Những ‘cơn gió ngược’ đe dọa sự phục hồi của kinh tế thế giới
Biến thể Delta, trần nợ của Mỹ, khủng hoảng năng lượng Trung Quốc và sự leo thang giá hàng hóa đang ngăn cản sự trở lại của kinh tế toàn cầu.
Kinh tế toàn cầu đang bước vào quý cuối cùng của năm 2021 với nhiều yếu tố đe dọa làm chậm sự phục hồi sau đại dịch và chứng tỏ, quan điểm nhẹ nhàng của các nhà hoạch định chính sách về lạm phát là sai lầm.
Biến thể Delta lan rộng phá vỡ các kế hoạch mở cửa trở lại. Các nhà lập pháp Mỹ tranh cãi về mức trần nợ và kế hoạch chi tiêu. Trung Quốc đang phải chịu đựng cuộc khủng hoảng năng lượng và ảnh hưởng từ việc siết chặt quản lý, trong khi rủi ro tiềm tàng về cuộc khủng hoảng của Evergrande Group vẫn còn đó.
Chi phí nhiên liệu và thực phẩm leo thang trên toàn thế giới, kết hợp với sự tắc nghẽn trong khâu logistics, sự căng thẳng của các chuỗi cung ứng đã làm tăng áp lực giá cả. Tình trạng thiếu lao động tiếp tục xảy ra với một số doanh nghiệp.
Mặc dù quá trình mở cửa trở lại vẫn đang được thực hiện, bối cảnh hiện nay đang làm dấy lên lo ngại về sự kết hợp giữa tăng trưởng yếu hơn và lạm phát nhanh hơn, có nguy cơ ảnh hưởng tới nỗ lực kích thích của các ngân hàng trung ương mà không gây xáo trộn thị trường.
“Những kỳ vọng về một lối thoát nhanh chóng khỏi đại dịch đã thay đổi”, Frederic Neumann, trưởng bộ phận nghiên cứu kinh tế châu Á của HSBC Holdings tại Hong Kong cho biết. “Sự phục hồi hoàn toàn sẽ được tính bằng năm, không phải bằng quý như những dự báo trước”.
Khủng hoảng tại Trung Quốc
Trung Quốc đang đối mặt với cuộc khủng hoảng điện trên diện rộng, buộc các nhà máy phải hạn chế sản xuất và khiến các nhà kinh tế phải cắt giảm dự báo tăng trưởng. Bloomberg Economics cho rằng tình trạng thiếu điện sẽ là đòn giáng mạnh lên quá trình mở cửa trở lại với Trung Quốc.
Các khu vực bị ảnh hưởng đại diện cho khoảng hai phần ba nền kinh tế nước này, bao gồm năm tỉnh đứng đầu về tổng sản phẩm quốc nội, như Quảng Đông, Giang Tô, Sơn Đông, Chiết Giang và Hà Nam. Một trong những dấu hiệu mở đầu về cuộc khủng hoảng sắp xảy ra là hoạt động sản xuất trong tháng 9 đã giảm lần đầu tiên kể từ khi đại dịch bắt đầu.
Diễn biến này, cộng thêm lực cản từ cuộc khủng hoảng Evergrande, nhà phát triển nặng nợ nhất thế giới và sự suy thoái rộng hơn trong lĩnh vực nhà ở đang gây áp lực đến kinh tế Trung Quốc. Việc Bắc Kinh thúc đẩy các quy định chặt chẽ hơn đối với các ngành công nghiệp, bao gồm cả công nghệ, cũng đang khiến các nhà đầu tư lo lắng.
Trong khi khu vực dịch vụ tăng trưởng lại, ngành sản xuất của Trung Quốc đã giảm lần đầu tiên kể từ khi đại dịch bùng nổ. Ảnh: Bloomberg
Giá thực phẩm, năng lượng leo thang
Các vấn đề về năng lượng của Trung Quốc sẽ không chỉ dừng ở ảnh hưởng tới tăng trưởng. Bloomberg cho rằng điều này cũng có nguy cơ gây ra sự gia tăng giá lương thực vì khủng hoảng năng lượng có nghĩa nước này đang phải trải qua một mùa thu hoạch khó khăn từ ngô, đậu nành đến lạc và bông.
Video đang HOT
Trong năm qua, Bắc Kinh đã nhập khẩu một lượng nông sản kỷ lục do tình trạng thiếu hụt trong nước, khiến giá cả và chi phí lương thực toàn cầu lên mức cao nhất trong nhiều năm.
