Những cổ phiếu “tăng bằng lần” từ đầu năm 2019 đến nay: Quán quân thuộc về 1 cổ phiếu tăng đến 70 lần
Ngoài cổ phiếu tăng 70 lần từ đầu năm, còn nhiều cổ phiếu tăng từ 5 đến 7 lần.
Việc theo dõi bảng giá, phán đoán xu hướng tăng/giảm của những mã cổ phiếu hàng ngày của các nhà đầu tư là điều không lạ. Đây cũng là cách để các nhà đầu tư lựa chọn cho mình những mã chứng khoán thích hợp để đầu tư.
Tuy nhiên, ngay từ những ngày đầu năm, kể cả các nhà đầu tư lạc quan nhất cũng không nghĩ rằng, có rất nhiều cổ phiếu “ tăng bằng lần” đến giai đoạn hiện tại – khi 8 tháng đầu năm 2019 đã trôi qua.
SIP – cổ phiếu đứng đầu trong nhóm ngành KCN
Điểm sơ qua, các cổ phiếu thuộc nhóm ngành khu công nghiệp có vẻ là nhóm có đông đảo cái tên được nhắc đến nhất. SIP – cái tên được nhắc đến nhiều nhất trong nhóm những cổ phiếu khu công nghiệp trong năm nay của CTCP Đầu tư Sài Gòn VRG. Lên sàn từ 6/6/2019 với giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên 17.200 đồng/cổ phiếu. Tuy nhiên, sau 3 tháng SIP đã kịp tăng gấp 6,8 lần ngày chào sàn, đóng cửa phiên giao dịch ngày 5/9 ở mức 117.000 đồng/cổ phiếu. Tuy nhiên, trước đó SIP đã từng tạo đỉnh ở mức 140.000 đồng/cổ phiếu, hơn gấp 8 lần giá chào sàn.
Không chỉ cổ phiếu tăng giá mạnh, mà giao dịch cổ phiếu SIP cũng rất sôi đông. SIP lên sàn và nhanh chóng tăng, các lãnh đạo công ty cũng tranh thủ chốt lãi, bán ra lượng lớn cổ phiếu, trong đó ông Nguyễn Thanh Tùng, Phó TGĐ, vừa đăng ký bán hơn 14,35 triệu cổ phiếu và ông Phạm Hồng Hải, ủy viên HĐQT, đăng ký bán toàn bộ 4 triệu cổ phiếu.
Kết quả kinh doanh của SIP cũng khá ấn tượng trong nhóm cổ phiếu khu công nghiệp. Doanh thu năm 2018 đạt 3.239 tỷ đồng, tăng 25,7% so với năm trước đó và lợi nhuận sau thuế tăng 40%, đạt trên 248 tỷ đồng. Trong khi đó doanh thu 6 tháng đầu năm 2019 đạt 1.976 tỷ đồng, tăng 34,4% so với nửa đầu năm ngoái, còn lợi nhuận sau thuế tăng 65%, đạt gần 214 tỷ đồng.
“Sức hút” của SIP một phần nữa nằm ở 4 Khu công nghiệp với tổng diện tích thương mại 2.280ha, trong đó có 2 khu công nghiệp tại Tp HCM và 2 khu khác ở Tây Ninh và Đồng Nai. Bao gồm Khu công nghiệp Phước Đông ở Tây Ninh có tổng diện tích phần KCN 2.190ha và diện tích phần thương mại 1.524ha; KCN ĐônG Nam có diện tích phần KCN 287ha và diện tích thương mại 200ha; KCN Lê Minh Xuân 3 có diện tích phần KCN 311ha và diện tích phần thương mại 220ha; và KCN Lộc An – Bình Sơn có diện tích phần KCN 497ha và diện tích phần thương mại 336ha.
