Những công nghệ phổ biến bị khai tử trong năm 2020
Adobe Flash, Windows 7 là những sản phẩm công nghệ phải nói lời chia tay người dùng trong năm 2020.
Vì nhiều nguyên nhân khác nhau, chúng ta phải chào tạm biệt những dịch vụ công nghệ từng nhận được sự quan tâm của nhiều người trong năm qua.
Trong một thập niên trở lại, dịch vụ lưu trữ âm nhạc đám mây luôn là mảnh đất màu mỡ của các ông lớn như Amazon, Apple và Google. Thế nhưng, khi cơn sốt cạnh tranh dần hạ nhiệt cũng là lúc Google quyết định chọn năm 2020 làm dấu chấm hết cho Google Play Music.
Dịch vụ nghe nhạc Google Play Music.
Vào tháng 8/2020, Google đã ngưng tất cả dịch vụ đăng tải qua ứng dụng Music Manager, kho nhạc cũng bị đóng cửa. Đến tháng 9/2020, dịch vụ stream nhạc toàn cầu ngưng hoạt động. Và đến tháng 12/2020, tất cả kho nhạc cá nhân của người dùng đã bị xóa.
Dịch vụ thay thế cho Google Play Music hiện nay là YouTube Music hoàn toàn miễn phí. Bù lại, người dùng sẽ phải xem quảng cáo như YouTube.
Khi 3DS được ra mắt vào năm 2011, nó đã trở thành cuộc cách mạng với màn hình 3D nhận được nhiều ý kiến tích cực.
Máy chơi game Nintendo 3DS bị khai tử sau 9 năm tồn tại.
Bên cạnh việc chơi game, 3DS còn cho phép người dùng kết nối với bạn bè, chụp hình, xem video, ghi âm, lướt web… Thiết bị nhanh chóng làm mê hoặc hàng triệu người trong gần một thập kỷ.
Sau gần 10 năm với 76 triệu máy được bán ra, Nintendo cuối cùng cũng nói lời tạm biệt với Nintendo 3DS vào tháng 9/2020.
Video đang HOT
Vào tháng 1/2020, Google ra thông báo ngưng hoạt động Chrome Apps trên máy tính. Đây không phải lần đầu tiên Chrome Apps đón nhận tin khai tử, trước đó vào năm 2016 Google cũng từng đưa ra thông báo tương tự.
Tuy nhiên lần này Google đã quyết tâm với động thái đầu tiên là chặn Chrome Apps trên Chrome Web Store vào tháng 3/2020. Từ tháng 6/2021 sẽ ngưng hỗ trợ Chrome Apps trên các hệ điều hành Windows, Mac và Linux. Chrome OS vẫn còn hỗ trợ đến tháng 6/2022.
Google cho biết việc loại bỏ Chrome Apps là do “sự tiến bộ của thiết kế web đã đem lại trải nghiệm tốt nhất cho người dùng”.
Ứng dụng Facebook trên Windows 10
Ứng dụng Facebook trên Windows sở hữu những lợi thế nhất định như hỗ trợ tính năng thông báo của Windows 10 và Live Tiles. Nhưng điều này lại không thiết thực vì người dùng PC chỉ dùng Facebook trên web.
Ứng dụng Facebook trên Windows 10 bị khai tử do người dùng đa phần duyệt trên web.
Điều này dẫn đến tháng 2/2020, Facebook đưa ra quyết định hủy bỏ ứng dụng của hãng trên Windows 10. Trong tương lai gần, có lẽ Microsoft cũng sẽ lên kế hoạch ngưng hoạt động các ứng dụng như Facebook.
Nhiều thiết bị thực tế ảo (VR)
Thiết bị VR vẫn đang phát triển và ngày càng thân thiện với người dùng. Dù vậy, năm 2020 người dùng vẫn phải nói lời chia tay với rất nhiều thiết bị VR, điển hình trong đó là Oculus Go và Oculus Rift S.
Bên cạnh đó, Google cho biết Daydream VR sẽ không hỗ trợ các phần mềm của Daydream VR. Điều này dẫn đến việc các ứng dụng Daydream VR không thể chạy mượt mà trên Android 11.
Kính thực tế ảo Oculus Rift S.
Trước quyết định của Google, Samsung đã khai tử dịch vụ thực tế ảo của mình vào ngày 30/9/2020. Cuối cùng, phía Steam quyết định dồn tập trung của họ vào VR trên PC và từ bỏ Steam VR trên Mac.
Adobe Flash Player từng có thời gian được xem là công cụ “thần thánh”. Thế nhưng việc tồn đọng nhiều nhược điểm như vấn đề về bảo mật và hiệu suất tiêu thụ năng lượng đã khiến Flash phải “chào thua” trước các web thời đại.
Adobe Flash Player bị người dùng chỉ trích vì nhiều lỗi, khiến máy chạy chậm.
Năm 2010, ông Steve Jobs bắn phát súng đầu tiên nhằm vào Flash với bức thư ngỏ nổi tiếng của mình. Nhưng mãi đến năm 2017, Adobe cho biết họ sẽ ngừng hỗ trợ Flash vào cuối năm 2020. Từ đây các nhà lập trình web dần ngừng sử dụng Flash.
Ngày 31/12/2020, Adobe tuyên bố dừng hỗ trợ Adobe Flash Player đồng thời ngưng các nội dung chạy Flash Player bắt đầu từ 12/1.
Windows 7
Vòng đời của Windows 7 khép lại vào tháng 1/2020. Trước đó, Windows 7 phải trải qua các giai đoạn dừng bán lẻ sản phẩm, ngừng hỗ trợ dịch vụ và cuối cùng là các gói cập nhật bảo mật.
