhân Hoa ngữ đẹp như "hoa lê rơi rụng", tái xuất sau 3 năm khiến Dương Mịch bị "làm khó"
06:16:13 04/06/2024
Mỹ nam Vườn Sao Băng nghèo tới độ phải về quê trồng bắp, visual xuống cấp đến khó tin
09:17:42 04/06/2024
"Thần tiên tỷ tỷ thế hệ mới" đẹp bất chấp camera thường dí sát mặt, diện cả cây đen "chất phát ngất"
07:52:31 04/06/2024
Bằng Kiều: 'Tôi duy trì sự lãng mạn với bạn gái kém 18 t.uổi mỗi ngày'
07:12:37 04/06/2024
Trạm cứu hộ trái tim - Tập 38: Ngân Hà tha thứ cho Nghĩa để sống mạnh mẽ hơn
07:58:48 04/06/2024

Tin mới nhất

Dễ bị m.áu nhiễm mỡ: Có thể do ăn thiếu các món này

12:34:37 04/06/2024
Một nghiên cứu mới đã chỉ ra cụ thể một số khắc tinh của chất béo trong thực phẩm mà bạn có thể dễ dàng tận dụng để chống lại bệnh m.áu nhiễm mỡ.

Triệu chứng giống nhau, thầy giáo và 10 học sinh phải nhập viện

10:20:19 04/06/2024
Trong thời gian ngắn, một thầy giáo trường PTDT Bán trú TH-THCS ở Lào Cai và 10 học sinh cùng nhập viện vì triệu chứng vàng da, đau bụng, mệt mỏi chán ăn.

Nam thanh niên bị tâm thần vì quá sợ mắc ung thư

10:06:41 04/06/2024
N.A luôn nghĩ mình có khả năng mắc ung thư nên kiêng khem, áp dụng thực dưỡng một cách cực đoan, tâm lý luôn bất ổn.

Kỳ vọng vaccine ung thư sẽ 'thay đổi cuộc chơi'

09:24:37 04/06/2024
Giới khoa học kỳ vọng vaccine sẽ được sử dụng song song với phẫu thuật, hóa trị và xạ trị để ngăn ngừa ung thư quay trở lại và có thể mang ít tác dụng phụ hơn các phương pháp điều trị khác.

Mùa hè, người bệnh tiểu đường ăn ổi theo cách này giúp giảm kháng insulin, ổn định đường huyết

06:11:53 04/06/2024
Trong vỏ ổi có hàm lượng magie cao, hỗ trợ cho sự hấp thu glucose ở các mô ngoại biên như cơ xương, mô mỡ hay mô tim, từ đó giúp làm giảm đường trong m.áu. Do đó, khi ăn ổi thì người bệnh tiểu đường không nên loại bỏ vỏ.

Hoa đu đủ đực có thể chữa ho?

13:38:51 03/06/2024
Hoa đu đủ đực 15g, lá hẹ 15g, hạt chanh 10g, nước đun sôi để nguội 20ml. Các dược liệu được nghiền nát với nước. Thêm ít mật ong hoặc đường kính, uống làm 3 lần trong ngày. Dùng vài ngày.

Ăn 1 mớ rau ở quê mọc um tùm này tốt ngang 'vị thuốc quý'

13:32:46 03/06/2024
Có một loại cây thường làm lá gia vị nhưng được ví như một vị thuốc với những tác dụng hữu hiệu trong điều trị cảm cúm, sổ mũi...nhưng ít ai hay.

An toàn thực phẩm để đảm bảo cho trẻ phát triển toàn diện

13:28:23 03/06/2024
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), việc tiếp cận đủ lượng thực phẩm an toàn và tốt cho sức khỏe là then chốt để duy trì sự sống và tăng cường sức khỏe.

6 thói quen cần bỏ khi bị thoát vị đĩa đệm

13:21:23 03/06/2024
Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là một trong những bệnh lý cột sống thường gặp nhất hiện nay và đang có xu hướng trẻ hóa.

3 công thức sinh tố xoài giúp giảm cân

21:09:50 02/06/2024
Ngoài ra, để có thể giảm được cân an toàn khi ăn xoài, nên tránh tiêu thụ xoài lắc, nước trái cây hoặc xoài đóng gói vì những sản phẩm này thường chứa đường bổ sung và nhiều calo.

Thời điểm uống cà phê tốt cho não bộ

19:47:16 02/06/2024
Cà phê không chỉ mang lại lợi ích về sự tỉnh táo và năng lượng mà còn cung cấp một số chất dinh dưỡng quan trọng và có khả năng phòng ngừa một số bệnh nguy hiểm.

Biến chứng vì lạm dụng thuốc Corticoid: Chuyên gia cảnh báo gì?

19:45:37 02/06/2024
Do suy nghĩ thuốc đông y là lành và an toàn nên nhiều người dùng vô tội vạ, và sau một thời gian bị lệ thuộc vào thuốc, đồng nghĩa với các tác dụng phụ càng nặng hơn , BS. Nguyễn Quang Bảy thông tin.

