Những công trình trăm tuổi ở thành phố mới của Bắc Ninh
Đền Đô ở TP Từ Sơn được ví như vùng đất khí thiêng hội tụ, nơi thờ tự các bậc đế vương triều Lý.
Chiều 22/9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đồng ý thành lập thành phố Từ Sơn, Bắc Ninh trên cơ sở nguyên trạng hơn 61 km2 và 202.800 người dân của thị xã Từ Sơn. Thành phố mới của tỉnh Bắc Ninh có lợi thế về giao thông, vị trí địa lý, lịch sử, văn hóa, hút du khách miền Bắc. Tại đây có nhiều công trình, điểm tham quan giá trị cho du khách.
Đền Đô
Ngôi đền còn được gọi với tên đền Lý Bát Đế hoặc Cổ Pháp Điện ở phường Đình Bảng, TP Từ Sơn, là nơi thờ phụng 8 vị vua nhà Lý và tưởng nhớ triều đại hưng thịnh kéo dài hơn 200 năm. Công trình có quy mô đồ sộ, xây cất công phu mang hình bóng kinh đô Thăng Long. Tương truyền, đền được vua Lý Thái Tông khởi công xây dựng vào năm 1030 và liên tục được trùng tu, mở rộng với kiểu thức “nội công ngoại quốc”, xung quanh có tường vây bọc gồm hàng chục công trình chia làm 2 khu.
Năm 1952, Pháp đánh bom phá hủy toàn bộ kiến trúc đền. Đến năm 1989 đền Đô được xây dựng lại như cũ, thừa hưởng hoàn toàn phong cách thời Lý và văn hóa dân gian theo bản vẽ của các nhà nghiên cứu. Tháng 3 Âm lịch hàng năm, tại đây tổ chức lễ hội đền Đô diễn ra trong 3 ngày 14, 15 và 16 để tưởng nhớ ngày vua Lý Thái Tổ lên ngôi. Cuối năm 2014, đền được xếp hạng Di tích Lịch sử Văn hóa Quốc gia đặc biệt.
Chùa Kim Đài
Cách đền Đô khoảng 3 km là chùa Kim Đài, còn gọi là chùa Đài, chùa Quỳnh Lâm, chùa Lục Tổ, là một trong những ngôi chùa có lịch sử lâu đời nhất Việt Nam. Theo sử sách, chùa được xây từ thế kỷ thứ 8, vào thời nhà Lý, đây là một trong những ngôi chùa to và đẹp nhất, tương truyền là nơi Lý Công Uẩn (vua Lý Thái Tổ), người sáng lập triều Lý từng làm chú tiểu tại chùa lúc còn nhỏ.
Đình Đình Bảng
Video đang HOT
Ngôi đình làm hoàn toàn bằng gỗ lim, có kiến trúc dáng nhà sàn đẹp nhất miền Bắc, còn có tên là đình Báng, nằm trên một khu đất cao ở phường Đình Bảng, TP Từ Sơn, do viên quan Nguyễn Thạc Lượng xây dựng từ năm 1700 đến 1736.
Cũng như nhiều đình làng Việt Nam vào cuối thế kỷ 17 đầu thế kỷ 18, đình Đình Bảng có kiến trúc bề thế, hòa hợp với thiên nhiên. Đình có mái dài, cao, các đầu đao uốn cong vút, lợp ngói mũi hài dày bản, rộng khổ. Đình thờ các vị thần là Cao Sơn Đại Vương, Bạch Lệ Đại Vương, Thủy Bá Đại Vương và Lục Tổ có công lập lại làng Đình Bảng vào thế kỷ 15, sau khi bị giặc Minh tàn phá.
Ngôi chùa ở phường Tương Giang, TP Từ Sơn là danh lam cổ tự của tỉnh Bắc Ninh, ở trên lưng chừng núi thanh tịnh, quanh năm cây cối u tịch. Ngôi chùa gồm các tòa Tam bảo, nhà tổ, nhà bia và các công trình phụ trợ, là một trung tâm Phật giáo lớn vào thời Lý.
Hiện nơi này bảo lưu nhiều tài liệu cổ, những giai thoại phản ánh đời sống, lai lịch của vua Lý Thái Tổ từ thuở ấu thơ. Đến chùa Tiêu, du khách còn được chiêm bái pho tượng thiền sư Như Trí đầy bí ẩn và cực quý giá ở Việt Nam. Bên cạnh đó, đây là ngôi chùa hiếm hoi không đặt hòm công đức ở miền Bắc, các bàn giờ chỉ có hoa quả, bánh kẹo, đèn nhang…
Những công trình được mệnh danh 'xấu nhất' Trung Quốc
Nhà thờ hình đàn vĩ cầm, ngôi nhà lộn ngược, khách sạn hình búp bê Nga là một trong những công trình nằm trong danh sách tòa nhà xấu nhất Trung Quốc.