Chỉ số giá lương thực đã tăng 33% trong vòng 12 tháng qua. Đồng thời, giá nhiên liệu năng lượng như khí đốt, than và điện cũng đang đạt kỷ lục.
Giá khí đốt tự nhiên, than đá và dầu mỏ đã tăng mạnh trong những tháng gần đây. Ảnh: Bloomberg
Giá dầu vượt mốc 80 USD mỗi thùng lần đầu tiên sau ba năm, còn khí đốt tự nhiên đang ở mức đắt nhất trong 7 năm. Patrick Pouyanne, Giám đốc điều hành của TotalEnergies SE, cho biết cuộc khủng hoảng khí đốt đang ảnh hưởng đến châu Âu có thể sẽ kéo dài cả mùa đông.
Cuộc khủng hoảng về giá năng lượng thậm chí có thể trở nên tồi tệ hơn. Các chuyên gia phân tích của một số nhà băng lớn tại Mỹ đang nói với khách hàng rằng, có khả năng giá dầu đạt 100 USD và gây ra một cuộc khủng hoảng kinh tế.
Sức ép của chuỗi cung ứng
Biến thể Delta còn gây ra một nỗi lo khác, là ảnh hưởng đến dòng chảy thương mại toàn cầu. Điều này cũng giúp giải thích tại sao tắc nghẽn đang gia tăng tại các ngả đường quan trọng đối với thương mại quốc tế, từ các cảng ở Thượng Hải và Los Angeles, đến hệ thống đường sắt ở Chicago và các nhà kho ở Anh.
Khu cảng Los Angeles – Long Beach, cửa ngõ nhập khẩu hàng hoá từ Châu Á vào Mỹ, ghi nhận số lượng tàu container chờ dỡ hàng cao kỷ lục. Ảnh: Bloomberg
Các nhà bán lẻ, bao gồm Costco Wholesale tại Mỹ, đang đặt hàng mọi thứ có thể để đảm bảo các kệ hàng của họ luôn có hàng, đặc biệt dịp lễ mua sắm cuối năm đang đến gần.
Tuy nhiên, các nhà sản xuất đang gặp khó khăn trong việc tìm nguồn cung ứng các bộ phận quan trọng như chất bán dẫn, hóa chất và thủy tinh.
Dubai’s DP World, một trong những nhà khai thác cảng biển lớn nhất thế giới, dự báo những tắc nghẽn đã làm ảnh hưởng đến dòng chảy thương mại toàn cầu sẽ tiếp tục ít nhất trong hai năm nữa.
Ngoài ra, sự thiếu hụt lao động trong một số ngành công nghiệp cũng đang trở thành nỗi lo với nhiều công ty.
Các vấn đề về chính sách và tiền tệ
Những vấn đề còn xuất phát từ chính sách kinh tế của Mỹ, đầu tàu cho sự phục hồi kinh tế toàn cầu. Trong khi Tổng thống Joe Biden vừa ký dự luật khẩn cấp nhằm ngăn Chính phủ Mỹ đóng cửa, các cuộc đàm phán bên lề tiếp tục gặp khó khăn, với sự bất đồng của lưỡng đảng.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Janet Yellen trước đó đã cảnh báo Chính phủ Mỹ sẽ hết cách để chi trả các hoá đơn vào ngày 18/10. Nếu Quốc hội không nâng giới hạn vay nợ trước thời hạn đó, Chính phủ có nguy cơ rơi vào cảnh vỡ nợ, gây mất mát hàng triệu công việc, đứt đoạn các chương trình phúc lợi, và chao đảo thị trường tài chính.
Trên toàn cầu, dư địa hỗ trợ chính sách tài khóa cũng đang thu hẹp dần sau khi các chính phủ gánh khoản nợ lớn nhất kể từ những năm 1970.
Tổng thống Biden và bà Yellen cũng phải quyết định xem có giao nhiệm kỳ thứ hai cho Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Jerome Powell hay không, một quyết định, theo Bloomberg , cũng có thể làm chao đảo thị trường.
Đối với Powell và những người đồng cấp quốc tế của ông, sự kết hợp giữa tăng trưởng chậm lại và lạm phát gia tăng đang trở thành một thách thức lớn. Hiện tại, Chủ tịch Fed và Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu Christine Lagarde đang bày tỏ sự lạc quan thận trọng rằng lạm phát sẽ giảm bớt. Nhưng các nhà kinh tế đang đặt câu hỏi về thời điểm nào thì lạm phát sẽ trở thành một vấn đề của dài hạn.