Có thể bạn quan tâm

Chủ tịch Quốc hội Iran Qalibaf tuyên bố tranh cử Tổng thống

Thế giới

13:08:59 04/06/2024
Theo quy định của hiến pháp Iran, Tổng thống lâm thời Mokhber cần tiến hành cuộc bầu cử Tổng thống mới trong vòng tối đa 50 ngày.

Hình ảnh chưa công bố trong tang lễ diễn viên Đức Tiến: Bình Phương gọi điện cho mẹ chồng, khóc nức nở khi tiễn biệt

Sao việt

12:52:12 04/06/2024
Dù đã hơn 3 tuần trôi qua nhưng nhiều bạn bè, người thân vẫn chưa hết bàng hoàng sau sự ra đi đột ngột của diễn viên Đức Tiến ở t.uổi 44.

4 cách mặc đồ đen siêu trẻ trung, không bị "ngốt" trong ngày hè

Thời trang

12:50:51 04/06/2024
Tuy nhiên, vẻ ngoài của chị em dễ trở nên nhàm chán hoặc bị cộng t.uổi nếu không phối đồ khéo léo với item màu đen. Sau đây là 4 bí kíp diện trang phục màu đen trẻ trung, phù hợp với mùa hè, chị em nên tham khảo để đa dạng hóa phong cách...

2 sao nam hàng đầu bị tố ngủ với fan nữ: Người từng tỏ tình với Chi Pu, kẻ dính tin đồn hẹn hò "ác mộng Kbiz"

Sao châu á

12:49:23 04/06/2024
Rạng sáng ngày 4/6, các trang MXH rầm rộ chia sẻ cáo buộc 2 thành viên NCT là Johnny và Haechan đã ngủ với ba cô gái Nhật Bản, trong đó có 2 người là fan của các thành viên khác trong nhóm.

Trạm cứu hộ trái tim: Nghĩa gặp Ngân Hà và con gái sau 3 năm, ông Trường cũng hội ngộ "tình cũ"

Phim việt

12:41:27 04/06/2024
Sau khi tập 37 Trạm cứu hộ trái tim kết thúc, đoạn credit của phim đã tiết lộ nhiều tình tiết mới hấp dẫn sẽ xuất hiện trong các tập tiếp theo.

Nhân viên chiếm đoạt gần 1 tỷ đồng của công ty nướng vào trò... đỏ đen

Pháp luật

12:16:51 04/06/2024
Nhận t.iền từ kế toán, Tuấn đã dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt toàn bộ số t.iền và sử dụng vào các mục đích: tiêu xài cá nhân, đ.ánh b.ạc, trả nợ.

Quang Hải có phản ứng bất ngờ khi Chu Thanh Huyền gọi xin áo đội tuyển Việt Nam để tặng fan

Sao thể thao

12:07:26 04/06/2024
T.iền vệ Nguyễn Quang Hải đang cùng đội tuyển Việt Nam tập luyện tại VFF chuẩn bị cho 2 trận đấu gặp đội tuyển Philippines và Iraq thuộc vòng loại thứ 2 World Cup 2026. Dù vậy, khi được vợ bầu nhờ một chuyện anh chàng vẫn sẵn lòng giúp đ...

Truy tìm xe làm rơi hàng chục khối bê tông xuống Quốc lộ 1B

Tin nổi bật

11:45:29 04/06/2024
Khoảng 6h30 ngày 4/6, Tổ công tác của Đội CSGT đường bộ số 5 (Phòng CSGT Công an TP Hà Nội) làm nhiệm vụ tuần tra kiểm soát trên QL 1B (phường Thạch Bàn, quận Long Biên) đã phát hiện hàng chục khối bê tông nằm giữa đường.

Bí ẩn căn biệt thự 'view triệu đô' bị bỏ hoang trên núi ở miền Tây

Lạ vui

11:41:17 04/06/2024
Căn biệt thự trên núi Sam (thuộc TP Châu Đốc, tỉnh An Giang) nhiều năm phơi sương từng bị đồn thổi, thêu dệt về những câu chuyện khó tin.

Phải mất 3 lần thay bếp gas, tôi mới nhận ra nguyên tắc "5 không" khi mua

Sáng tạo

11:30:55 04/06/2024
Theo đó, những kinh nghiệm về việc chọn bếp gas đã được nhân vật trong bài đưa ra từ chính kinh nghiệm sau 3 năm sử dụng của bản thân mình.

Thuý Diễm diện váy tôn vòng 1 đi bên chồng, khác hẳn phong cách trên phim

Phong cách sao

11:30:27 04/06/2024
Thuý Diễm quyến rũ hút hồn với trang phục xẻ cổ chữ V.Mới đây, Thúy Diễm và chồng nhanh chóng thu hút sự chú ý khi xuất hiện trong show Giai nhân của NTK Đỗ Long.