Những công nghệ thay đổi thế giới
Nhận diện khuôn mặt, Wi-Fi, AI là thành tựu của nhân loại trong lĩnh vực công nghệ, góp phần thay đổi thế giới kể từ năm 1995.
Năm 1995, Wi-Fi, nhận diện khuôn mặt hay tiền ảo, blockchain là những công nghệ xa lạ. Việc truy cập Internet cũng là trải ngiệm mới đối với nhiều người. Nhưng sau 25 năm, mọi thứ đã thay đổi nhờ hàng loạt giải pháp công nghệ được ứng dụng trong đời sống. Theo Cnet, dù tích cực hay tiêu cực, chúng cũng có đóng góp to lớn trong việc “định nghĩa lại thế giới”.
Wi-Fi
Vào năm 1995, nếu muốn sử dụng Internet, người dùng phải dùng đến mạng có dây và “bó buộc” một chỗ với chiếc PC của mình. Nhưng Wi-Fi ra đời năm 1997 đã thay đổi tất cả, người dùng có thể kết nối mọi lúc mọi nơi.
Qua nhiều năm, Wi-Fi liên tục cải tiến và tốc độ ngày càng nhanh. Bên cạnh máy tính, giờ đây người dùng có thể sử dụng smartphone, tablet, đồng hồ thông minh…, thậm chí ôtô để kết nối Internet. Mạng Wi-Fi đang cần thiết đến mức, mọi người sẽ cảm thấy khó chịu nếu không sử dụng nó để trực tuyến ở nhà cũng như nơi công cộng.
Internet of Things (IoT)
Thuật ngữ này ra đời từ năm 1999, nhưng không được sử dụng cho đến những năm 2010. IoT đề cập đến hàng tỷ thiết bị vật lý trên khắp thế giới được kết nối với Internet, thu thập và chia sẻ dữ liệu.
Lĩnh vực IoT phát triển mạnh những năm qua. Ảnh: Cnet.
Nhờ những dữ liệu này, mọi người có thể quản lý những thứ rất nhỏ, như thiết bị trong nhà thông minh, cho đến lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, quản lý các dịch vụ của một thành phố. Dự kiến, chi tiêu cho IoT năm nay ước đạt 248 tỷ USD, gấp đôi ba năm trước. Trong 5 năm tới, thị trường IoT có thể đạt giá trị 1.500 tỷ USD.
Những năm 2000, việc ra lệnh cho một thiết bị công nghệ để thực hiện tác vụ là điều chỉ có trong phim viễn tưởng. Nhưng ngày nay, thông qua trợ lý ảo như Apple Siri, Amazon Alexa, Google Assistant… người dùng có thể yêu cầu loa thông minh, TV, điện thoại cho biết thông tin thời tiết, chơi nhạc, đọc tin tức và rất nhiều “kỹ năng” khác.
Trợ lý ảo cũng là yếu tố không thể thiếu cho nhà thông minh. Theo thống kê, thế giới có hơn 3,25 tỷ thiết bị tích hợp trợ lý ảo năm 2019. Con số này sẽ tăng gấp đôi lên 8 tỷ vào 2023.
Công nghệ không dây này ra đời năm 1999. Không giống Wi-Fi dùng để truyền tài Internet, Bluetooth ban đầu chủ yếu phục vụ điện thoại kết nối với tai nghe không dây.
Tuy nhiên, ngày nay công nghệ Bluetooth được ứng dụng nhiều hơn. Chúng có sẵn trên tai nghe True Wireless, loa di động, thiết bị trợ thính, đồng hồ thông minh, vòng đeo theo dõi sức khỏe, cũng như các phụ kiện máy tính như bàn phím, chuột. Ngoài ra, nó cũng được ứng dụng cho nhà thông minh, chủ yếu để kết nối khóa cửa hoặc các cảm biến đo môi trường (nhiệt độ, độ ẩm).
Mạng riêng ảo (VPN)
Mạng riêng ảo, về cơ bản là một “đường hầm riêng” được mã hóa để truyền dữ liệu, giúp người dùng có thể truy cập mạng nội bộ an toàn trên môi trường Internet. Nó đã được chứng minh là vô giá đối với cả doanh nghiệp và cá nhân.
Theo thống kê năm 2018, hiện khoảng 1/4 người trên toàn cầu dùng VPN. Ngoài sử dụng cho mạng nội bộ, công nghệ này giờ đây còn được sử dụng cho các hoạt động trực tuyến ẩn danh, bỏ qua kiểm duyệt của một quốc gia cũng như tránh bị một ứng dụng nào đó hạn chế sử dụng dựa trên vị trí địa lý.
