Những cổ phiếu một thời…: PVE – Niềm tin bị đánh mất
Tổng CTCP Tư vấn thiết kế dầu khí (PVE) là một trong những tổng công ty đầu tiên của ngành dầu khí niêm yết trên sàn HNX. Tuy nhiên, thay vì hướng tới sự minh bạch trên TTCK, PVE liên tục sai phạm về công bố thông tin (CBTT), và kết thúc là quyết định hủy niêm yết bắt buộc sau hơn 12 năm góp mặt trên HNX.
NĐT quay lưng
Ngày 4-6 vừa qua, 25 triệu CP PVE được niêm yết trở lại trên UPCoM với giá tham chiếu 2.600 đồng/CP. Lần trở lại này của PVE diễn ra lặng lẽ như trước khi hủy niêm yết trên HNX, do gần như không có bất kỳ lệnh mua nào xuất hiện trên bảng điện tử. Trong khi đó, bên nắm giữ cũng không muốn bán ra, bởi với mức giá quá thấp này nếu bán ra chấp nhận khoản thua lỗ khủng. Thậm chí, nỗi đau thua lỗ càng nhân lên nhiều lần trong bối cảnh TTCK tăng mạnh trở lại, nhưng PVE gần như bất động ở mức giá 2.600 đồng/CP.
Sự thất vọng của NĐT với PVE là điều dễ hiểu, bởi đây là doanh nghiệp duy nhất hoạt động trong lĩnh vực tư vấn thiết kế của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN). Tiền thân của PVE là Tổng công ty Tư vấn thiết kế dầu khí (PVICCC), được thành lập năm 1998 theo Quyết định 03/1998/QĐ/VPCP của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ.
Đến năm 2004, Bộ Công nghiệp ra Quyết định 531/QĐ-TCCB chuyển PVE thành CTCP với tổng số vốn điều lệ 25 tỷ đồng. Đặc biệt, sau khi hoàn thành việc chuyển mô hình hoạt động dưới hình thức công ty mẹ – công ty con, PVE nhận chuyển nhượng tất cả đơn vị có hoạt động trong lĩnh vực tư vấn thiết kế, từ Tổng CTCP Xây lắp dầu khí (PVX) và Tổng công ty Điện lực dầu khí ( PV Power).
Nhờ đó, PVE có lợi thế nhất định trong việc tiếp cận các dự án trong ngành, cũng như việc được chỉ định thầu trong các dự án thiết kế trong ngành đặc biệt ở các dự án chuyên ngành sâu về dầu khí và dịch vụ dầu khí. Những công trình trọng điểm của ngành dầu khí có sự tham gia tư vấn, thiết kế của PVE, có thể kể đến như đường ống Phú Mỹ – TPHCM, đường ống dẫn khí PM3 – Cà Mau, Tổ hợp Khí – Điện đạm Cà Mau, đường ống khí ngoài khơi Rạng Đông – Bạch Hổ. Ngoài ra, PVE còn có cơ hội thâm nhập thị trường quốc tế thông qua các dự án của PVN. Đơn cử, dự án Nhà máy Lọc dầu và nhiên liệu sinh học Rapid (Malaysia).
Một thời lừng lẫy
Nhờ những dự án lớn kể trên, doanh thu của PVE đạt mức tăng trưởng mạnh, bất chấp những khó khăn chung của nền kinh tế. Đơn cử, thời điểm năm 2008, dù ngành dầu khí chịu tác động nặng nề từ suy thoái kinh tế, nhưng PVE vẫn hoàn thành và vượt kế hoạch, với tốc độ tăng trưởng doanh thu trung bình trên 50%/năm.
Đáng chú ý, tình trạng tài chính của PVE cũng hết sức lành mạnh, khác với nhiều doanh nghiệp lạm dụng đòn bẩy tài chính để tăng trưởng, PVE có chiến lược khá thận trọng đối với vốn vay. Điều này giúp PVE giảm thiểu rủi ro với biến động lãi suất bất thường đang diễn ra, đồng thời giảm chi phí trả lãi và vốn vay.
