Những công trình ‘làm nghèo’ đất nước: Hoang phí hệ thống lọc nước uống hơn 123 tỉ đồng
Chỉ sau một thời gian ngắn sử dụng, hệ thống lọc nước uống tại các trường học và trạm y tế trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu với tổng vốn đầu tư hơn 123 tỉ đồng đã hư hỏng, xuống cấp trầm trọng, nhiều nơi bị bỏ phế.
Một doanh nghiệp trúng 27/31 gói thầu
Theo báo cáo của Sở KH-ĐT Bạc Liêu về việc kiểm tra, đánh giá đầu tư hệ thống lọc nước uống trên địa bàn tỉnh, ngày 7.3.2017 Chủ tịch UBND tỉnh có công văn chỉ đạo đầu tư thí điểm 15 hệ thống lọc nước uống tại TP.Bạc Liêu. Mục tiêu đầu tư nhằm đảm bảo sức khỏe cho học sinh mầm non, tiểu học và THCS. Qua đó tổng kết, đánh giá hiệu quả công trình, khả năng xã hội hóa…, báo cáo UBND tỉnh nghiên cứu để nhân rộng mô hình trong toàn tỉnh.
Tháng 5.2017, UBND tỉnh quyết định phân bổ vốn cho tất cả 7 huyện, thị xã, thành phố và giao UBND các địa phương quyết định đầu tư. Tính đến tháng 6.2021, UBND các huyện, thị xã và thành phố đã đầu tư 299 hệ thống lọc nước uống, trong đó có 253 điểm trường và 46 trạm y tế với tổng kinh phí hơn 123 tỉ đồng.
Nhiều thiết bị của hệ thống lọc nước uống tại Trường tiểu học Quang Trung chất đống dưới chân cầu thang. Ảnh TRẦN THANH PHONG
Qua khảo sát thực tế, dù quy mô học sinh hay lượng bệnh nhân đến khám ít hay nhiều thì các địa phương vẫn đầu tư 1 hệ thống/đơn vị sử dụng, và công suất như nhau (2.000 lít/ngày đêm đối với trường học, 5.000 lít/ngày đêm đối với trạm y tế). Chi phí đầu tư cho hệ thống cũng tương đối cao (khoảng 400 triệu đồng/hệ thống lắp cho trường học và khoảng 500 triệu đồng đối với trạm y tế).
Video đang HOT
Điều bất thường là trong toàn bộ kinh phí đầu tư hơn 123 tỉ đồng thì Công ty CP công nghệ Remy Việt Nam trúng đến 27/31 gói thầu. Bên cạnh đó, tỷ lệ tiết kiệm trong lựa chọn nhà thầu rất thấp, trung bình khoảng 0,87%. Cá biệt H.Hồng Dân tỷ lệ này chỉ là 0,1%. Trong khi tỷ lệ tiết kiệm trong đấu thầu của tỉnh bình quân trong 5 năm qua là 3,95%.
Hệ thống lọc nước uống tại Trường THCS Lê Hồng Phong bị hư hỏng, bỏ phế nhiều năm qua
Hư hỏng sau khoảng 1 năm sử dụng
Qua tìm hiểu của PV Thanh Niên, phần lớn các hệ thống lọc nước uống ở trường học, trạm y tế trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu hiện đều bị hư hỏng, xuống cấp, không sử dụng được.
Thầy Châu Hùng Cường, Phó hiệu trưởng Trường tiểu học Quang Trung (xã Điền Hải, H.Đông Hải), cho biết năm 2018 nhà trường được huyện đầu tư lắp đặt hệ thống lọc nước uống. Lúc đầu, thầy cô, học sinh rất vui mừng, phấn khởi vì có nguồn nước sạch để sử dụng. Tuy nhiên, chỉ sử dụng được thời gian ngắn, đến năm 2019, hệ thống lọc nước uống bị hư lõi lọc, hư mô tơ điện, ống nước bị bể, nguồn nước không ngọt, nhiều thiết bị rỉ sét… Mặc dù nhà trường nhiều lần sửa chữa, khắc phục nhưng vẫn không sử dụng được. Hiện do vướng công trình đang thi công nên nhà trường đã phải cho tháo dỡ nhiều trang thiết bị của hệ thống lọc nước rồi bỏ đống dưới chân cầu thang, gây lãng phí ngân sách nhà nước đã đầu tư.