Một cổ phiếu ngành khu công nghiệp khác cần nhắc đến là NTC của KCN Nam Tân Uyên. Mở đầu năm 2019 ở vùng giá 74.700 đồng/cổ phiếu, đến nay NTC đã tăng gần 2,3 lần, lên xấp xỉ mức giá 170.000 đồng/cổ phiếu. Đáng chú ý, có lúc NTC đã vượt đỉnh, lên xấp xỉ vùng giá 200.000 đồng/cổ phiếu.
Cổ phiếu TIP của KCN Tín Nghĩa cũng tăng hơn gấp đôi, từ 13.900 đồng/cổ phiếu lên xấp xỉ 30.000 đồng/cổ phiếu. Bên cạnh đó, cổ phiếu SNZ của một trong những ông trùm KCN Sonadezi cũng tăng 2,4 lần so với đầu năm, hiện giao dịch ở mức 28.000 đồng/cổ phiếu. Một cổ phiếu khác của ngành khu công nghiệp cũng được xếp vào nhóm cổ phiếu “tăng bằng lần” là BAX của CTCP Thống Nhất. BAX đã tăng hơn gấp đôi kể từ đầu năm 2019 đến nay.
Cổ phiếu D2D của CTCP Phát triển đô thị công nghiệp số 2 tăng 2,2 lần so với thời điểm đầu năm, từ vùng giá 34.000 đồng/cổ phiếu lên 74.500 đồng/cổ phiếu. Kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2019, doanh thu không tăng trưởng so với cùng kỳ, thậm chí doanh thu 6 tháng còn giảm 5%, còn 122 tỷ đồng. Tuy nhiên nhờ giá vốn giảm sâu nên lợi nhuận thu về gấp đôi cùng kỳ, đạt 83 tỷ đồng – giúp D2D hoàn thành đến 93% kế hoạch lợi nhuận được giao cho cả năm.
Dù chưa đến mức “tăng bằng lần”, nhưng loạt cổ phiếu ngành khu công nghiệp khác như SZC, SZL, SZE, BCM, IDV, HPI , IJC, cũng tăng mạnh so với đầu năm.
Những cổ phiếu gây bất ngờ: BOT, CMX và cả VCR
Một trong những “tân binh” của Upcom năm nay cũng gây bất ngờ là BOT của CTCP BOT Cầu Thái Hà. Lên sàn từ 14/2/2019 với giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên bằng mệnh giá 10.000 đồng/cổ phiếu, BOT đã có 10 phiên tăng trần liên tiếp ngay sau khi chào sàn và nhanh chóng tạo đỉnh ở mức 58.600 đồng/cổ phiếu.
Hiện BOT giảm nhẹ và đang giao dịch quanh mức 53.800 đồng/cổ phiếu, tương ứng gấp gần 5,4 lần sau 6 tháng lên sàn. BOT còn gây “sốc” khi cổ phiếu đi ngược hẳn với kết quả kinh doanh. Doanh thu 6 tháng đầu năm 2019 chỉ vỏn vẹn gần 10,7 tỷ đồng, trong đó doanh thu riêng quý 2 đạt 6,4 tỷ đồng. Doanh thu thấp, trong khi đó chi phí giá vốn bỏ ra hơn 42,6 tỷ đồng nên BOT Cầu Thái Hà ghi nhận lỗ 85,7 tỷ đồng trong nửa đầu năm 2019 – còn cách rất xa mục tiêu lãi dưới 3 tỷ đồng cả năm. BOT Cầu Thái Hà bắt đầu ghi nhận doanh thu từ năm 2019.
Video đang HOT
Diễn biến giá cổ phiếu BOT từ khi lên sàn.
Một cổ phiếu gây “sốc” khác nữa là CMX của CTCP Camimex Group – một doanh nghiệp ngành thủy sản. Nếu tính từ đầu năm 2019 đến nay, CMX chỉ tăng hơn gấp đôi, từ vùng giá 15.200 đồng/cổ phiếu lên 33.300 đồng/cổ phiếu.