Video đang HOT
Bitcoin là đồng tiền ảo gây chú ý nhất những năm qua. Ảnh: Reuters.
Tiền ảo này ra mắt khoảng năm 2009 nhưng chỉ được biết đến từ hơn nửa thập kỷ sau đó. Bitcoin giúp thế giới định nghĩa một loại tiền không thể cầm trên tay, kết hợp giữa các yếu tố tài chính, công nghệ, tiền tệ, toán học và cả xã hội học. Bên cạnh đó, nó cũng hoàn toàn ẩn danh, không bị chi phối bởi bất kỳ quốc gia nào.
Đầu năm 2017, Bitcoin lần đầu vượt ngưỡng giá trị 1.000 USD mỗi đồng và tăng 19.000 USD mỗi đồng vào tháng 12 năm đó. Tuy nhiên, sau cột mốc này, giá trị của Bitcoin nhanh chóng giảm, hiện còn ở mức 7.000 – 9.000 USD mỗi đồng.
Blockchain
Bitcoin chỉ là một ứng dụng của blockchain. Công nghệ mã hóa này cho phép truyền tải dữ liệu một cách an toàn dựa trên hệ thống mã hóa vô cùng phức tạp, tương tự cuốn sổ cái kế toán của một công ty, nơi tiền được giám sát chặt chẽ và ghi nhận mọi giao dịch trên mạng ngang hàng.
Tuy mới xuất hiện gần đây, blockchain đã được ứng dụng vào một loạt lĩnh vực từ nông nghiệp, công nghệ xác minh danh tính, kết xuất đồ họa, thanh toán phúc lợi, tìm việc làm, bảo hiểm… Gartner ước tính, blockchain sẽ tạo ra 176 tỷ USD cho doanh nghiệp từ bây giờ đến năm 2025 và 3.100 tỷ USD vào 2030.
MP3
Nghiên cứu về mã hóa và nén âm thanh có từ năm 1970, định dạng âm thanh MP3 có từ những năm 1990. Tuy nhiên, mãi đến 1998, máy nghe nhạc MP3 di động đầu tiên mới xuất hiện. Nhà sản xuất Saehan của Hàn Quốc đã phát hành MPMan – máy nghe nhạc dùng bộ nhớ flash có thể chứa khoảng 12 bài hát định dạng này.
Sự phổ biến của định dạng MP3 bắt đầu vào năm 1999, khi sinh viên 19 tuổi – Shawn Fanning – tạo ra phần mềm Napster cho phép chia sẻ các file nhạc dạng này trên Internet. Hành động này đã khiến ngành công nghiệp thu âm bị tổn thất nặng nề.
Một nhóm các lãnh đạo phòng thu và ca sĩ đã kiện Napster và thắng kiện. Tuy nhiên, điều này không ngănđược sự phổ biến của MP3, dẫn tới các dịch vụ phát nhạc trực tuyến có bản quyền như Spotify, Apple Music sau này.
Nhận diện khuôn mặt
Hình thức xác thực sinh trắc học xuất hiện ngày một phổ biến. Không chỉ được sử dụng để xác minh danh tính trên các thiết bị số như smartphone, laptop, nhận diện khuôn mặt còn có trên hệ thống camera an ninh, hỗ trợ giám sát, tiếp thị và nhiều công năng khác. Trung Quốc hiện là quốc gia có hệ thống camera an ninh lớn nhất thế giới với hơn 300 triệu thiết bị.
Nhận diện khuôn mặt đang làm gia tăng mối lo về quyền riêng tư, cũng như nguy cơ đánh cắp thông tin trái phép. Tuy nhiên, ngành công nghiệp này vẫn đang tăng trưởng nhanh chóng. Chỉ riêng tại Mỹ, giới chuyên gia dự đoán quy mô ngành sẽ tăng 3,2 tỷ USD của năm 2019 lên 7 tỷ USD năm 2024.
AI
AI ngày càng được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực. Ảnh: Bloomberg.
Trí thông minh nhân tạo, công nghệ mô phỏng trí thông minh của con người trong máy móc, từng bị giới hạn trong khoa học viễn tưởng. Trong những thập kỷ gần đây, chúng được ứng dụng trong thực tế ngày một nhiều.
Ngoài khả năng là “bộ não” của nhận diện khuôn mặt, AI còn tham gia vào một loạt lĩnh vực như bán lẻ, nghiên cứu y tế và chăm súc sức khỏe, khôi phục phim ảnh, nhận diện giọng nói, lọc thư rác… cho đến robot. Thậm chí, một số chuyên gia lo sợ việc lạm dụng AI vào robot có thể khiến các cỗ máy quay lại thống trị con người trong tương lai.