Hệ thống lọc nước uống tại Trạm y tế xã Điền Hải không sử dụng được
Tương tự, năm 2018, Trường THCS Lê Hồng Phong (xã Điền Hải, H.Đông Hải) cũng được huyện đầu tư hệ thống lọc nước uống. Tuy nhiên, theo cô Lưu Xuân Hương, Hiệu trưởng nhà trường, hệ thống lọc nước uống của trường chỉ sử dụng được một thời gian ngắn thì… lọc không ra nước. Nhà trường phải bỏ ra 3 triệu đồng thuê thợ sửa chữa nhưng chỉ sử dụng được thêm 5 – 6 tháng lại tiếp tục hư hỏng. Hiện hệ thống lọc nước này đã hư ổ cứng và nhiều thiết bị khác nên không thể sửa chữa, khắc phục được, đang bỏ phế ngoài trời, phơi mưa phơi nắng trong thời gian dài.
Bác sĩ Nha Văn Ửng, Trưởng trạm y tế xã Điền Hải (H.Đông Hải), cho biết năm 2019 đơn vị được huyện đầu tư hệ thống lọc nước uống phục vụ bệnh nhân, y bác sĩ cùng nhân viên của trạm. Đến tháng 4.2020, đơn vị phát hiện nước uống bị hôi mùi sình, không thể sử dụng. Sau đó, đường ống dẫn bị nghẹt nước, sau nhiều lần sửa chữa, khắc phục vẫn không sử dụng được. Nhiều thiết bị hệ thống lọc nước uống hiện đã xuống cấp, hư hỏng rồi bỏ phế.
“Huyện kêu chọn vị trí lắp đặt hệ thống lọc nước uống, rồi ký nghiệm thu. Trạm y tế hoàn toàn không biết thông tin gì về vốn đầu tư, trang thiết bị hệ thống lọc nước uống này”, bác sĩ Ửng nói.
Theo nguồn tin của PV Thanh Niên, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bạc Liêu đang khẩn trương điều tra làm rõ nghi vấn sai phạm nghiêm trọng tại dự án lắp đặt hệ thống lọc nước uống ở trường học, trạm y tế trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, xác minh làm rõ nhiều dấu hiệu bất thường như: giá trúng thầu gần bằng giá khởi điểm, có dấu hiệu nâng khống giá trị thiết bị, gây lãng phí ngân sách nhà nước, một doanh nghiệp trúng liên tiếp 27 gói thầu…
Triển khai Nghị quyết về chủ trương đầu tư xây dựng cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu
Ngày 25/7, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành ký Nghị quyết số 90/NQ-CP triển khai Nghị quyết số 59/2022/QH15 của Quốc hội về chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu giai đoạn 1.
Tuyến tránh Quốc lộ 56 chạy qua thành phố Bà Rịa. Đây sẽ là điểm cuối của dự án đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu. Ảnh: Hoàng Nhị/TTXVN
Theo đó, Chính phủ quyết nghị triển khai Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu giai đoạn 1 (Dự án) được Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư tại Nghị quyết số 59/2022/QH15 và thực hiện chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội theo Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội bảo đảm tuân thủ quy định của pháp luật, tiến độ, chất lượng công trình, quản lý chặt chẽ và sử dụng vốn tiết kiệm, hiệu quả, công khai, minh bạch.
Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai, Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thực hiện thẩm quyền của người quyết định đầu tư, tổ chức lập, thẩm định, quyết định phê duyệt dự án thành phần được Thủ tướng Chính phủ phân cấp làm cơ quan chủ quản. Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải thực hiện thẩm quyền của người quyết định đầu tư, tổ chức lập, thẩm định, quyết định phê duyệt dự án đối với dự án thành phần do Bộ Giao thông Vận tải làm cơ quan chủ quản.
Trình tự, thủ tục, thẩm quyền thẩm định và quyết định đầu tư các dự án thành phần được thực hiện tương tự như đối với dự án nhóm A theo quy định pháp luật về đầu tư công. Việc lập, thẩm định, quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường được thực hiện theo từng dự án thành phần.