Tuy nhiên đối với CMX, cần xét đến giai đoạn trước đó, từ trước tháng 9/2018 đã duy trì giao địch dưới 5.500 đồng/cổ phiếu một thời gian rất dài trước khi tăng mạnh. Kết quả kinh doanh khả quan cũng là một phần nguyên nhân dẫn đến giá cổ phiếu tăng. Doanh thu 6 tháng đầu năm 2019 đạt 511 tỷ đồng doanh thu thuần tăng 10% so với cùng kỳ nhưng lãi ròng lên tới 71 tỷ đồng tăng cao gấp hơn 4 lần nửa đầu năm 2018.
Mới đây nhất, Camimex đã thông qua việc triển khai phát hành hơn 13 triệu cổ phiếu tăng vốn điều lệ lên gấp đôi với giá phát hành bằng mệnh giá 10.000 đồng/cổ phiếu.
Gây bất ngờ nhất có lẽ là VCR của CTCP Đầu tư và Phát triển du lịch Vinaconex. Cũng duy trì mức giao dịch quanh, thậm chí dưới 5.000 đồng/cổ phiếu một thời gian dài, cổ phiếu VCR bất ngờ tăng mạnh từ đầu tháng 3/2019 được đánh dấu bằng 13 phiên tăng trần liên tiếp. Hiện VCR đang giao dịch quanh mức 22.800 đồng/cổ phiếu, gấp 5,3 lần thời điểm đầu năm.
Cuối tháng 8 vừa qua VCR đã quyết định đăng ký bán sạch gần 600.000 cổ phiếu quỹ mà công ty đã mua từ năm 2010. Những thay đổi của VCR bắt đầu từ việc ĐHCĐ thường niên năm 2019 đã thông qua bầu ông Đào Ngọc Thanh, Chủ tịch HĐQT và ông Nguyễn Xuân Đông, Tổng giám đốc của công ty mẹ Vinaconex, trực tiếp tham gia vào HĐQT của Vinaconex – ITC. Mặt khác, công ty cũng thông qua việc chuyển trụ sở về 34 Láng Hạ, “đại bản doanh” của công ty mẹ.
Đáng chú ý, quý 2/2019 vừa qua cũng là quý tiếp theo công ty không phát sinh doanh thu. Trước đó quý 1/2019 Vinaconex ITC cũng không phát sinh doanh thu và lỗ 1,7 tỷ đồng chi phí hoạt động. Tổng lỗ lũy kế nửa đầu năm 2019 lên trên 3,67 tỷ đồng. Trước đó cả 3 quý đầu năm 2018 doanh thu VCR đều bằng 0, còn doanh thu ghi nhận trong quý 4/2018 là từ bất động sản.
Không chỉ hoạt động kinh doanh, Vinaconex ITC còn có lời hứa 10 năm với cổ đông về số cổ tức 15% bằng tiền mặt của năm 2010. Số cổ tức này vừa được công ty hứa hẹn, lùi lại đến năm 2020 mới trả.
“Họ” nhà Viettel góp 2 cái tên
Cổ phiếu CTR của CTCP Công trình Viettel cũng tăng 2,7 lần từ đầu năm. Kết quả kinh doanh của công ty cũng tăng trưởng mạnh ở tất cả các mảng, trong đó doanh thu thuần năm 2018 đạt 4.277 tỷ đồng, tăng 29,5% so với năm trước đó. Cơ cấu doanh thu, doanh thu từ hoạt động khai thác và ứng cứu thông tin đạt 2.582 tỷ đồng, chiếm trên 60% tổng doanh thu. Doanh thu từ hoạt động xây lắp đạt 1.247 tỷ đồng, chiếm khoảng 29,2% tổng doanh thu. Còn lại là doanh thu từ hoạt động thương mại và các hoạt động khác. Đáng chú ý, trong số 259 tỷ đồng lợi nhuận gộp thu về, riêng mảng xây lắp đã đóng góp 122,7 tỷ đồng, chiếm 47,4% tổng lợi nhuận gộp đạt được trong kỳ. Lợi nhuận sau thuế cả năm đạt 147 tỷ đồng, tăng 24,6% so với lợi nhuận đạt được năm 2017.