Sự lạc nhịp khiến Trung Quốc rơi vào khủng hoảng điện
Sự lạc nhịp khiến Trung Quốc rơi vào khủng hoảng điện Chính phủ Trung Quốc đặt ra mục tiêu môi trường nhằm khuyến khích các tỉnh thành giảm tiêu thụ năng lượng, song nhiều nơi lại đối phó bằng cách cắt điện.
Nhằm hiện thực hóa mục tiêu tham vọng về kiểm soát năng lượng và khí thải nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu và "cứu Trái Đất", chính phủ Trung Quốc yêu cầu giới chức các tỉnh thành tìm ra những biện pháp quyết liệt nhằm kéo giảm mức tiêu thụ năng lượng.
Các tỉnh thành được kỳ vọng sẽ nâng cấp công nghệ cho những nhà máy lạc hậu, giúp chúng tiết kiệm điện và nhiên liệu hơn, đồng thời phát ra ít khí thải hơn. Lãnh đạo địa phương sẽ được đánh giá dựa trên kết quả thực hiện những mục tiêu này.
Tuy nhiên, thay vì tìm ra những biện pháp sáng tạo, bền vững và mang tính đột phá để tăng hiệu quả sử dụng năng lượng, các quan chức địa phương lại áp dụng "giáo trình cũ" thuận tiện cho họ hơn rất nhiều, đó là cắt điện.
20 tỉnh của nước này đã áp dụng hình thức cắt điện luân phiên để đối phó với tình trạng giá than đá và nhu cầu điện tăng cao. Các nhà máy được chính quyền yêu cầu đóng cửa và các hộ gia đình được cảnh báo rằng nguồn cung điện có thể sẽ không ổn định, khiến Trung Quốc đối mặt cơn khủng hoảng điện quy mô lớn.
Ống khói của một nhà máy nhiệt điện than ở thành phố Thẩm Dương, tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc, ngày 29/9. Ảnh: Reuters.
Ma Jun, giám đốc Viện các Vấn đề Công cộng và Môi trường ở Bắc Kinh, cho rằng mục tiêu trong những hành động khí hậu mà chính phủ Trung Quốc đặt ra là hạn chế sản xuất than và các nhà máy nhiệt điện than. Để làm được điều này, chính quyền các địa phương cần chuyển đổi cơ cấu năng lượng và công nghiệp, đồng thời nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng.
"Nhưng ở cấp địa phương, giới chức lại chậm thay đổi. Khi nhu cầu phát triển kinh tế gia tăng, họ quay lại với cách làm cũ, khởi động các dự án ngốn nhiều năng lượng và sản sinh nhiều khí thải nhưng mang về lợi nhuận nhanh chóng", Ma nói. Bởi vậy, khi được chính phủ yêu cầu cắt giảm lượng tiêu thụ năng lượng, giải pháp đầu tiên và thuận tiện nhất mà họ nghĩ tới là cắt điện luân phiên.
Tình trạng này phổ biến đến mức trong một bài xã luận đăng ngày 28/9, Peoples Daily, cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Quốc, cho rằng chính sách cắt điện luân phiên của các địa phương làm gián đoạn sản xuất và khiến các hộ gia đình chìm trong bóng tối.
Bài viết khẳng định những mục tiêu nhằm hạn chế tiêu thụ năng lượng của Bắc Kinh đã được đặt ra trong 6 năm qua và các chỉ thị đều nhất quán, rõ ràng. Peoples Daily chỉ trích giới chức địa phương áp dụng những biện pháp mang tính tình thế nhưng ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống xã hội, sản xuất để họ có thể tuyên bố đáp ứng được các mục tiêu từ chính quyền trung ương vào cuối năm.
Chủ tịch Tập Cận Bình cam kết Trung Quốc sẽ dẫn đầu trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu bằng cách đạt mức phát thải carbon cao nhất trước năm 2030 và sau đó đạt mức trung hòa carbon vào năm 2060. Chuyển đổi cơ cấu công nghiệp và hạn chế các dự án sử dụng nhiều năng lượng là những bước đi cần thiết nhằm đạt được các mục tiêu này.
