Những con số nghìn tỷ nợ xấu của đại án Ngân hàng Xây dựng giờ ra sao?
Những vụ “đại án” ngân hàng các năm qua vẫn luôn ám ảnh bởi những con số lỗ “khủng” góp phần vào tình trạng những ngân hàng lỗ chồng lỗ.
Thực chất, các ngân hàng yếu kém đều chưa thoát khỏi sự “sa lầy”, khỏi những món thất thoát khổng lồ.
Kể từ khi ông Phạm Công Danh (Chủ tịch Trusbank, sau đó đổi thành Ngân hàng Xây dựng – VNCB và nay là CBBank) bị bắt năm 2014, Ban Kiểm soát đặc biêt Ngân hàng Nhà nước (NHNN) và Vietcombank (VCB) tiếp quản CBBank, nhà băng này đang có khoản lỗ lũy kế lên tới 27.500 tỷ đồng và vốn chủ sở hữu âm 24.000 tỷ đồng.
Đến tháng 2/2015, NHNN mua bắt buộc CBBank, đây là ngân hàng đầu tiên trong số 3 ngân hàng bị mua bắt buộc thời điểm đó, gồm CBBank, OceanBank, GPBank.
Ngành ngân hàng được yêu cầu kiên quyết xử lý dứt điểm các tổ chức tín dụng yếu kém. Tuy nhiên, chưa có ngân hàng nào trong số này được chấp thuận đề án tái cơ cấu. Quý I/2019, rộ lên thông tin Ngân hàng Nhật Bản J Trust muốn mua lại CBBank, nhưng đến nay, thương vụ này vẫn chưa có thêm bất kỳ sự tiến triển nào được hé lộ.
Đã 5 năm kể từ khi NHNN mua bắt buộc lại 3 ngân hàng yếu kém, theo báo cáo của Kiểm toán Nhà nước gửi Quốc hội vào tháng 10/2017 và các năm 2018, 2019 đều cho thấy thực trạng tài chính của 3 nhà băng này sau khi được mua lại 0 đồng vẫn chưa được cải thiện.
Hoạt động kinh doanh của 3 ngân hàng này tiếp tục thua lỗ, việc âm vốn chủ sở hữu ngày càng cao… Trong đó, tại CBBank, với những nhóm nợ khổng lồ có nguy cơ mất vốn, ước tính số lỗ lũy kế của ngân hàng CBBank đến nay có thể lên trên 34.000 tỷ đồng.
Hơn 3 năm nay, các phiên tòa xét xử những vụ án nhiều nghìn tỷ đồng của những nhóm nợ lớn thuộc ngân hàng này đều liên quan đến những tên tuổi “lớn” như Tập đoàn Phương Trang; Tân Hiệp Phát; bí cáo Hứa Thị Phấn và Phạm Công Danh.
Video đang HOT
Nếu theo con số lỗ lũy kế 27.500 tỷ đồng của CBBank ở thời điểm bị mua bắt buộc, thông tin từ các phiên tòa liên tục hơn 3 năm qua cho thấy, những con số hàng chục nghìn tỷ đồng này cũng chưa biết đi đâu về đâu.
Vụ Hứa Thị Phấn giai đoạn 1, từ chỗ 27.000 tỷ đồng có tài sản đảm bảo, tòa tuyên ngân hàng CBBank trả hết tài sản cho Tập đoàn Phương Trang và thu hồi 6.400 tỷ đồng.
Bị cáo Hứa Thị Phấn thường xuyên vắng mặt trong các phiên xử đại án Ngân hàng Xây Dựng.
Cuối tháng 5/2020, Tổng cục Thi hành án dân sự (THADS) – Bộ Tư pháp đã tổ chức Hội nghị trực tuyến về công tác thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế 6 tháng năm 2020, trong đó, vụ Ngân hàng Xây dựng và Công ty Phương Trang tại TP.HCM đã thi hành xong số tiền lớn.
Tuy nhiên, 6.400 tỷ đồng thi hành bản án hình sự này tưởng chừng được trả về cho CBBank, nhưng hiện Thi hành án quận 3, TP.HCM đang giữ lại hơn 3.000 tỷ đồng để xử lý trong một bản án dân sự khác liên quan giữa ngân hàng này và Tân Hiệp Phát.
Hơn 16.000 tỷ đồng được tuyên thuộc trách nhiệm trả nợ của Hứa Thị Phấn (bà chủ TrustBank trước đây) phải trả cho CBBank.
Tuy nhiên, tại phiên tòa gần đây nhất (ngày 29/6), vụ phúc thẩm Hứa Thị Phấn (giai đoạn 2), xác định 114 bất động sản của bà Phấn đã “sang tay” bị cáo Phạm Công Danh khi mua bán ngân hàng TrustBank, đã hoãn tuyên án vì cần xem xét thêm.
Nhưng có “đòi” được 16.000 tỷ đồng này khi mà nữ đại gia 75 tuổi Hứa Thị Phấn thường xuyên cáo ốm, vắng mặt ở hầu hết các phiên tòa và quan trọng nhất bị cáo Phấn không còn nắm giữ sở hữu bất kỳ tài sản nào.