Còn 6 tháng đầu năm 2019, CTR đạt doanh thu thuần 2.422 tỷ đồng – tăng 20% và lợi nhuận sau thuế 76,7 tỷ đồng – tăng 15% so với cùng kỳ năm trước.
Diễn biến giá cổ phiếu CTR trong 1 năm gần đây.
Một “đứa con” khác thuộc họ Viettel là Viettel Global (VGI). Báo cáo tài chính quý 2/2019 của công ty cho thấy lợi nhuận trước thuế quý 2 của Viettel Global tăng vọt lên 1.092 tỷ đồng – mức kỷ lục trong nhiều năm gần đây.
Lũy kế 6 tháng đầu năm, doanh thu thuần đạt gần 7.900 tỷ đồng, với lãi gộp tăng vọt từ 2.119 tỷ lên 2.809 tỷ đồng. Lợi nhuận từ công ty liên kết đạt 112 tỷ đồng – mức nhảy vọt so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận trước thuế của Viettel Global đạt 1.257 tỷ đồng – cũng là mức cao nhất trong nhiều năm gần đây. Lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ đạt 711 tỷ đồng – tăng hơn 1.100 tỷ so với cùng kỳ.
Nhờ kết quả kinh doanh tăng trưởng mạnh, cổ phiếu VGI cũng tăng nhanh không kém, gấp 2,5 lần thời điểm đầu năm, hiện giao dịch quanh mức 33.000 đồng/cổ phiếu.
Quán quân “ tăng sốc, giảm sâu” thuộc về KHD
Không tranh thứ hạng đầu tiên, nhưng KHD của Khoáng sản Hải Dương ắt hẳn dành vị trí “nhất” đối với cổ phiếu tăng sốc/giảm sâu trong cùng một nhịp từ đầu năm 2019 đến nay. Đang ổn định mức 9.800 đồng/cổ phiếu suốt 3 tháng đầu năm, KHD bất ngờ tăng mạnh và xác lập đỉnh ở mức 66.400 đồng/cổ phiếu, gần gấp 7 lần thời điểm cuối tháng 3. KHD vẫn duy trì vùng đỉnh được hơn 1 tháng trước khi bắt đầu lao dốc từ giữa tháng 8, và hiện đang giao dịch quanh mức giá 26.900 đồng/cổ phiếu – vẫn gấp 3 thời điểm đầu năm, và giảm hơn một nửa so với vùng đỉnh.
Diễn biến giá cổ phiếu KHD 1 năm gần đây.
Mới đây, Khoáng sản Hải Dương đã quyết định triển khai phương án phát hành cổ phiếu trả cổ tức và cổ phiếu thưởng tổng tỷ lệ 90%, trong đó trả cổ tức tỷ lệ 87%.
Việc giá cổ phiếu KHD tăng cũng khá bất ngờ khi kết quả kinh doanh của công ty không hề đột phá. Doanh thu năm 2018 đạt 118 tỷ đồng, giảm 18% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế đạt hơn 8 tỷ đồng, tăng 6% so với lợi nhuận đạt được năm 2017.
Những cổ phiếu ngành khoáng sản khác cũng có mức tăng mạnh là VIM của CTCP Khoáng sản Viglacera với tỷ lệ tăng gấp 5 lần từ đầu năm; TVM của CTCP Tư vấn mỏ và Công nghiệp Vinacomin với tỷ lệ tăng gấp 4,5 lần đầu năm.