Sau khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008, PVE tiếp tục vượt qua biến cố giá dầu, với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CARG) doanh thu và lợi nhuận sau thuế lên đến 24%. Đây là mức tăng trưởng cao so với các doanh nghiệp cùng ngành. Với đà tăng trưởng ổn định, PVE luôn duy trì tỷ lệ chi trả cổ tức ở mức tương đối cao.
Việc PVE được “miễn nhiễm” trước các biến động của giá dầu do công việc của doanh nghiệp này không chịu ảnh hưởng trực tiếp từ giá dầu, mà theo tiến độ thực hiện các dự án lớn. Đặc thù của PVE là công tác dịch vụ khảo sát tư vấn thiết kế, nên khi dự án bắt đầu PVE sẽ có thêm nhiều công việc và không chịu tác động ngắn hạn bởi giá dầu.
Video đang HOT
Đầu năm 2008, PVE chính thức niêm yết CP trên HNX, với giá chốt phiên chào sàn đạt 124.000 đồng/CP. Tuy nhiên, suy thoái kinh tế năm 2008 kéo theo sự lao dốc của TTCK, khiến PVE bị vạ lây dù hoạt động sản xuất kinh doanh vẫn duy trì đà tăng trưởng ổn định.
Phiên giao dịch ngày 21-8-2012, PVE lần đầu tiên rớt khỏi giá tham chiếu. Bù lại, mức giá đang giao dịch trên TTCK thấp hơn giá trị sổ sách, lại giúp PVE trở thành doanh nghiệp có tỷ suất chi trả cổ tức cao so với các doanh nghiệp trong ngành. Cũng chính vì yếu tố này, PVE là mã CP dầu khí được NĐT giá trị ưu tiên lựa chọn.
Liên tục vi phạm CBTT
Thế nhưng, sự tin tưởng của NĐT với tổng công ty đã hoàn toàn sụp đổ khi PVE bất ngờ bị đưa vào diện cảnh báo từ ngày 21-9-2018, do vi phạm quy định CBTT từ 4 lần trở lên trong 1 năm. Cụ thể, PVE đã không công bố tài liệu họp ĐHCĐ thường niên 2018 và chưa công bố loạt báo cáo tài chính (BCTC), như BCTC soát xét bán niên 2018, BCTC quý IV-2017, BCTC kiểm toán năm 2017, BCTC quý I-2018, BCTC quý II-2018.
Chưa hết, PVE tiếp tục bị đưa vào diện kiểm soát (chỉ giao dịch phiên thứ 6 hàng tuần) từ ngày 24-12-2018, do liên tục vi phạm các quy định về CBTT trên TTCK. Tình trạng vi phạm CBTT của PVE tiếp tục kéo dài sang năm 2019, đã khiến Thanh tra UBCKNN ra quyết định xử phạt 100 triệu đồng, và kết thúc bằng quyết định hủy niêm yết bắt buộc trên HNX kể từ ngày 28-5 vừa qua do vi phạm 3 năm liên tục.
Điều đáng nói, giải trình về tình trạng vi phạm CBTT trong thời gian dài, lãnh đạo PVE lại đổ lỗi do yếu tố khách quan và không đưa ra bất cứ giải pháp nào để khắc phục. Theo ông Lê Hữu Bốn, Chủ tịch HĐQT, trong các năm 2017-2019, PVE tiếp tục thi công, nghiệm thu và quyết toán dự án Rapid. Tuy nhiên, do các chuẩn mực kế toán của Việt Nam và Malaysia có nhiều điểm khác biệt, PVE phải thu thập, bổ sung nhiều thông tin theo yêu cầu của công ty kiểm toán, nên mất nhiều thời gian.
Trong khi đó, vệc hợp nhất BCTC từ đơn vị thành viên tại Malaysia với niên độ báo cáo khác với Việt Nam; công tác kiểm tra soát xét BCTC tại Malaysia và các cơ quan liên quan (công ty kiểm toán, cơ quan thuế) thường kéo dài, nên PVE không kịp hoàn thành BCTC theo quy định.
