Những công việc kỳ lạ Elon Musk từng làm
Khá lâu trước khi nổi danh tại Thung lũng Silicon với Tesla, SpaceX, Elon Musk từng phải trồng rau, cưa gỗ, lau dọn buồng đốt của nhà máy.
Năm 17 tuổi, gia đình Musk rời Nam Phi đến Canada và ở cùng nhà người quen. Đầu tiên, ông làm việc tại trang trại gia đình ở làng Waldeck (Saskatchewan, Canada), chuyên trồng rau và ngũ cốc. Sau đó, ông học nghề cắt gỗ bằng lưỡi cưa tại Vancouver.
Tuy nhiên, sau khi tham khảo về những việc trả lương cao nhất, Musk quyết định chọn nghề nặng nhọc nhất khi đó – lau dọn buồng đốt của một xưởng cưa. Với mức lương 18 USD một giờ, Musk cho biết trong tiểu sử của mình rằng, ông phải “mặc bộ đồ bảo hộ và lách qua một hầm nhỏ gần như không thể chui lọt. Sau đó, bạn sẽ phải xúc cát và các chất cặn khác vẫn còn đang rất nóng, và lấy ra bằng đường hầm ban đầu”, ông nói, “Ở đó chẳng có đường thoát đâu. Một người ở đầu bên kia sẽ phải xúc chúng vào một xe cút kít. Nếu ở đó hơn 30 phút, bạn sẽ bị quá nóng và chết”.
Elon Musk năm 17 tuổi, khi còn ở trang trại của người quen. Ảnh: Elon Musk
Đầu tuần, có 30 người cùng làm với Musk. Đến ngày thứ 3, con số này là 5 người. Và đến cuối tuần, chỉ còn Musk và 2 người khác trụ lại.
Cuối cùng, ông quyết định từ bỏ công việc tay chân và theo đuổi công nghệ. Năm 1997, Musk tốt nghiệp Đại học Pennsylvania và theo học Đại học Stanford. Sau đó, ông nộp đơn xin việc tại Netscape, vì yêu thích lĩnh vực Internet mới mẻ khi đó.
Dù vậy, Musk không được nhận vào làm. Ông cho rằng lý do là mình không có bằng về khoa học máy tính hay vài năm kinh nghiệm làm việc cho một hãng phần mềm nào đó. “Tôi từng cố lang thang ở sảnh Netscape, nhưng quá nhút nhát để bắt chuyện với ai đó. Thế là tôi cứ đứng đó thôi. Thật xấu hổ”, ông nhớ lại.
Video đang HOT
Dù khởi đầu không mấy tốt đẹp, năm 1999, Musk cũng bán được công ty đầu tiên – Zip2 cho Compaq với giá gần 300 triệu USD. Ông lập Zip2 sau khi thất bại tại Netscape. Musk quyết định rằng thay vì theo đuổi bằng tiến sĩ tại Stanford, mình nên lập một công ty trước. Ông tính toán có thể quay về học bất kỳ lúc nào nếu khởi nghiệp thất bại. Zip2 là website cung cấp hướng dẫn du lịch cho các tờ báo như New York Times hay Chicago Tribune.
Sau đó, ông dành số tiền kiếm được từ bán Zip2 để lập X.com – nền tảng dịch vụ tài chính sau này trở thành PayPal. Năm 2002, eBay mua PayPal với giá 1,5 tỷ USD.
Musk tiếp tục thành lập SpaceX năm 2002 và Tesla năm 2003. Năm 2016, ông còn lập ra Neuralink – cấy máy tính vào bộ não con người để theo kịp trí tuệ nhân tạo và một năm sau đó là The Boring Company. Hiện tại, Musk đã là tỷ phú khởi nghiệp nổi tiếng thế giới với 27,5 tỷ USD.
Theo vnexpress
Timeboxing: Phương pháp "đóng gói" thời gian cực kỳ hiệu quả của tỷ phú Elon Musk, ai cũng có thể học ngay mà không cần chờ đợi
Ai cũng có 24 giờ mỗi ngày, điều khác biệt nằm ở việc quản lý thời gian có hiệu quả hay không
Tất cả chúng ra ai cũng biết rằng Elon Musk có lịch làm việc điên cuồng nhiều gấp đôi số giờ làm trung bình của một người làm việc toàn thời gian. Ngoài ra, Elon Musk còn có thể dành 4 ngày một tuần để chơi với 5 đứa con của mình. Làm sao vị tỉ phú này quản lý thời gian mà vẫn làm việc hiệu quả?
Thực ra Elon Musk lên kế hoạch của một ngày của mình theo từng quãng thời gian 5ph và mọi thứ đều được ông lên kế hoạch từ trước. Phương pháp này có tên Timeboxing (đôi khi được gọi với cái tên Timeblocking) và trên thực tế nó được rất nhiều người khác sử dụng bao gồm Bill Gates và Cal Newport.
Về cơ bản Timeboxing là hành động đặt ra những khoảng thời gian nhất định cho mỗi công việc mà bạn phải làm và thiết lập chúng vào lịch trình làm việc hàng ngày của bạn.