Dù còn lỗ lũy kế cả nghìn tỷ, NCP của Nhiệt điện Cẩm Phả cũng tăng gần 3 lần
Không quá ấn tượng, nhưng cổ phiếu NCP của Nhiệt điện Cẩm Phả đã tăng 2,7 lần kể từ đầu năm 2019 đến nay, hiện giao dịch quanh mức 8.300 đồng/cổ phiếu. Tuy nhiên, thanh khoản cổ phiếu NCP không lớn, thậm chí nhiều phiên không có cổ phiếu khớp lệnh.
Về kết quả kinh doanh, tuy đã có lãi quý thứ 2 liên tiếp sau 5 quý lỗ triền miên, nhưng Nhiệt điện Cẩm Phả vẫn còn ghi nhận lỗ lũy kế trên nghìn tỷ đồng.
Diễn biến giá cổ phiếu NCP 1 năm gần đây.
Nhiều cổ phiếu khác tăng giá mạnh
Tính giá cổ phiếu tăng bằng lần còn phải kể đến CCL của CTCP Đầu tư và Phát triển đô thị Dầu khí Cửu Long với mức tăng gấp 3 lần từ đầu năm đến nay. Thanh khoản thị trường của cổ phiếu CCL cũng rất lớn. Tuy vậy điều đáng tiếc nhất là CCL đã duy trì giao dịch dưới mệnh giá khoảng 7 năm trở lại lại đây – một khoảng thời gian rất dài.
Trong khi đó, loạt cổ phiếu thanh khoản thấp vẫn có mức tăng bằng lần như TTJ của thương hiệu Kem Thủy Tạ, HFC của doanh nghiệp xăng dầu, RTS của Đường sắt Đà Nẵng, DBM của Dược – Vật tư Y tế Đắk Lắk…
Trên tất cả, quán quân tăng trưởng là 1 cổ phiếu tăng 70 lần từ đầu năm
Nhưng trên tất cả, quán quân của tăng trưởng cổ phiếu năm 2019 chắc chắn thuộc về VNX của CTCP Quảng cáo và Hội chợ thương mại (Vinaxad). Đang duy trì mức giá mà trước nay thường gọi “ly trà đá” dưới 1.000 đồng/cổ phiếu suốt nhiều năm liền do bị điều chỉnh giá khi thường xuyên trả cổ tức cao, VNX gây bất ngờ từ phiên giao dịch ngày 22/3/2019 với chuỗi 31 phiên tăng trần liên tiếp với chỉ 1 phiên ngắt quãng trong đó. Từ mức giá 1.200 đồng/cổ phiếu VNX nhảy vọt lên mức 54.900 đồng/cổ phiếu chỉ trong vòng 1,5 tháng.
VNX tiếp tục duy trì mức giá cao này hơn 2 tháng sau đó, trước khi tạo bất ngờ với đỉnh mới ở giá 84.300 đồng/cổ phiếu – gấp hơn 100 lần so với thời điểm đầu năm 2019. Hiện tại VNX đã giảm nhiệt và giao dịch quanh mức 56.400 đồng/cổ phiếu – vẫn gấp khoảng 70 lần giá thời điểm đầu năm.
Giao dịch cổ phiếu VNX 1 năm gần đây.
Vinaxad là một trong những doanh nghiệp thuộc TOP những đơn vị thường xuyên trả cổ tức tỷ lệ cao. Trước đó nhiều năm, cổ đông công ty hầu như không có giao dịch khớp lệnh, giá cổ phiếu được điều chỉnh giảm mỗi lần chia cổ tức, và đến lúc VNX còn được hưởng cơ chế đặc biệt do chia cổ tức lớn hơn thị giá.
Vinexad tiền thân là doanh nghiệp Nhà nước được ra đời từ năm 1975 với vốn 7 tỷ đồng. Công ty thực hiện cổ phần hóa năm 2006, đến nay vốn điều lệ công ty là 12,2 tỷ đồng. Một trong những nguyên nhân khiến VNX “hot” khiến cổ đông không “nhả” hàng là, ngoài việc trả cổ tức cao, Vinaxad còn thường xuyên lọt danh sách những doanh nghiệp đạt EPS cao. Năm 2017 EPS đạt 7.181 đồng thì năm 2018 đạt 10.177 đồng/cổ phiếu.