Mạng xã hội
Cuối thế kỷ 20 và những năm đầu của thế kỷ 21, con người vẫn khá lạ lẫm với khái niệm mạng xã hội. Đến 2002, Friendster – website cho phép mọi người đăng ký hồ sơ trực tuyến và kết nối với những người họ biết trong cuộc sống thực mới được xem là mạng xã hội đầu tiên, sau đó đến MySpace vào 2003.
Sau đó, Mark Zuckerberg đã thay đổi mọi thứ với Facebook. Ra mắt năm 2004 và công bố cho người dùng toàn cầu năm 2006, mạng xã hội này nhanh chóng trở nên phổ biến, bỏ xả Friendster và MySpace.
Hiện nay, Facebook là công cụ không thể thiếu của nhiều người trong việc kết nối với người thân, bạn bè. Mạng xã hội hiện có 2,37 tỷ người dùng, chiếm gần một phần ba dân số thế giới.
Ngoài Facebook, nhiều mạng xã hội khác cũng có hàng trăm triệu đến hàng tỷ người dùng, như TikTok, Instagram, Twitter…
In 3D
Đầu những năm 1980, một kỹ sư tên là Chuck Hall đưa ra ý tưởng về một chiếc máy in có thể in các hình khối 3D. Tuy nhiên, nó bị đánh giá là “viễn tưởng”, khó có thể thành hiện thực.
Một máy in 3D cỡ nhỏ. Ảnh: Forbes.
Tuy nhiên, đến nay công nghệ in 3D đã và đang được ứng dụng ở nhiều lĩnh vực, từ in các mẫu vật nhỏ cho đến nhà ở. Nhờ máy in 3D, việc đưa các mẫu vật được thiết kế 3D từ máy tính ra đời thực không còn là điều khó khăn.
Theo Cnet, không ít chuyên gia đánh giá in 3D sẽ là công nghệ không thể thiếu trong Cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra nhiều nơi trên thế giới. Thống kê của công ty tư vấn Deloitte của Mỹ cho thấy, chi tiêu về in 3D đang tăng 13% mỗi năm và đạt 2 tỷ USD trong năm nay.
Truyền phát video
Cách đây 25 năm, định dạng lưu trữ video DVD có chất lượng hình ảnh vượt trội so với băng VHS ra đời. Các cửa hàng cho thuê phim khi đó cũng loại bỏ băng VHS với kích thước lớn, để thay bằng những xấp đĩa DVD nhỏ gọn hơn, mang đến sự tiện lợi cho người dùng. Netflix ra mắt năm 1997, ban đầu là một công ty cho thuê đĩa DVD và Blu-ray trực tuyến, trước khi giới thiệu dịch vụ xem phim và TV trên Internet.
Kể từ khi có Internet, việc truyền pháp video cũng đa dạng hơn. Từ các hình thức truyền hình cáp có dây, hiện không ít người dùng đang “không dây hóa” do sự phát triển mạnh của các dịch vụ phát trực tuyến như Amazon Prime Video, Hulu và YouTube. Theo eMarketer, trong 2020, sẽ có thêm khoảng 1/5 người dùng Mỹ từ bỏ truyền hình cáp và vệ tinh để chuyển sang dịch vụ trực tuyến.
Nhạc trực tuyến
Cách đây 25 năm, việc nghe nhạc qua cassette, CD hay sau đó là iPod phổ biến. Tuy nhiên, hiện nay hầu hết người dùng đã chuyển sang nghe nhạc trực tuyến, bởi sự tiện dụng của nó.
Theo BuzzAngle Music, nghe nhạc trực tuyến hiện chiếm tơi 85% tổng lượng người nghe nhạc tại Mỹ, tăng 7,6% so với 2018. Trong 2019, lượng người dùng nghe nhạc theo yêu cầu cũng tăng tới 32% so với 2018, tổng doanh thu của ngành công nghiệp âm nhạc trong năm này cũng tăng 13%, lên 11,1 tỷ USD.
Thực tế ảo
Thiết bị hỗ trợ thực tế ảo ngày một phổ biến. Ảnh: Cnet.
Công nghệ thực tế ảo là một thuật ngữ mới xuất hiện khoảng đầu những năm 90, nhưng thực sự phát triển mạnh trong vòng vài năm trở lại đây. Nhờ khả năng tạo ra một môi trường mô phỏng bằng máy tính, người dùng có thể trải nghiệm những nội dung độc đáo, mới lạ, thậm chí chỉ có trong phim viễn tưởng.