Trước khi bắt đầu tìm hiểu về phương pháp quản lý thời gian này, hãy cùng bắt đầu với một câu hỏi: "Tại sao phải dùng phương pháp này?" hay "Tại sao phải "đóng gói" thời gian cho từng công việc?"
Có khá nhiều người chỉ trích phương pháp này, bởi họ cho rằng việc lên lịch trình trước cho cả một ngày chỉ biến bạn trở thành một con robot. Tuy nhiên, đây thực ra là một lối suy nghĩ khá sai lầm. Việc lên lịch trước cho một ngày nghĩa là bạn sẽ phải tôn trọng kế hoạch đã được định trước và bạn sẽ có ít thời gian rảnh rỗi linh tinh hơn. Và ai cũng biết mà, nhàn cư vi bất thiện, khoảng thời gian rảnh rỗi không có việc gì làm đôi khi lại là một điều vô cùng xấu.
Theo định luật Parkinson, công việc luôn tự mở rộng ra để chiếm đủ thời gian chúng ta ấn định cho nó. Vậy nên, về cơ bản, phương pháp Timeboxing giúp bạn tạo ra giới hạn có ích để có thể thực sự làm việc hiệu quả.
Điều trước tiên và quan trọng nhất, nó khiến bạn phải lựa chọn rất nhiều trong những lúc bạn không làm việc vì bạn đang tôn trọng kế hoạch đã đề ra nên bạn dành ít thời gian hơn cho việc phải suy nghĩ xem mình phải làm gì trước.
Thứ hai, vì lượng thời gian của bạn bị giới hạn, bạn sẽ không lãng phí nó và biết sắp xếp chúng một cách hiệu quả hơn.
Phương pháp này giúp bạn ghi lại những công việc mình đã làm, vì vậy, vào cuối tuần hoặc cuối này, bạn sẽ biết được chính xác bạn đã hoàn thành được bao nhiêu công việc đồng thời nâng cao hiệu suất làm việc của mình.
Cách áp dụng của Elon Musk là giới hạn cho những công việc của mình chỉ trong 5 phút. Ví dụ, Elon Musk chỉ cho phép mình ăn bữa trưa của mình trong vòng 5 phút hoặc ít hơn, thường là vào giờ nghỉ giữa một cuộc họp. Tuy vậy, bạn có thể làm theo phương pháp này theo một phiên bản "dễ thở" hơn theo những gợi ý sau:
Chia trang giấy ra làm 2 cột và cột thứ nhất là để ghi lại kế hoạch ban đầu. Sau đó, nếu kế hoạch thay đổi hay có điều gì gián đoạn trong ngày, bạn sẽ xem lại kế hoạch ở cột bên cạnh và sau đó tiếp tục công việc từ thời điểm đó.
Ước lượng thời gian cho từng kế hoạch cụ thể. Bạn cũng nên thiết lập một số khung thời gian ngắn giữa những kế hoạch đã vạch ra để giải quyết những việc xảy ra ngoài kế hoạch. Đôi khi những việc đột xuất bạn phải giải quyết ngay lập tức và có thể nằm trong khung thời gian đã được lên kế hoạch trước cho việc khác. Trong trường hợp như vậy, khung thời gian dự phòng sẽ giải quyết được vấn đề.
Để ước lượng thời gian một cách tốt nhất, bạn nên theo dõi sát sao thời gian biểu của mình. Nếu không, bạn có thể sử dụng ứng dụng Toggle, có cả phiên bản máy tính lẫn thiết bị di động. Về cơ bản, bạn chỉ cần ghi ra bạn sẽ làm gì (bạn có thể gắn thẻ nếu muốn) và nhấn bắt đầu công việc. Sau đó khi đã hoàn thành, bạn nhấn vào kết thúc. Việc theo dõi thời gian qua ứng dụng này dần dần sẽ giúp bạn biết được mỗi việc mình làm tốn bao nhiêu thời gian, và bạn bắt đầu có thể so sánh được sự chênh lệch giữa ước tính ban đầu với số liệu thực tế. Từ đó bạn có thể bắt đầu tính đoán trong đầu và dự đoán tốt hơn.
Ai cũng có 24 giờ mỗi ngày, điều khác biệt nằm ở việc quản lý thời gian có hiệu quả hay không. Với phương pháp đơn giản này, hy vọng bạn có thể tận dụng được tốt khoảng thời gian của mình, biến bản thân trở thành một người năng suất hơn.
Theo GenK
Củ khoai tây thông minh là 'thiết bị' kỳ lạ nhất tại CES 2020 Trò đùa này cho thấy sự ám ảnh khi tích hợp tính năng thông minh cho mọi thứ trong cuộc sống ngày nay. Hội chợ công nghệ CES hàng năm là nơi những nhà sản xuất mang tới các thiết bị kỳ lạ nhất, thậm chí là những ý tưởng điên rồ. Rất nhiều sản phẩm được trưng bày tại CES là dạng...