Những công trình kiến trúc vĩ đại nhất thế giới
Vạn Lý Trường Thành, lăng mộ Tần Thủy Hoàng… đều là những thành tựu xây dựng vĩ đại được tạo nên bởi bàn tay và trí óc của con người.
Vạn Lý Trường Thành
Vạn Lý Trường Thành.
Được công nhận là một trong 7 kỳ quan thế giới, Vạn Lý Trường Thành là công trình nhân tạo dài nhất trong lịch sử với mục đích ban đầu dùng để phòng thủ quân sự.
Vạn Lý Trường Thành sử dụng nguyên liệu đất và đá, bắt đầu từ thời Tây Chu rồi được xây dựng liên tục trong hơn 2.000 năm, phân bố trên vùng đất rộng lớn ở miền Bắc và miền Trung Trung Quốc, với chiều dài hơn 20.000 km.
Tòa nhà bằng băng lớn nhất thế giới
Khu vực bên ngoài khách sạn băng ở Jukkasjrvi.
Khách sạn băng ở Jukkasjrvi (Thụy Điển) là tòa nhà bằng băng lớn nhất thế giới, diện tích 6 000 m. Khách sạn này còn có các tác phẩm điêu khắc trên băng, rạp chiếu phim, quán bar và ngay cả những ly trong khách sạn đều được làm bằng băng đá.
Nội thất một gian phòng của Khách sạn băng ở Jukkasjrvi.
Thế nhưng khách sạn băng chỉ tồn tại từ tháng 12-tháng 4 và kiến trúc khách sạn thay đổi theo mỗi năm.
Cây cầu vượt biển dài nhất thế giới
Cầu vượt biển dài nhất thế giới nối liền 3 đặc khu Hong Kong – Macau – Chu Hải của Trung Quốc.
Cây cầu vượt biển nối liền 3 đặc khu Hong Kong – Macau – Chu Hải của Trung Quốc, có chiều dài 55km, gấp 20 lần cầu Cổng vàng nổi tiếng ở San Francisco, Mỹ.
Cấu trúc cầu được thiết kế để chịu được tác động của động đất, bão theo mùa và các vụ va chạm tàu. Để tàu chở hàng thuận lợi đi qua cửa sông, cầu có một đoạn chui xuống biển dài 6,7 km, với lối lên ở hai hòn đảo nhân tạo.
Lăng mộ lớn nhất thế giới
Một phần bên trong khu di tích lăng mộ Tần Thủy Hoàng.
Đây là lăng mộ lớn nhất thế giới, mất 38 năm để hoàn thành (từ năm 246-208 TCN). Bố cục của nó mô phỏng theo kinh đô nhà Tần là Hàm Dương được chia thành các khu nội thành và ngoại thành.
Chu vi của khu vực nội thành là 2,5 km và ngoại là 6,3 km. Mộ chính nằm ở phía Tây Nam của nội thành và hướng về phía đông. Buồng lăng mộ chính chứa quan tài và các hiện vật chôn cất là tâm điểm của quần thể kiến trúc lăng mộ.
Hiện khu di tích vẫn chưa được khai quật hoàn toàn nên chưa thể xác định chính xác thiết kế cũng như quy mô, số lượng binh sĩ đất nung hay còn những bí ẩn nào nữa hay không.
Tòa nhà dân cư cao nhất thế giới
Tòa nhà Central Park Tower.
Central Park Tower nằm trên con phố West 57, một tòa nhà chọc trời ở New York (Mỹ). Năm 2019 được xác nhận là tòa nhà dân cư cao nhất thế giới với 1.550 feet (472m). Nó cung cấp tầm nhìn vô tận, có lối kiến trúc tinh tế, sang trọng đi kèm với dịch vụ tốt chưa từng có.
Kiến trúc cung điện lớn nhất thế giới
Tử Cấm Thành, một trong những biểu tượng của văn hóa lịch sử Trung Quốc.
Tử Cấm Thành hay còn gọi là Cố Cung, nằm ở trung tâm Thủ đô Bắc Kinh (Trung Quốc), từng là cung điện của triều đại nhà Minh và nhà Thanh, với 24 vị hoàng đế từng đăng cơ và chấp chính tại đây.
Tử Cấm thành được xây dựng vào năm thứ 4 đời Minh Thành Tổ Chu Đệ, có diện tích 720.000 m2 và diện tích xây dựng khoảng 150.000 m2. Đây là kiến trúc kiểu cung điện lớn nhất hiện có trên thế giới.
Ngoài ra, với hơn 19 triệu lượt khách trong năm 2019, đây cũng được xem là khu bảo tàng lịch sử bận rộn nhất thế giới.
Tòa nhà hành chính rộng nhất thế giới
Lầu Năm Góc nhìn từ trên cao.
Lầu Năm Góc nằm ở Washington (Mỹ), là trụ sở của Bộ Quốc phòng Mỹ. Khi khi nhìn từ trên cao, tòa nhà này trông như một hình ngũ giác, do đó có tên là “Lầu Năm Góc”.
Lầu Năm Góc là tòa nhà hành chính rộng nhất thế giới với diện tích khoảng 600.000m2 mà trong đó khoảng 340,000m2 được sử dụng làm văn phòng. Có khoảng 23.000 nhân viên quân sự và dân sự, cùng 3.000 nhân viên phi quốc phòng khác làm việc tại đây.