Diễn biến trên thị trường của các cổ phiếu là rất khó lường. Ngay từ đầu năm, các nhà đầu tư thường “chấm” cho mình những mã để nghiên cứu, đầu tư, nhưng chắc hẳn, sẽ không có kịch bản nào lặp lại năm này qua năm khác, do vậy việc các nhà đầu tư thận trọng là điều tất yếu.
Vẫn còn gần 4 tháng mới kết thúc năm 2019 đầy biến động do nhiều tác động cả thị trường trong nước và diễn biến từ quốc tế, đặc biệt là chiến tranh thương mại. VnIndex đã vượt 1.000 điểm nhiều lần, lại giảm trở lại đã thể hiện được diễn biến khó lường của thị trường.
Thạch Lâm
Theo Trí thức trẻ
Sau sự cố hỏa hoạn, giá cổ phiếu RAL của Công ty Rạng Đông tiếp tục giảm sâu
Chốt phiên giao dịch hôm nay (30/8), thị trường chứng khoán tiếp tục ghi nhận đà tăng trên cả hai sàn Hà Nội và TP.HCM. Tuy nhiên, cổ phiếu RAL của Công ty CP Bóng đèn Phích nước Rạng Đông vẫn chìm trong sắc đỏ, sau sự cố hỏa hoạn ngày 28/8 tại kho Hạ Đình của công ty này.
Khởi động phiên ngày làm việc hôm nay, thị trường chứng khoán trong nước sáng nay đã với sắc xanh ngay từ khi mở cửa. Tuy nhiên, giao dịch diễn ra vẫn chậm chạp khi áp lực bán tháo vẫn xuất hiện. Dòng tiền chảy vào sàn khá nhỏ giọt.
Tâm điểm chú ý trong phiên giao dịch hôm nay vẫn là cổ phiếu RAL của Công ty CP Bóng đèn Phích nước Rạng Đông, sau sự cố hỏa hoạn ngày 28/8 tại kho Hạ Đình của công ty này. Theo đó, sau phiên lao dốc mạnh xuống mức giá sàn bởi ảnh hưởng tiêu cực từ vụ cháy kho hàng, cổ phiếu RAL đã có những nhịp hồi nhẹ trong phiên giao dịch sáng nay.
Việc các chỉ số duy trì sắc xanh được hỗ trợ đắc lực của nhóm cổ phiếu lớn như VNM, VIC, VHM, VCB Tạm chốt phiên sáng trên sàn TP.HCM, chỉ số Vn-Index tăng 5,4 điểm, tương đương 0,55%, lên mức 983,99 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 62,72 triệu đơn vị, giá trị 1.322,78 tỷ đồng. Toàn thị trường có 165 mã tăng và 117 mã giảm.
Thị trường chứng khoán trong nước đồng loạt tăng trong ngày cuối tháng 8
Bên sàn Hà Nội, chốt phiên, chỉ số HNX-Index tăng 0,71 điểm, tương đương 0,7%, lên mức 102,65 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt 10,86 triệu đơn vị, giá trị 131,81 tỷ đồng. Toàn thị trường có 45 mã tăng và 35 mã giảm.
Bước sang đợt làm việc buổi chiều, thị trường tiếp tục duy trì sắc xanh. Lực cầu được đưa mạnh vào sàn, giúp các cổ phiếu đua nhau tăng tốc. Số cổ phiếu tăng điểm áp đảo trên bảng điện tử, trong đó nhiều mã nằm trong nhóm bluechips đã duy trì sắc xanh. Động thái này giúp các chỉ số duy trì sắc xanh cho đến cuối phiên làm việc.