Theo Cnet, thực tế ảo đã phát triển mạnh trong những năm qua và có giá trị khoảng 18 tỷ USD. Ngoài ngành game được hưởng lợi nhiều nhất, thực tế ảo đang được hướng đến các lĩnh vực khác như giáo dục, chăm sóc sức khỏe, kiến trúc, bán hàng và nhiều hình thức giải trí khác.
Họp trực tuyến
Việc họp trực tuyến qua video đã hình thành từ những năm 1970. Tuy nhiên, nó chỉ thực sự phát triển mạnh vào những năm 2000, khi các dịch vụ Internet miễn phí như Skype hay iChat và webcam ra đời.
Trong những năm qua, họp trực tuyến được đánh giá là công cụ hữu ích, đặc biệt là cho doanh nghiệp khi có thể cắt giảm chi phí đi lại. Nó cũng tạo nên tính linh hoạt, khi mọi người có thể tương tác với nhau từ xa thay vì đến gặp mặt trực tiếp.
Đầu 2020, việc họp trực tuyến tiếp tục bùng nổ khi mọi người buộc phải ở nhà tự cách ly do Covid-19. So với 2000, họp trực tuyến hiện nay đã tiện lợi hơn rất nhiều do đường truyền Internet mạnh, camera độ phân giải cao, cũng như ứng dụng hỗ trợ đa dạng. Một số phần mềm họp trực tuyến hiện nay có thể kể đến như Zoom, Skype, Cisco Webex Meetings…
Mã độc tống tiền (ransomware)
Cuộc tấn công ransomware đầu tiên được cho là đã xuất hiện từ cuối những năm 1980. Tuy nhiên, phần mềm độc hại dạng này mới chỉ nổi lên như một trong những mối đe dọa an ninh mạng lớn nhất kể từ năm 2005.
Khác với virus máy tính thông thường, ransomware có thể xâm nhập, khóa hệ thống máy tính hoặc dữ liệu nạn nhân để đòi tiền chuộc. Loại mã độc này đã và đang là “ác mộng” của không ít tổ chức nhà nước, doanh nghiệp cho đến cá nhân. Một số vụ tấn công bằng ransomware nổi tiếng có thể kể đến là WannaCry, GandCrab, Bad Rabbit, NotPetya…
Các chuyên gia bảo mật cho biết, hacker thường tấn công bằng ransomware theo hình thức đánh lừa người dùng tải tệp đính kèm email, tin nhắn, hoặc liên kết chứa phần mềm độc hại. Thống kê cho thấy, các vụ tấn công ransomware đã tăng vọt vào năm 2019, đánh vào gần 1.000 cơ quan chính phủ, cơ sở giáo dục và nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe ở Mỹ, với thiệt hại ước tính tới 7,5 tỷ USD.
Cho phép người dùng đeo khẩu trang mở khóa FaceID, Apple thể hiện sự vượt trội của công nghệ nhận diện khuôn mặt trong mùa dịch
Các nhà sản xuất Android không thể tung ra một bản cập nhật nào để cho phép các bác sỹ mở khóa điện thoại khi đang... đeo găng tay bảo hộ.
Đã 3 năm trôi qua kể từ khi iPhone X được phát hành, công nghệ nhận diện khuôn mặt đã thực sự trở nên quen thuộc với người dùng smartphone. Thiết kế "tai thỏ" - loại thiết kế bắt buộc phải có để hỗ trợ nhận diện khuôn mặt, cũng đã có phần lỗi thời trước các thiết kế "giọt nước' hay "lỗ khuyên" của nhà Android. Ngoại trừ Google và Huawei, phần lớn các nhà sản xuất khác cũng đã từ bỏ hoàn toàn công nghệ nhận diện khuôn mặt giống FaceID, chuyển sang sử dụng cảm biến vân tay đặt dưới màn hình.
Tuy vậy, trong một bước đi chắc chắn sẽ được các y bác sĩ đón nhận tích cực, Apple đã chứng minh ưu thế tuyệt đối về mặt công nghệ và trải nghiệm của FaceID.
Bản cập nhật iOS mới sẽ cho phép người dùng có thể mở khóa bằng FaceID ngay cả khi đeo khẩu trang.
Cụ thể hơn, trên bản beta (thử nghiệm) của iOS 13.5, người dùng có thể mở khóa iPhone mà không cần phải bỏ khẩu trang. Bước đi này được Apple thực hiện một cách khá kín kẽ, không công bố rộng rãi. Theo dự kiến, bản iOS 13.5 chính thức có thể sẽ đến tay người dùng các tuần lễ sắp tới, đưa thay đổi FaceID đến tay tất cả người dùng iPhone.