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai, Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và người có thẩm quyền tổ chức thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư áp dụng hình thức chỉ định thầu trong 2 năm (2022 và 2023) đối với các gói thầu tư vấn, xây lắp liên quan đến các dự án thành phần, gói thầu phục vụ di dời hạ tầng kỹ thuật, gói thầu thực hiện đền bù, giải phóng mặt bằng và tái định cư. Trình tự, thủ tục chỉ định thầu thực hiện theo quy định của pháp luật đấu thầu. Riêng gói thầu xây lắp các dự án thành phần (không bao gồm gói thầu xây lắp phục vụ di dời hạ tầng kỹ thuật, đền bù, giải phóng mặt bằng và tái định cư), việc chỉ định thầu kèm theo yêu cầu tiết kiệm tối thiểu 5% giá trị dự toán gói thầu (không bao gồm chi phí dự phòng).
Chính phủ cho phép Bộ Giao thông vận tải, UBND tỉnh Đồng Nai, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu triển khai đồng thời một số công việc liên quan đến công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và xác định các bãi đổ chất thải rắn xây dựng trong giai đoạn chuẩn bị dự án; bao gồm: Tổ chức lập, phê duyệt, bàn giao hồ sơ thiết kế cắm cọc giải phóng mặt bằng của các dự án thành phần theo từng giai đoạn (tùy thuộc mức độ phức tạp về kỹ thuật của từng đoạn tuyến), cơ bản hoàn thành trước ngày 20/11/2022 để các địa phương thực hiện công tác giải phóng mặt bằng. Hồ sơ thiết kế cắm cọc giải phóng mặt bằng sẽ được cập nhật bảo đảm phù hợp dự án đầu tư được duyệt.
Các địa phương tổ chức rà soát, phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện bảo đảm đủ cơ sở, căn cứ thực hiện công tác giải phóng mặt bằng; thực hiện các công việc khác có liên quan tới công tác giải phóng mặt bằng.
Trên cơ sở hồ sơ thiết kế cắm cọc giải phóng mặt bằng, các địa phương xác định sơ bộ nhu cầu tái định cư, rà soát quỹ đất, quỹ nhà tái định cư để xác định địa điểm, hình thức tái định cư; tổ chức lập dự án đầu tư xây dựng các khu tái định cư; triển khai thực hiện việc giải phóng mặt bằng khu tái định cư (nếu có).
Các địa phương chủ trì xác định vị trí, diện tích các bãi đổ chất thải rắn xây dựng đáp ứng nhu cầu các dự án thành phần; thực hiện các công việc liên quan như đánh giá tác động môi trường, giải phóng mặt bằng các bãi đổ chất thải rắn xây dựng (nếu có) bảo đảm tiến độ thi công; cho phép triển khai đồng thời các thủ tục để rút ngắn thời gian thực hiện các công việc: Thẩm định, quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường; khảo sát, lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư; khảo sát, lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế kỹ thuật, dự toán và lựa chọn nhà thầu cùng các công việc khác có liên quan để bảo đảm tiến độ triển khai các dự án thành phần. Các thủ tục nêu trên cần tuân thủ đúng các giai đoạn, bước thiết kế xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng.
Đối với việc khai thác các mỏ khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường nằm trong Hồ sơ khảo sát vật liệu xây dựng phục vụ Dự án được áp dụng các cơ chế tại Nghị quyết số 60/NQ-CP, Nghị quyết số 133/NQ-CP của Chính phủ và các cơ chế đặc thù.
Cắt chuyển công việc của nhà thầu yếu tại dự án cao tốc Bắc - Nam Lãnh đạo Cục Quản lý Xây dựng và Chất lượng công trình giao thông (Bộ Giao thông vận tải) cho biết, nhằm đảm bảo kế hoạch đưa 4 dự án thành phần dự án xây dựng đường bộ cao tốc Bắc - Nam về đích trong năm 2022, mới đây, Bộ Giao thông vận tải đã chỉ đạo các Ban quản lý dự...