Những công dụng thú vị của củ nghệ
Củ nghệ đã được sử dụng để điều trị nhiều bệnh và tình trạng, bao gồm các vấn đề về dạ dày và tiêu hóa.
Lợi ích của củ nghệ là gì?
Củ nghệ rất giàu các hợp chất chống viêm và chống ôxy hóa. Trong y học cổ truyền Trung Quốc và Ayurveda, nghệ đã được sử dụng để giảm đau viêm khớp và điều hòa kinh nguyệt.
Nó cũng được sử dụng để cải thiện tiêu hóa và chức năng gan. Ngày nay, nghệ được công nhận là một liệu pháp thay thế cho chứng ợ nóng, viêm và loét dạ dày.
Củ nghệ có tác dụng rất tốt cho sức khỏe, đặc trưng nhất là hoạt chất curcumin có trong củ nghệ có thể có thể chữa trị nhiều chứng bệnh khác nhau. Ảnh: Internet
Thành phần hoạt chất mạnh nhất của củ nghệ được gọi là curcumin. Nó được cho là chịu trách nhiệm cho hầu hết các lợi ích sức khỏe của củ nghệ. Curcumin là một chất chống oxy hóa polyphenol. Nó được cho là có khả năng chống vi rút, kháng khuẩn và chống ung thư mạnh, theo Healthline.
Nghiên cứu nói gì
Mặc dù nhiều nghiên cứu đã khám phá các tính chất dược liệu của củ nghệ và chiết xuất curcumin của nó nhưng không có nghiên cứu nào tập trung vào trào ngược axcid.
Video đang HOT
Nhìn chung, không có đủ bằng chứng để ủng hộ việc sử dụng bột nghệ cho bất kỳ tình trạng sức khỏe nào. Cần nhiều nghiên cứu hơn để xác định hiệu quả của nó ở người.
Theo một nghiên cứu năm 2007, bệnh trào ngược acid và trào ngược dạ dày thực quản (GERD) có thể được gây ra bởi viêm và ôxy hóa. Nghiên cứu cho thấy GERD nên được điều trị bằng chất chống ôxy hóa và chống viêm.
Một nghiên cứu riêng biệt vào năm 2011 cho thấy tác dụng chống viêm của curcumin ngăn ngừa viêm thực quản.
Củ nghệ và chất chiết xuất curcumin của nó đều được cho là có đặc tính chống ôxy hóa và chống viêm. Vì điều này, nghệ có thể làm giảm GERD.
Nhiều nghiên cứu đang được tiến hành. Một bài báo năm 2019 đã trình bày một số cái nhìn sâu sắc về hoạt động chống khối u, chống viêm, chống ôxy hóa của curcumin trong điều trị các vấn đề trong đường tiêu hóa.
Curcumin bảo vệ ruột khỏi tổn hại từ thuốc chống viêm steroid (NSAID) và các tác nhân độc hại khác. Nó có vai trò trong việc kiểm soát vi khuẩn liên quan đến loét, giúp vết loét mau lành và hoạt động tích cực trong việc tiêu diệt các tế bào ung thư trong ruột.
Cách dùng nghệ để trị trào ngược acid
Củ nghệ có thể được sấy khô và nghiền thành bột. Bột nghệ có thể được uống hoặc sử dụng khi nấu ăn. Thật không may, chất curcumin trong củ nghệ được hấp thụ kém vào máu, chúng ta có thể bỏ lỡ những lợi thế của nó đối với sức khỏe.
Tuy nhiên, việc kết hợp củ nghệ và hạt tiêu đen làm gia tăng lợi ích sức khỏe. Nghiên cứu chỉ ra rằng việc kết hợp piperine trong hạt tiêu đen với chất curcumin trong củ nghệ giúp tăng khả năng hấp thụ curcumin lên tới 2.000%.
NHẬT LINH (LƯỢC DỊCH)
Điều gì xảy ra khi bạn "nghiền" ăn mì tôm mỗi ngày?
Mì tôm là thức ăn nhanh vô cùng tiện lợi trong cuộc sống bận rộn hiện nay. Tuy nhiên thường xuyên ăn mì tôm có thể gây ra những tác hại cho sức khỏe mà bạn không ngờ tới.