Theo đó, BID tăng 850 đồng/cổ phiếu; BME tăng 150 đồng/cổ phiếu; CMG tăng 300 đồng/cổ phiếu; DHC tăng 1.050 đồng/cổ phiếu; DHG tăng 1.500 đồng/cổ phiếu; DMC tăng 400 đồng/cổ phiếu; GAS tăng 100 đồng/cổ phiếu; HCM tăng 750 đồng/cổ phiếu; HDG tăng 700 đồng/cổ phiếu; MSN tăng 400 đồng/cổ phiếu; MWG tăng 1.900 đồng/cổ phiếu; NCT tăng 700 đồng/cổ phiếu; PLX tăng 500 đồng/cổ phiếu; PNJ tăng 300 đồng/cổ phiếu; SCS tăng 100 đồng/cổ phiếu; VHC tăng 2.200 đồng/cổ phiếu; VHM tăng 1.000 đồng/cổ phiếu; VIC tăng 1.000 đồng/cổ phiếu; YEG tăng 200 đồng/cổ phiếu; ACB tăng 100 đồng/cổ phiếu; MAS tăng 300 đồng/cổ phiếu; PMC tăng 1.800 đồng/cổ phiếu; PVS tăng 300 đồng/cổ phiếu; VCS tăng 500 đồng/cổ phiếu...
Ở chiều ngược lại, một cổ phiếu đang thu hút khá nhiều sự quan tâm của giới đầu tư là RAL lại tiếp tục bị bán ra và để mất 4.400 đồng/cổ phiếu, rơi xuống mức 77.500 đồng/cổ phiếu.
Chốt phiên giao dịch trên sàn TP.HCM, chỉ số Vn-Index giữ ở mức 984,06 điểm, tăng 5,47 điểm, tương đương 0,56%. Khối lượng giao dịch đạt 143,1 triệu đơn vị, giá trị tương đương là 3.217,41 tỷ đồng. Toàn thị trường có 172 mã tăng giá (4 mã tăng trần); 83 mã đứng giá và 110 mã giảm giá (trong đó có 13 mã giảm sàn).
Cùng chiều, chỉ số VN30- Index giữ ở mức 892,51 điểm, tăng 3,38 điểm, tương đương 0,38%. Khối lượng giao dịch đạt 40,8 triệu đơn vị, giá trị tương đương là 1.377,12 tỷ đồng. Toàn thị trường có 19 mã tăng giá; 5 mã đứng giá và 6 mã giảm giá.
Trong khi đó, bên sàn Hà Nội, chỉ số HNX Index cũng chốt tuần với mức 102,32 điểm, tăng thêm 0,38 điểm, tương đương 0,37%. Khối lượng giao dịch đạt 21,8 triệu đơn vị, giá trị tương đương là 265,67 tỷ đồng. Toàn thị trường có 78 mã tăng giá (trong đó có 16 mã tăng trần); 40 mã đứng giá và 219 mã giảm giá (10 mã giảm sàn).
Chỉ số HNX30- Index giữ ở mức 188,34 điểm, giảm 0,17 điểm, tương đương 0,09%. Khối lượng giao dịch đạt 10,8 triệu đơn vị, giá trị tương đương là 200,34 tỷ đồng. Toàn thị trường có 10 mã tăng giá; 9 mã đứng giá và 11 mã giảm giá.
Minh Ngọc
Theo vnmedia.vn
Giá dầu tăng gần 2% trong tuần do quan ngại vận chuyển dầu qua Eo biển Hormuz Dầu mỏ có tuần tăng giá nhẹ, nhờ dữ liệu tăng trưởng kinh tế Mỹ không yếu như dự báo và mối lo về hoạt động vận chuyển dầu qua Eo biển Hormuz. Cả hai mặt hàng dầu Brent và ngọt nhẹ WTI của Mỹ đồng loạt phục hồi trong tuần này khi tình hình bất ổn tại Trung Đông gia tăng lấn...