Động lực thay đổi xuất hiện sau hơn ba thập kỷ chiến lược "tăng trưởng bằng mọi giá" biến Trung Quốc thành một cường quốc kinh tế nhưng lại gây ra thiệt hại nghiêm trọng về môi trường và tạo ra nhu cầu không bền vững về tài nguyên.
Từ khi lên nắm quyền năm 2012 đến nay, ông Tập đã coi việc khôi phục sức khỏe môi trường quốc gia là ưu tiên hàng đầu trong chương trình nghị sự của mình và nhấn mạnh nó cần được thực hiện sâu rộng ở cac cấp chính quyền địa phương.
Trong kế hoạch 5 năm 2016-2020, Trung Quốc đưa ra chính sách "kiểm soát kép", yêu cầu các tỉnh giới hạn mức sử dụng và giảm cường độ sử dụng năng lượng hay lượng năng lượng sử dụng trên một đơn vị GDP.
Tuy nhiên, nhiều tỉnh đã gặp phải không ít khó khăn để hoàn thành các mục tiêu của năm 2020. Một số nơi tiến hành cắt điện diện rộng vào tháng 12 nhằm đáp ứng mục tiêu về mức trần năng lượng của năm.
Một phần của vấn đề nằm ở việc chính quyền trung ương đã ủy quyền cho chính quyền cấp tỉnh phê duyệt một số loại dự án sử dụng nhiều năng lượng, như nhà máy nhiệt điện than. Kết quả là một lượng lớn dự án như vậy được đưa vào vận hành, khi các địa phương tìm mọi cách tăng tốc kinh tế.
"Một số quan chức địa phương không nhận thức được tầm quan trọng của việc giảm lượng tiêu thụ carbon đối với nền kinh tế. Số khác lại muốn phát triển những dự án sử dụng nhiều năng lượng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế", một chuyên gia giấu tên làm việc tại một viện nghiên cứu liên kết với chính phủ Trung Quốc cho biết. "Các dự án như vậy không trái luật, nhưng có dự án lớn đến mức tạo ra nhu cầu rất cao về năng lượng và sản sinh lượng khí thải đáng kể khi đi vào hoạt động".
Thêm vào đó, không ít quan chức địa phương nghĩ rằng họ có thể tiếp tục xây dựng các nhà máy sử dụng nhiều năng lượng đến tận năm 2030, thời hạn đạt đỉnh phát thải carbon được chính phủ đề ra.
Theo China Environmental News , tờ báo liên kết của Bộ Môi trường Trung Quốc, các nhà nghiên cứu từ Viện Quy hoạch Môi trường Trung Quốc cho biết rất nhiều quan chức địa phương tin họ có thể tiếp tục hoạt động như bình thường và đẩy lượng phát thải lên một "đỉnh cao mới" vào năm 2030.
Trung Quốc đặt mục tiêu cắt giảm 3% năng lượng sử dụng trong năm nay và tích lũy 13,5% từ năm 2021 đến 2025. Nhưng theo Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia, cơ quan hoạch định kinh tế hàng đầu đất nước, 20 trong 31 tỉnh và khu vực đã không đáp ứng được mục tiêu trong nửa đầu năm nay.
Lượng khí thải carbon của Trung Quốc quý I năm nay đã tăng 15% so với cùng kỳ năm ngoái, mức tăng lớn nhất trong hơn một thập kỷ, theo Lauri Myllyvirta, nhà phân tích tại Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng và Không khí Sạch, trụ sở ở Helsinki, Phần Lan.
"Việc lượng khí CO2 gia tăng phản ánh sự phục hồi sau quãng thời gian phong tỏa ngăn đại dịch đầu năm 2020, nhưng cũng cho thấy thực tế là đà phục hồi kinh tế hậu Covid-19 của Trung Quốc đến nay vẫn bị chi phối bởi tăng trưởng trong ngành xây dựng, thép và xi măng", Myllyvirta nói
Ấn Độ tích cực mua lại than của Australia bị tồn ở Trung Quốc Ấn Độ đang mua số than nhiệt của Australia nằm tồn tại các bến cảng Trung Quốc nhiều tháng nay, thêm phần phức tạp hoá cuộc chiến chống khủng hoảng năng lượng của Bắc Kinh. Công nhân bốc dỡ than nhập khẩu tại một bến cảng ở tỉnh Giang Tô. Ảnh: Reuters Tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP) dẫn lời một...