Windows 7 là hệ điều hành quen thuộc với nhiều người dùng.
Giữ truyền thống của Microsoft, cứ một phiên bản không tốt theo sau sẽ là một phiên bản tốt. Windows 7 tiếp nối nền tảng từ Windows Vista đồng thời loại bỏ những điểm phiền toái để mang lại trải nghiệm tốt nhất cho người dùng.
Nếu vẫn còn sử dụng Windows 7, đã đến lúc nâng cấp hệ điều hành của mình để đảm bảo trải nghiệm tốt nhất.
Steve Jobs đã đúng
Việc Adobe Flash bị ngừng hỗ trợ từ 1/1 cho thấy quyết định không tích hợp nền tảng này lên iOS của Steve Jobs là chính xác ngay từ đầu.
Trong cuộc phỏng vấn với WSJ tháng 2/2010, Steve Jobs từng chia sẻ lý do iPhone và iPad không hỗ trợ Adobe Flash - nền tảng giúp trình duyệt hiển thị nội dung đa phương tiện, được sử dụng phổ biến vào thời điểm ấy.
Cố CEO Apple cho rằng Adobe Flash chiếm nhiều tài nguyên CPU, đầy lỗi và lỗ hổng bảo mật. Khi thử nghiệm trên iPad, Adobe Flash gây hao pin trầm trọng, từ 10 giờ xuống còn 1,5 giờ. Trước đó một tháng, Jobs từng chỉ trích việc Adobe Flash khiến một số máy Mac bị treo.
Adobe Flash đã không còn được hỗ trợ từ 1/1. Ảnh: Getty Images.
"Chúng tôi không dành nguồn lực cho những công nghệ cũ", Jobs so sánh Adobe Flash với những công nghệ từng là tiêu chuẩn như đĩa mềm, đĩa CD nhưng đã được Táo khuyết mạnh dạn loại bỏ khỏi các sản phẩm.
Tháng 4/2010, Steve Jobs chia sẻ bài đăng có tiêu đề "Nghĩ về Flash" nói về nhược điểm của nền tảng này. Cùng lúc đó, Apple công bố chính sách mới về việc chỉ các ứng dụng được phát triển bằng ngôn ngữ lập trình "đã phê duyệt" mới được xuất hiện trên App Store.
Bài viết của Jobs và quyết định của Apple gây nhiều tranh cãi bởi Adobe Flash là công cụ quan trọng vào thời điểm ấy. Một số bình luận cho rằng đây là chiêu trò kinh doanh của Apple để lôi kéo lập trình viên phát hành ứng dụng trên App Store, trong khi phóng viên của Business Insider thậm chí buộc tội Jobs là "kẻ đạo đức giả".
Shantanu Narayen, CEO Adobe cũng phản pháo ý kiến của Jobs, cho rằng vấn đề nằm ở hệ điều hành của Apple chứ không phải Flash.
Trái ngược với quan điểm của Apple, Google lại sẵn sàng tích hợp Adobe Flash lên Android. Motorola Droid và Nexus One là 2 thiết bị được tích hợp Adobe Flash để hiện quảng cáo, hình ảnh, video hoặc chơi một số game ngay trên trình duyệt.
Bài đăng của Steve Jobs về Adobe Flash được đăng tải vào tháng 4/2010.
Sau khi Adobe Flash đặt chân lên Android, ý kiến của Jobs mới được nhiều người đồng tình. Năm 2012, cây viết Ryan Lawler từ TechCrunch nhận định Jobs đã đúng khi Flash trên Android cho trải nghiệm rất kém, chạy chậm ngay cả trên những smartphone cấu hình cao. Tác giả Mike Isaac từ Wired cũng viết rằng trình duyệt trên Android bị lỗi liên tục khi chạy Flash.
Trên máy tính, Flash Player liên tục gặp lỗ hổng khiến người dùng Windows và Mac gặp nguy hiểm. Rủi ro bảo mật khiến Microsoft và Apple phải liên tục làm việc để vá lỗi.
Nhận định của Steve Jobs về Adobe Flash cuối cùng đã đúng. Tháng 11/2011, Adobe cho biết sẽ ngừng phát triển Flash Player cho thiết bị di động. Tháng 7/2017, công ty tuyên bố "khai tử" hoàn toàn Flash sau ngày 31/12/2020. Đến 12/1 tới đây, Flash Player sẽ ngừng hoạt động. Do bị ngừng hỗ trợ, Adobe khuyên người dùng gỡ bỏ Flash Player để "bảo vệ hệ thống".
Không chỉ đưa ra quyết định hợp lý, Steve Jobs còn đúng khi cho rằng HTML5 sẽ thay thế Flash. Hiện nay, nhiều website đã chuyển từ Flash sang HTML5, trong đó có YouTube.
Theo MacRumors , việc Adobe Flash bị ngừng hỗ trợ sẽ không ảnh hưởng lớn bởi nhiều trình duyệt đã ngừng hỗ trợ Flash. Người dùng iPhone hay iPad cũng không cần lo lắng bởi thiết bị của họ chưa bao giờ hỗ trợ nền tảng này.
Adobe khuyên gỡ bỏ Flash khỏi hệ thống Mac Sau khi chính thức ngừng hỗ trợ Flash thì công ty mẹ tích cực khuyến nghị người dùng gỡ bỏ. Cần gỡ bỏ Flash hoàn toàn khỏi hệ thống của MacOS Sau 3 năm cảnh báo thì sự kết thúc của Adobe Flash đã chính thức xảy ra. Adobe chính thức ngừng hỗ trợ Flash kể từ ngày 1.1 và trong vòng chưa...