Đảo nhân tạo lớn nhất thế giới
Palm Islands là quần thể đảo nhân tạo có hình dáng của những lá cọ vươn ra vịnh Ba Tư nổi tiếng, gồm 3 hòn đảo: Palm Deira, Palm Jebel Ali và Palm Jumeirah, đều là những hòn đảo nhân tạo lớn nhất thế giới.
Toàn cảnh quần đảo nhân tạo Palm Islands.
Quần đảo Palm Islands ở Dubai là sản phẩm nhân tạo đầu tiên được tạo ngoài khơi Dubai. Đây được coi là công trình lấn biển thành công nhất và cũng là công trình nhân tạo rộng nhất. Chi phí xây dựng quần đảo Palm Islands lên tới khoảng 14 tỷ USD, làm tăng 520km chiều dài bờ biển của Dubai.
Công trình bằng đá vĩ đại nhất thế giới
Kim tự tháp Kheops, công trình bằng đá vĩ đại nhất trong lịch sử nhân loại.
Kim tự tháp Kheops nằm trong quần thể kim tự tháp Giza, được xây dựng làm lăng mộ cho Pharaon Khufu thuộc Triều đại thứ 4 thời Ai Cập cổ đại.
Kim tự tháp Kheops được tạo thành từ 2,3 triệu tảng đá với nhiều kích cỡ khác nhau, các khớp nối giữa các khối đá rất chặt chẽ mà không cần bất kỳ loại keo nào.
Nếu những viên đá này được đục thành những mảnh nhỏ với kích thước trung bình 1 foot khối (1 foot khối có cạnh dài 0,1048m) và xếp thành hàng thì sẽ được chiều dài tương đương với 2/3 chu vi của trái đất.
Kim tự tháp Kheops được gọi là công trình bằng đá vĩ đại nhất trong lịch sử nhân loại, là một trong những công trình cổ nhất và duy nhất còn tồn tại gần như nguyên vẹn trong số7 kỳ quan thế giới, và còn vô số bí ẩn bên trong nó chưa được giải đáp.
Bất ngờ những điều con người thời xưa làm khiến hậu thế thán phục
Cách đây hàng ngàn năm, con người thời xưa với khối óc, đôi bàn tay và những công cụ thô sơ làm được nhiều điều vĩ đại khiến hậu thế thán phục. Di sản mà họ để lại tồn tại đến ngày nay và để lại những bài học lớn.
Một trong những thành tựu lớn nhất của con người thời xưa đó là xây dựng những công trình kiến trúc kiên cố, kỳ vĩ và thách thức thời gian.
Người dân ở các nền văn minh như Ai Cập, Hy Lạp, Maya, Aztec... khiến hậu thế ngưỡng mộ bởi việc tạo ra các công trình khổng lồ như: kim tự tháp, các đền thờ, cung điện, lâu đài tráng lệ...
Với bộ óc thiên tài và kỹ thuật đi trước thời đại, nhiều công trình của người xưa tồn tại suốt hàng ngàn năm mà không bị phá hủy.
Cho đến ngày nay, các chuyên gia, nhà khoa học vẫn cố gắng giải mã cách người xưa xây dựng những công trình khổng lồ này như thế nào trong bối cảnh chỉ có những công cụ thô sơ và sức của con người là chủ yếu.
Thành tựu khác của người xưa được hậu thế coi như báu vật quý giá là trong lĩnh vực nghệ thuật. Không chỉ có niên đại hàng ngàn năm tuổi, những bức tranh vẽ, bích họa, đồ gốm sứ, bức tượng... của người xưa có giá trị văn hóa, tôn giáo.
Những sáng tạo nghệ thuật của người xưa cho thấy họ hướng tới cái đẹp và thể hiện cuộc sống hàng ngày qua các tác phẩm qua các thủ pháp sáng tạo, tinh tế.
Thông qua những kiệt tác nghệ thuật này, hậu thế có thể giải mã một số bí mật về cuộc sống của người xưa như quan niệm, chuẩn mực về vẻ đẹp, niềm tin tôn giáo...
Bên cạnh những điều này, người xưa còn khiến hậu thế ngưỡng mộ bởi việc có ít hành động tàn phá môi trường.
Các hoạt động sản xuất nông nghiệp, kinh doanh của người xưa thường gắn liền với thiên nhiên. Chính vì vậy, họ coi các tài nguyên thiên nhiên như đất đai, nước, rừng... vô cùng quý giá và có ý nghĩa quan trọng.
Vậy nên, người xưa luôn cố gắng bảo vệ và sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Mời độc giả xem video: Tìm ký ức người xưa trong sách cũ. Nguồn: VTC14
Giải mã sự "trường tồn" của Vạn Lý Trường Thành Vạn Lý Trường Thành tọa lạc tại phía Bắc của Trung Quốc như một tấm chắn phòng ngự bảo vệ biên giới. Đúng như tên gọi của nó, Vạn Lý Trường Thành là một công trình kiến trúc hùng vĩ và thường được ca ngợi là một trong những kỳ quan nhân tạo vĩ đại nhất của thế giới. Vạn Lý Trường Thành...