Những cung đường ngoạn mục nhất thế giới
Một con đường “hay ho” với dân phượt cần có đủ độ khó, uốn lượn và cảnh quan ngoạn mục. Các tuyến đường dưới đây có thể làm bạn sợ hãi lúc đầu nhưng khi đã chinh phục được, bạn sẽ thấy cực kỳ thích thú.
10. Đại lộ xuyên biển – Florida, Mỹ
Con đường này nối các hòn đảo nhỏ ở vịnh Florida bằng 42 nhịp cầu lớn. Nó được xây dựng vào năm 1938, dọc theo một tuyến đường sắt cũ đã bị phá hủy bởi trận cuồng phong.
Trong suốt 4 giờ lái xe, bạn sẽ có cơ hội tận hưởng ánh nắng và hương vị của biển.
Trong thời gian nghỉ lễ, giao thông ở đây có chút chậm hơn nhưng chắc rằng mọi du khách đều muốn dành thêm thời gian nán lại trên con đường này.
9. Đường Iroha-zaka – Nhật Bản
Iroha-zaka là một cung đường quanh co nối trung tâm Nikko và Oku-Nikko. Con đường gốm 48 đường lượn, mỗi góc đường có một bảng chữ cái cổ Nhật Bản. Những từ bắt đầu bảng chữ cái I-ro-ha đã trở thành tên cho cung đường này.
Con đường này là sự kết hợp của hai làn đường, một đi xuống và một đi lên, cả hai đều có 48 đường lượn, phù hợp với 48 chữ cái trong cổ tự Nhật Bản.
8. Đường Đại Tây Dương – Na Uy
Con đường 5 dặm nối hai vùng Molde và Kristiansund này được bình chọn là công trình thế kỷ của Na Uy.
Địa hình không bằng phẳng, đôi chỗ thô ráp của con đường chính là điều đặc biệt, bởi nó tương ứng với sự dâng cao và rút xuống của thủy triều. Cảnh quan hai bên đường có thể kích thích bất kỳ lái xe ưa mạo hiểm nào.
Video đang HOT
7. Đèo Oberalp – Thụy Sĩ
Con đèo nối trung tâm Thụy Sĩ và vùng Graubunden Oberland là một cung đường quen thuộc với nhiều lái xe Châu Âu.
Tuy nhiên, cái lái xe chỉ có thể đến đây vào mùa hè. Khi mùa đông đến, con đèo được chặn phương tiện giao thông để dành làm tuyến đường bộ hoặc dốc trượt tuyết cho khách du lịch.
6. Đường Trollstigen – Na Uy
Một trong những địa điểm đáng lưu ý nhất của vùng Fjord ở Na Uy chính là con đường quanh co Trollstigen. Với thác nước Stigfossen cao 320m ngày đêm tung bọt trắng xóa, quanh cảnh hai bên đường hết sức hùng vĩ và ngoạn mục.
Đây là một con đường tương đối khó đi bởi kích thước hẹp và độ dốc 9%. Bù lại, khi vượt qua Trollstigen, bạn sẽ được “trả công” bằng quang cảnh hùng vĩ khi nhìn từ trên cao.
5. Đường hầm Guoliang – Trung Quốc
Đường hầm này được xây dựng chỉ trong vòng 5 năm, tại dãy núi Taihang, tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc. Trong quá trình thi công, nhiều người đã thiệt mạng.
Vào năm 1977, đường hầm chính thức được mở cửa để lưu thông. Đường hầm được đục từ dãy núi dài 1.200m, cao 5m, rộng 4m. Nơi đây được mệnh danh là “con đường không chấp nhận bất cứ sai lầm nào”.
4. Đường núi Jebel Hafeet – Các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất
Đây là con đường trải dài 7,3km với 60 ngọn núi cao 1.219m. Quang cảnh hai bên đường rất đẹp với sa mạc hùng vĩ bên dưới Tập hợp các khúc cua và đường thẳng được kết hợp với nhau một cách hoàn hảo.
3. Đèo Stelvio – Italy
Tọa lạc trên rặng núi phía Đông nước Ý, đèo Stelvio nối vùng Valtellina và thung lũng Adige, có độ cao 1,7 dặm (khoảng 2.757m) trên mực nước biển. Đây là tuyến đường núi lớn thứ hai được xây dựng trên dãy Alps.
Tuyến đường này có 48 khúc quanh gấp, một số điểm khá hẹp và độ dốc lớn. Với những người đam mê xe hơi, đây là một con đường có độ thử thách lớn, đáng để chinh phục.
2. Đường Lysebotn – Na Uy
Với những khúc hẹp và độ dốc “khủng”, Lysebotn được xem là một trong những con đường ngoạn mục nhất Châu Âu. Những người ưa mạo hiểm sẽ hoàn toàn bị cuốn hút với 27 khúc cua và gần 1,1km đường hầm.
Với sự uốn lượn đặc biệt, nhiều người đã liên tưởng nó với trò tàu lượn tốc độ mạo hiểm thường thấy ở các khu vui chơi. Con đường thú vị dài hơn 30km này chắc chắn sẽ làm những người mê mạo hiểm nở nụ cười rạng rỡ.
1. Đường Transfagarasan – Rumani
The Transfăgărăan (theo tiếng Rumani) là con đường nhựa cao nhất và ấn tượng nhất của đất nước này. Được xây dựng vào khoảng năm 1970 – 1974 với danh nghĩa một tuyến đường quân sự chiến lược của cựu độc tài Nicolae Ceausescu, con đường này kết nối hai địa danh lịch sử Transylvania và Wallachia.