Thay đổi này đã thể hiện rõ ràng sự vượt trội của FaceID: Apple đã có thể dễ dàng đáp ứng nhu cầu của người dùng bằng một bản cập nhật phần mềm thay vì phải thực hiện thay đổi qua phần cứng. Đây là cách nhanh nhất, dễ dàng nhất để người dùng iPhone có FaceID có thể tiếp tục sử dụng smartphone một cách tiện dụng.
Bạn khó có thể làm điều tương tự với cảm biến vân tay. Rõ ràng, các mẫu điện thoại sử dụng cảm biến vân tay sẽ không thể nhận cập nhật để nhận diện... qua găng tay phòng hộ trong mùa dịch.
Điện thoại dùng cảm biến vân tay không có cách nào để thích ứng trong mùa dịch.
Thực chất, khả năng cập nhật để nhận diện khuôn mặt dưới khẩu trang không phải là không thể nghĩ đến. Từ cách đây nhiều tuần, một số người dùng đã tìm ra cách "điều chỉnh" FaceID để công nghệ này có thể dần dần chuyển sang nhận diện mặt người dùng khi đeo khẩu trang. Theo nhận định của chúng tôi, bản chất của bản cập nhật chính thức từ Apple và cách chỉnh "không chính thức" từ người dùng khá giống nhau: hướng sự chú ý của AI bên trong vào phần mặt không đeo khẩu trang.
Đây chính là lợi thế của AI so với các công nghệ truyền thống. Nếu như các công nghệ truyền thống sử dụng dữ liệu đầu vào khá rõ ràng, ít thay đổi (như vân tay) thì trí tuệ nhân tạo cho phép hỗ trợ dữ liệu có thể thay đổi theo thời gian. Dấu vân tay của người dùng sẽ thay đổi rất ít trong cả cuộc đời, nhưng khuôn mặt người dùng có thể thay đổi theo tuổi tác, khi đeo kính hoặc khẩu trang, khi nhắm mắt hoặc mở miêng v...v... Công nghệ AI cho phép hỗ trợ nhận diện một cách dễ dàng, không đòi hỏi bất kỳ thay đổi nào về phần cứng.
Với bản cập nhật mới, rất có thể Apple đã thực hiện một thay đổi nhỏ để hỗ trợ người dùng phải đeo khẩu trang: thay đổi phần nhận diện từ phần lớn khuôn mặt còn phần mặt không bị khẩu trang che khuất. Từ khía cạnh công nghệ, việc duy nhất Apple cần làm chỉ là thay đổi mã nguồn cho FaceID mà không cần thực hiện bất kỳ thay đổi nào về phần cứng.
FaceID: An toàn hơn và dễ tùy biến hơn cảm biến vân tay.
Cũng cần phải chỉ ra rằng nhận diện khuôn mặt 3D không phải là không có điểm yếu: khi Face ID mới ra mắt, người dùng đã chỉ ra nhiều tình huống người trong gia đình có thể mở khóa thay nhau. Tuy vậy, đây là "cái giá" phải trả nếu muốn có sự thích nghi nhanh chóng trong mùa dịch. Quan trọng hơn, chỉ cần người dùng sử dụng trong một thời gian đủ lâu, dữ liệu cho AI sẽ được đào tạo chuẩn xác để hỗ trợ một người duy nhất. Đến nay, đây vẫn là công nghệ bảo mật sinh trắc an toàn nhất do không thể mở khóa được nếu không có sự tham gia của "nạn nhân" vào quy trình tạo mặt nạ.
Ngược lại, vân tay tồn tại rất nhiều điểm yếu. Ngay cả cảm biến vân tay an toàn bậc nhất là siêu âm cũng có thể bị bẻ khóa khi người dùng để lại dấu vân tay của mình trên thân máy. Không phải vô cớ mà ngay cả ông chủ của Android là Google cũng đã chuyển sang dùng nhận diện khuôn mặt 3D thay vì ở lại với vân tay như các đối tác sản xuất: hơn ai hết, ông lớn đi đầu về AI này thừa hiểu về tiềm năng to lớn của AI trong các lĩnh vực công nghệ.
Wi-Fi 6: mảnh ghép quan trọng cho chuyển đổi số Wi-Fi đã trở thành một trong những kết nối không dây quan trọng nhất. Và Wi-Fi 6 chắc chắn là mảnh ghép quan trọng tạo nên hệ sinh thái công nghệ toàn cầu trong tương lai gần. Bước tiến đáp ứng xu thế công nghệ Wi-Fi, hay được biết đến nhiều nhất với chuẩn giao thức 802.11, được phát minh năm 1992, ra...