Những công nghệ PC nên được “khai tử”
Khi mà các công nghệ mới như USB 3.0, Thunderbolt…liên tục ra đời, thì những chuẩn công nghệ cũ đang ngày càng bộc lộ sự chậm chạp của chúng. Việc trang bị các công nghệ cũ trên các thành phần máy tính có thể vừa không cần thiết vừa làm tăng giá thành sản phẩm. Dưới đây là những công nghệ PC nên được “khai tử” và thay thế bằng các công nghệ mới, do trang PCWorld bình chọn.
Parallel ATA (PATA)
PATA (Parallel Advanced Technology Attachment) hay còn được gọi là chuẩn IDE (Integrated Device Electronics) hiện đã quá cũ đến nỗi hiện nay, có thể bạn sẽ không còn nghe người ta nói gì về nó. Đây là chuẩn dùng để kết nối ổ cứng cũng như ổ đĩa quang từ những năm 1986, tuy nhiên, kể từ khi Serial ATA (SATA) thì IDE đã trở nên quá lỗi thời và có lẽ nhà sản xuất không nên hỗ trợ nó nữa.
PS/2
IBM giới thiệu đầu kết nối PS/2 cho chuột và bàn phím máy tính vào năm 1987 cùng dòng máy tính PS/2. Tuy nhiên, ngày nay hầu hết chuột và bàn phím đều kết nối với máy tính thông qua cổng USB. PS/2 hiện chỉ còn được dùng trên máy tính của một số doanh nghiệp có yêu cầu bảo mật cao: họ phải vô hiệu hóa cổng USB nhằm tránh nguy cơ bị rò rỉ thông tin nhạy cảm. Tuy nhiên, khi mà số doanh nghiệp này không nhiều thì các hãng bo mạch chủ không nên quá để tâm đến chuẩn PS/2 nữa và nên loại bỏ nó để tiết kiệm chi phí cho người dùng.
PCIe x1
Khi mà chuẩn PCIe (Peripheral Component Interconnect Express) đa luồng (multilane) cho nhiều tác dụng hơn (kết nối video card cùng các thiết bị ngoại vi khác) thì PCIe đơn luồng (singlelane) đã không còn cần thiết nữa.
Video đang HOT
FireWire (IEEE 1394)
Chuẩn kết nối FireWire do Apple thiết kế có tốc độ khá cao, cao hơn cả USB 2.0. Tuy nhiên, khi mà ngày nay USB 3.0 với tốc độ cao hơn đã ra đời, bên cạnh đó, do vấn đề tương thích ngược nên hiện nay các ổ cứng gắn ngoài đều hỗ trợ USB nên FireWire đã không còn cần thiết.
USB 2.0
USB 2.0 là chuẩn kết nối có thể coi là thông dụng nhất gần đây, tuy nhiên, hiện nay thì chuẩn USB 3.0 đã ra đời và cho tốc độ cao hơn rất nhiều, USB 2.0 nên dần được cho “nghỉ hưu”. Không chỉ cho tốc độ cao hơn, cáp USB 3.0 trong tương lai gần còn có khả năng cấp điện tốt (100W), giúp người dùng có thể sử dụng để sạc các thiết bị di động như laptop hay tablet 1 cách nhanh chóng.
Đọc thêm:>>USB 3.0 phiên bản mới sẽ có tốc độ gấp đôi
eSATA
Hạn chế của eSATA là sợi cáp không có khả năng cấp điện cho thiết bị kết nối. Internal SATA yêu cầu phải có 2 sợi cáp: sợi cấp điện còn 1 sợi kết nối dữ liệu. Bên cạnh đó, khi mà các chuẩn USB 3.0 và Thunderbolt với nhiều ưu điểm hơn xuất hiện, thì cũng đã đến lúc eSATA không còn quá cần thiết.
Combo eSATA/USB 2.0
Để tiết kiệm không gian cũng như giúp người dùng tiện hơn trong việc kết nối, các nhà sản xuất đã kết hợp cổng eSATA và USB 2.0 vào một cổng duy nhất mang tên Combo eSATA/USB 2.0 (bạn có thể kết nối cáp eSATA hay USB 2.0 vào cổng này đều được), tuy nhiên, cùng với việc USB 3.0 đã ra đời thì combo này cũng không còn cần thiết nữa.
Đầu đọc thẻ nhớ
Nhu cầu chuyển dữ liệu từ các thiết bị như máy ảnh vào máy tính vẫn là rất lớn, nhưng người dùng có thể dễ dàng làm điều này với các sợi cáp USB đã rất thông dụng. Bởi thế, nhu cầu về một chiếc đầu đọc thẻ nhớ hiện nay là không còn quá lớn thậm chí là rất ít.
Ổ quang
Ổ quang rõ ràng đã quá cũ kĩ và không còn cần thiết, khi mà hiện nay nhu cầu lưu trữ bằng đĩa CD, DVD…là rất ít. Với việc ổ cứng hiện nay có giá thành rất rẻ thì nhu cầu sử dụng ổ quang để cài game từ đĩa DVD cũng gần như không còn. Loại bỏ ổ quang không chỉ giúp nhà sản xuất giảm được giá thành sản phẩm mà còn giúp laptop có thể mỏng hơn rất nhiều.
VGA
VGA hiện đã có tuổi đời khá lâu và hiện nay bộc lộ sự yếu kém so với HDMI khi ngốn điện hơn và không có khả năng xuất tiếng. Nhiều nhà sản xuất hiện nay cũng đã bắt đầu giảm việc tích hợp cổng VGA vào thiết bị để nó dần bị khai tử trong tương lai gần.
Theo GenK
1.000 hộ dân miền núi Quảng Nam được cấp điện trước tết
Ngày 6.2, Công ty điện lực Quảng Nam đã hoàn tất đóng điện tại 38 trạm biến áp (với tổng dung lượng 6.100 kVA) phục vụ điện sinh hoạt trước Tết Quý Tỵ 2013 cho 1.000 hộ dân miền núi.
Trong đó, có người dân ở 3 xã Đắc Pre, Đắc Pring, Zuôih (H.Nam Giang), một số thôn ở các xã Trà Tân, Trà Giáp (H.Bắc Trà My), thị trấn Thạnh Mỹ (H.Nam Giang)...
Trước đó, chương trình Năng lượng nông thôn Việt Nam - Thụy Điển (VSRE) đã giúp cấp điện cho 3 xã miền núi, xã đảo từ các dự án thí điểm cấp điện bằng năng lượng tái tạo tại H.Tây Giang và xã đảo Tân Hiệp (Cù Lao Chàm, Hội An).
Từ thành công này, UBND tỉnh Quảng Nam kiến nghị Bộ Công thương tiếp tục hỗ trợ thực hiện chương trình điện khí hóa nông thôn các xã, thôn chưa có điện và các dự án về xây dựng nông thôn mới.
Hiện Quảng Nam vẫn còn 5 xã, 66 thôn, bản miền núi chưa có điện.
Theo TNO
Hơn 4.400 tỉ đồng cho lưới điện miền Nam Tổng công ty điện lực miền Nam cho biết kế hoạch đầu tư trong năm 2013 có tổng giá trị là 4.446 tỉ đồng, tăng nhiều so với năm 2012 do thực hiện đồng loạt các dự án lớn. Điển hình như dự án cáp ngầm 110 kV xuyên biển Hà Tiên - Phú Quốc, dài 56 km, tổng vốn đầu tư hơn...