Từ con đường Transfagarasan nhìn về phía bắc, du khách sẽ bị choáng ngợp vởi nhiều phong cảnh ngoạn mục. Tọa lạc trên dãy núi Carpathian, con đường còn dẫn du khách đến hồ Balea – một hồ băng có tuổi thọ hàng ngàn năm.
Theo VNE
TPHCM: Đại lộ Đông Tây lại lún
Dù được khắc phục bằng cách trải lớp nhựa mới nhiều lần nhưng đại lộ Đông Tây, đoạn phía quận 2, TPHCM vẫn tiếp tục hư hỏng, nhựa đường lún xuống theo vệt bánh xe.
Việc đoạn đại lộ này bị lún, nứt đã xảy ra từ năm 2011 và được khắc phục tạm nhiều lần. Lần khắc phục tạm gần đây nhất là vào cuối tháng 5/2012. Nhà thầu phải cào bóc lớp nhựa bề mặt bị hư hỏng sau đó thảm lại lớp nhựa mới. Tuy nhiên, chỉ mới sau 1 tháng sử dụng thì lớp nhựa đường này tiếp tục hư hỏng, xuất hiện tình trạng lún thành làn theo vệt bánh xe, tại thành rãnh dài trên mặt đường.
Hiện nhà thầu chỉ khắc phục tạm các đoạn trồi nhựa, đến quý 3/2012 mới tiến hành khắc phục triệt để tình trạng hư hỏng mặt đường tại đây
Ông Lương Minh Phúc, Trưởng ban Quản lý Đầu tư xây dựng công trình giao thông đô thị TP (viết tắt là Ban GT-ĐT), đại diện chủ đầu tư dự án cho biết: "Trong thời gian qua, hiện tượng trồi nhựa đã xuất hiện tại khu vực giao lộ Lương Định Của - Đại lộ Đông Tây trong phạm vi khoảng 800m trên đoạn đường từ giao Tỉnh lộ 25B đến nút giao Cát Lái. Đây là đoạn đường đã được thông xe đưa vào sử dụng từ tháng 8/2010".
Theo ông Phúc thì kết quả khảo sát thực tế và phân tích, đánh giá của Tư vấn độc lập cho thấy đây là hiện tượng trồi nhựa chứ không phải lún sụp. Bởi hiện kết cấu nền đường tại khu vực nêu trên vẫn ổn định, chỉ có lớp nhựa mặt đường bị biến dạng dưới tác động của các phương tiện có tải trọng lớn.
Nguyên nhân chính gây nên hiện tượng trồi nhựa trên theo giải thích của ông Lương Minh Phúc là vì mặt đường có cấp phối chưa phù hợp. Trong tháng 5, khi trả lời về nguyên nhân liên tục hư hỏng mặt đường đoạn Đại lộ Đông Tây này, nhà thầu dự án cho nguyên nhân là do xe quá tải quá nhiều, có xe chở gấp 3 - 4 lần tải trọng cho phép. Tuy nhiên, theo ông Lương Minh Phúc thì đó không phải là nguyên nhân chính.
Ông Lương Minh Phúc cho rằng: "Về ý kiến xe quá tải là nguyên nhân, theo quan điểm của ban GT-ĐT thì đây không phải là nguyên nhân chính. Tuy nhiên, căn cứ trên tình hình giao thông thực tế, yếu tố này cũng cần phải được lưu ý, kiểm tra, xem xét trong quá trình xây dựng phương án xử lý triệt để vấn đề trồi nhựa nêu trên".
Sau khi xảy ra hiện tượng trồi nhựa trên, Ban GT-ĐT yêu cầu Tư vấn giám sát, Nhà thầu thi công tiến hành các giải pháp khắc phục tạm nhằm đảm bảo giao thông chứ chưa phải là khắc phục triệt để nên tình trạng này còn tiếp tục tái diễn. Song song với việc khắc phục tạm, ban GT-ĐT cũng tiến hành kiểm tra xác định nguyên nhân và đề xuất giải pháp khắc phục triệt để vấn đề trên.
Theo GT-ĐT thì hiện Tư vấn và Nhà thầu đang hoàn chỉnh phương án xử lý triệt để hiện tượng trồi nhựa này. Hiện có 2 phương án đang được xem xét là sử dụng mặt đường cứng hoặc thay cấp phối nhựa mặt đường hiện hữu bằng cấp phối phù hợp. Ông Lương Minh Phúc cho biết: "Dự kiến công tác khắc phục triệt để vấn đề này sẽ hoàn thành trong quý 3/2012".
Về việc xác định và xử lý trách nhiệm các đơn vị liên quan, theo báo cáo của ban GT-ĐT thì ban đã chọn một đơn vị tư vấn độc lập thực hiện công tác trên để đảm bảo tính chính xác, khách quan. Dự kiến trong tháng 6 này sẽ có kết quả và trình cấp thẩm quyền xem xét, xử lý theo điều kiện hợp đồng và quy định hiện hành.
Theo Dân Trí
Nuốt chửng quả bóng bay dài gần 1m vào bụng Mới đây, ảo thuật gia Albert Cadabra ở New York, Mỹ đã có màn trình diễn ngoạn mục khi anh có thể nuốt gọn một quả bóng bay dài gần 1m vào bụng mà không gặp phải vấn đề gì. Trong đoạn video Cadabra đã bơm một quả bóng bay dài, rồi sau đó đưa vào miệng, từ từ đưa xuống cổ họng...