Cuộc sống bận rộn khiến nhiều người thường lựa chọn mì tôm làm món ăn thường xuyên trong thực đơn dinh dưỡng hàng ngày. Trong khi đó, thành phần chủ yếu của mì là carbohydrate, mà cơ thể con người muốn khỏe mạnh cần có 6 chất là: protein, mỡ, carbohydrate, khoáng chất, vitamin và nước. Nếu thiếu hụt một trong 6 dưỡng chất trên cơ thể rất dễ mệt mỏi, tình trạng kéo dài sẽ dễ sinh bệnh.
Ăn nhiều mì tôm có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe (Ảnh minh họa)
Việc ăn mì thường xuyên có thể khiến cơ thể không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng , từ đó gây ra một số bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe. Dưới đây là những tác hại của mì tôm đối với sức khỏe.
Làm tăng quá trình lão hóa
Chất mỡ trong mì tôm thông thường đều thêm chất chống ô xy hóa, nhưng nó chỉ làm chậm tốc độ ô xy hóa, kéo dài thời gian biến mùi của mì tôm. Nếu cứ dung nạp chất này quá nhiều trong thời gian dài, chất chống ô xy hóa sẽ ảnh hưởng xấu tới hệ nội tiết và thúc đẩy nhanh quá trình lão hóa.
Gây béo phì
Nhiều người thường có thói quen ăn mì tôm vào buổi sáng hoặc ăn lót dạ. Thế nhưng bạn không nên ăn quá nhiều mỳ tôm vì khiến cơ thể nạp thêm quá nhiều carbohydrate và chất béo. Điều này làm hàm lượng chất béo, calo tăng cao.
Chúng dễ dàng khiến bạn phải đối mặt với nguy cơ gây béo phì và gia tăng nguy cơ mắc các bệnh liên quan tới béo phì như tim mạch, tiểu đường, cholesterol cao... với các biểu hiện ban đầu, rõ rệt nhất như chóng mặt, mệt mỏi, tim đập nhanh...
Tác nhân gây ung thư
Ăn mì tôm thường xuyên làm tăng nguy cơ mắc ung thư (Ảnh minh họa)
Ăn nhiều mì tôm không chỉ khiến cơ thể bị thiếu hụt chất dinh dưỡng, mà còn là một trong những nguyên nhân dẫn đến ung thư. Để bảo quản mì được lâu hơn và tăng hương vị cho sản phẩm, mì tôm thường chứa các phụ gia như phosphate, chất bảo quản,... và được chiên lên bằng nhiệt độ cao làm cho thành phần chính của mì là tinh bột sinh ra chất acrylamide gây ung thư.
Tăng nguy cơ mắc bệnh tiêu hóa và dạ dày
Trong mì tôm chứa nhiều hương liệu và chất phụ gia, nếu bạn ăn thường xuyên sẽ không những khiến vị giác giảm sút mà còn có thể tạo áp lực cho dạ dày trong việc tiêu hóa chung. Điều này lâu dần có thể sẽ gây rối loạn chức năng dạ dày, làm xuất hiện các triệu chứng như đầy hơi, đau dạ dày...
Bị sỏi thận
Hàm lượng muối trong mì tôm rất cao. Vì thế, ăn nhiều mỳ như vậy vô tình làm hại thận, thậm chí dùng nhiều có thể gây sỏi thận. Ngoài ra, bất kể loại mì nào cũng chứa đầy phosphate, một chất giúp cải thiện mùi vị thức ăn. Chúng giúp bạn ngon miệng nhưng chất này lại khiến bạn dễ bị loãng xương, mất xương, răng cũng yếu dần đi nếu dùng nhiều.
Bệnh tiểu đường, tim mạch
Thường xuyên ăn mì tôm có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch như cao huyết áp, xơ vữa động mạch, đột quỵ cao hơn bình thường. Nguyên nhân nằm ở thành phần chất béo có trong hầu hết các loại mì ăn liền. Loại chất béo này là transfat và chất béo bão hòa, chúng vô cùng có hại cho sức khỏe, đặc biệt đối với những người cao tuổi hay người có tiền sử bệnh tim mạch.
Theo giadinhvietnam
Virus Corona có lây lan qua thực phẩm hoặc bao bì không? Mua thức ăn làm sẵn từ bên ngoài hay mua về để chế biến có thể lây nhiễm Covid-19 hay không đang là vấn đề nhiều người thắc mắc. Dù không được coi là nguồn lây lan chính nhưng nếu chạm vào bề mặt có mầm bệnh, sau đó đưa tay lên mặt cũng có thể gây nhiễm bệnh - Ảnh minh họa:...