Hiện bất động sản liên quan đến ngân hàng CBBank về số nợ, con số nợ và các đại gia chỉ còn Sân vận động Chi Lăng (Đà Nẳng) là tài sản “sáng giá” hơn cả. Tài sản này cũng đã nhiều lần được lãnh đạo Đà Nẵng lên tiếng khẳng định quan điểm chuộc lại sân vận động Chi Lăng.
Tái cơ cấu các ngân hàng yếu kém, đặc biệt nhóm các ngân hàng mua bắt buộc như CBBank thì vấn đề tiến độ, kết quả xử lý nợ, thu hồi nợ là vấn đề luôn được đặt lên hàng đầu để vực dậy nhà băng. Tuy nhiên, thực trạng những món nợ hàng chục nghìn tỷ đồng này vẫn chưa được thu hồi.
Công tác xử lý, thu hồi nợ xấu được coi là hạt nhân của tiến trình tái cơ cấu CBBank những năm qua, song số liệu luỹ kế tính đến 30/11/2019 chỉ đạt trên 5.500 tỷ đồng đối với nhóm nợ thu hồi theo bản án và trên 800 tỷ đồng thu hồi nhóm nợ nhỏ lẻ.
HSBC Việt Nam lãi 2.375 tỷ đồng năm 2019, thu nhập nhân viên bình quân hơn 54 triệu đồng/tháng
Thu nhập nhân viên bình quân đạt 54,3 triệu đồng/tháng, tăng khá tốt so với mức 50,3 triệu đồng trong năm 2018.
Ảnh minh họa.
Ngân hàng TNHH Một Thành viên HSBC (HSBC Việt Nam) vừa công bố báo cáo tài chính kiểm toán năm 2019 với lợi nhuận trước thuế giảm nhẹ 3,7% so với năm 2018, xuống còn 2.981 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế đạt 2.375 tỷ đồng, giảm 3,8%.
Đóng góp lớn nhất vào lợi nhuận chung của ngân hàng vẫn là mảng tín dụng khi mang về khoản thu nhập lãi thuần 3.707 tỷ đồng, tăng 6,7% so với năm trước.
Lợi nhuận từ mảng dịch vụ cũng tăng 6,9%, lên 837 tỷ đồng, lãi thuần từ mảng kinh doanh ngoại tệ không có nhiều biến động, đạt 680 tỷ đồng.
Mảng mua bán chứng khoán kinh doanh ghi nhận lãi tăng gấp đôi, đạt 17 tỷ đồng. Lãi từ hoạt động khác cũng tăng gấp đôi, lên 116 tỷ đồng.
Riêng mua bán chứng khoán đầu tư kỳ này không ghi nhận lợi nhuận, trong khi năm 2018, mảng này báo lãi tới gần 185 tỷ đồng.
Chi phí hoạt động trong năm 2019 của HSBC Việt Nam tăng 12%, lên 2.264 tỷ đồng trong khi chi phí dự phòng rủi ro tín dụng tăng gấp đôi lên 112 tỷ đồng. Điều này khiến lợi nhuận của ngân hàng có sự sụt giảm nhẹ so với năm trước.
Tính đến 31/12/2019, tổng tài sản của ngân hàng đạt 125,16 nghìn tỷ đồng, tăng tới 24,3% so với năm 2018. Trong đó, cho vay khách hàng đạt 48,2 nghìn đồng, tăng 7,8%.
Tiền gửi khách hàng tăng tới 29,2%, đạt hơn 109,9 nghìn tỷ đồng. Theo đó, tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động của ngân hàng ở mức khá thấp, chỉ 41% so với mức 49% trong năm 2018.
Thay vào đó, HSBC Việt Nam lại tăng tiền gửi và cho vay các tổ chức tín dụng khác, đạt gần 55,7 nghìn tỷ đồng, tương đương tăng tới 66% so với năm trước.
Về chất lượng tín dụng, đến cuối năm 2019, HSBC đang có 343 tỷ đồng nợ xấu, tăng 3,3% so với đầu năm. Tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ của ngân hàng ở mức khá thấp, chỉ 0,34% và tỷ lệ nợ quá hạn/tổng dư nợ là 0,63%.
Ngân hàng cũng cho biết tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) ước đạt 14%, không đổi so với năm trước.
Trong năm 2019, số lượng nhân viên HSBC giảm nhẹ 30 người, xuống còn 1.408 người.
Thu nhập nhân viên bình quân tháng đạt 54,3 triệu đồng/tháng, tăng khá tốt so với mức 50,3 triệu đồng trong năm 2018. Theo đó, nhân viên HSBC Việt Nam hiện là những người có thu nhập tốt nhất trong số những nhà băng công bố thông tin đến thời điểm hiện tại.
Quý I/2020, ACB báo lợi nhuận trước thuế 1.925 tỷ đồng Kết thúc quý I/2020, ACB ghi nhận lợi nhuận trước thuế 1.925 tỷ đồng, tăng 12,9% so với kết quả đạt được cùng kỳ năm trước. Ảnh minh họa. Báo cáo tài chính hợp nhất quý I/2020 mới công bố của Ngân hàng TMCP Á Châu - ACB (mã ACB) cho thấy, tín dụng vẫn là mảng đóng góp lớn nhất vào thu...