Khách sạn Nội Mông Manzhouli Matryoshka có hình một búp bê Nga.
Kênh CNN (Mỹ) cho biết nửa thập niên sau khi Chính phủ Trung Quốc ban hành chỉ thị yêu cầu chấm dứt các công trình "quá khổ, kỳ lạ và sính ngoại", trang mạng chuyên về kiến trúc của Trung Quốc Archcy.com đã đưa ra danh sách 90 ứng cử viên cho khảo sát thường niên về những tòa nhà xấu xí nhất nước này.
Danh sách này gồm nhiều khách sạn, viện bảo tàng, tòa nhà chọc trời... Đã có 30.000 người tham gia cuộc khảo sát với cổng Đại học Chiết Giang ở Hàng Châu - thủ phủ tỉnh Chiết Giang - nhận được nhiều phiếu nhất. Tiếp đó là cầu kính ở tỉnh Tứ Xuyên nối giữa tượng khổng lồ một người đàn ông và người phụ nữ trong trang phục truyền thống Trung Quốc.
Cuộc khảo sát vẫn được mở cho đến tháng 12. Ở thời điểm đó, một nhóm các kiến trúc sư, học giả và nhà phê bình sẽ tham gia. Các công trình được đánh giá dựa trên 9 tiêu chí trong đó là tòa nhà có được coi "hài hòa" với môi trường xung quanh hay không, liệu thiết kế của nó được cho là có "đạo văn"... Danh sách 10 công trình "xấu nhất" sẽ được công bố vào cuối năm nay với phiếu bầu của công chúng chiếm 40% quyết định cuối cùng.
Các tòa nhà "chiến thắng" trong cuộc thăm dò ý kiến những năm gần đây bao gồm một trung tâm văn hóa hình con cua và cây cầu dành cho người đi bộ được tô điểm bằng một loạt sáu viên "kim cương" ngoại cỡ.
Nhà thờ tại tỉnh Quảng Đông với chi phí xây dựng 2 triệu nhân dân tệ.
Cầu kính tại núi Jiuhuangshan ở Tứ Xuyên.
Khách sạn với mái hình giống mũ cao bồi tại làng Miaoshan tỉnh Chiết Giang.
Ngôi nhà màu sắc hình lộn ngược ở Trùng Khánh.
Bảo tàng nghệ thuật quốc tế của trẻ em tại tỉnh Tây An.
Bảo tàng Taiyuan được lấy cảm hứng thiết kế từ đèn lồng đỏ Trung Quốc nhưng nhiều người cho rằng công trình này giống bát mì màu đỏ.
Tòa nhà thương mại Dongping Poly ở tỉnh Quảng Đông.
Chủ tịch Tập Cận Bình từ lâu đã bày tỏ lo ngại về "tiếng tăm" của Trung Quốc sở hữu nhiều công trình kiến trúc kỳ quặc. Năm 2014, ông công khai chỉ trích việc xây dựng các tòa nhà khác thường tại một hội nghị chuyên đề văn học ở Bắc Kinh.
Tháng 6/2020, Bộ Nhà ở Trung Quốc cùng Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia (NDRC) đã ban hành thông tư đề nghị chấm dứt các tòa nhà "sao chép" và các tòa nhà chọc trời cao hơn 500 m. NDRC đã nhắc lại việc hạn chế chiều cao công trình vào đầu năm nay, với một văn bản chính sách cũng "nghiêm cấm" việc xây dựng các tòa nhà "xấu xí", ủng hộ những công trình "phù hợp, tiết kiệm, xanh và đẹp".
Bốn công trình tuyệt mỹ của vua Khải Định giờ ra sao? Trong giai đoạn ngồi trên ngai vàng, vua Khải Định (1885-1925) đã cho xây dựng rất nhiều công trình kiến trúc độc đáo ở Huế. Qua thăng trầm lịch sử, các công trình này có số phận trái ngược nhau. 1. Nằm trên triền núi Châu Chữ, xã Thủy Bằng, thành phố Huế, lăng Khải Định còn được gọi là Ứng Lăng, là...