Không chỉ vi phạm CBTT, PVE còn là “vua hứa” trên TCK, khi liên tục hứa hẹn việc chi trả cổ tức cho cổ đông. Trong lần thông báo mới nhất (lần thứ 6), PVE cam kết sẽ chi trả cổ tức tiền mặt năm 2016 cho cổ đông vào ngày 25-12-2020.
ĐHĐCĐ PV Oil: Sản lượng xấu nhất sẽ giảm 'khủng khiếp' 18%, thoái vốn Petec
Sáng ngày 8/6, Tổng công ty Dầu Việt Nam (PV Oil, UPCoM: OIL) tổ chức Đại hội đồng cổ đông 2020, vấn đề sản lượng xăng dầu của Công ty và toàn ngành sau đại dịch COVID-19 được cổ đông quan tâm chấp vấn.
Cổ đông PV Oil đã thông qua kế hoạch năm 2020 với doanh thu hợp nhất là 52.200 tỷ đồng, giảm 35% và lợi nhuận sau thuế dự kiến 376 tỷ đồng, tăng 8%.
Trong quý 1, PV Oil báo lỗ kỷ lục 423 tỷ đồng, kéo theo lỗ lũy kế tính đến cuối tháng 3 là 1.167 tỷ đồng. Như vậy, 3 quý sau, PV Oil cần lãi gần 800 tỷ đồng để đảm bảo theo đúng kế hoạch đặt ra.
Kế hoạch năm 2020 được xây dựng trên cơ sở giá dầu thô trung bình ở mức 60 USD/thùng và chưa tính đến yếu tố ảnh hưởng của dịch COVID-19 và sự sụt giảm giá dầu.
Tuy nhiên, từ cuối tháng 1, dịch COVID-19 gây ảnh hưởng tiêu cực đến giá dầu. Bên cạnh đó, nhu cầu tiêu thụ xăng dầu trên toàn thế giới và trong nước giảm mạnh do các biện pháp phong tỏa, hạn chế đi lại trên diện rộng và sản xuất bị đình trệ.
Trong bối cảnh đó, sản lượng kinh doanh xăng dầu 5 tháng đầu năm của PV Oil giảm 14% so kế hoạch, riêng tháng 4 giảm 20% khi Chính phủ thực hiện biện pháp cách ly toàn xã hội.
Còn riêng trong quý 1, sản lượng xăng dầu của Công ty giảm 4% so với cùng kỳ và giảm 10% so với kế hoạch đặt ra.
Ông Cao Hoài Dương - Tổng Giám đốc PV Oil cho rằng, dịch bệnh COVID-19 ảnh hưởng rất lớn đến nửa cuối tháng 2 và trong tháng 3 dẫn đến sản lượng giảm nên giảm so với cùng kỳ, còn so với kế hoạch sản lượng giảm đến 10% do Công ty đặt ra kế hoạch không tác động của dịch.
Nói thêm về vấn đề này, ông Dương cho biết hệ thống 600 cây xăng của Công ty nằm ở các tỉnh, thành phố nhỏ. Thời gian qua do dịch COVID-19, sinh viên nghỉ học, người lao động nghỉ và người dân về quê.
Kết quả, cây xăng ở tỉnh của PV OIL không giảm nhiều, còn những cây ở thành phố giảm đến 59-60%, cá biệt có cây xăng giảm đến 80% sản lượng.
Mặc dù vậy, sản lượng mảng công nghiệp cũng bù đắp một phần cho mảng bán buôn, nên toàn cảnh thì sản lượng PV OIL của quý 1/2020 giảm 4%.
Toàn cảnh ĐHĐCĐ PV Oil sáng 8/6.
Kịch bản xấu nhất: Sản lượng của PV Oil có thể giảm đến 18% trong năm 2020
Theo dự kiến, tình hình dịch bệnh vẫn ảnh hưởng đến PV Oil và các công ty trong ngành, trong quý 2 này sản lượng dự kiến giảm đến 12%.
Còn trong 2 quý còn lại trong năm 2020, đại diện PV Oil cho rằng nếu kịch bản dịch bệnh được kiểm soát tốt, du lịch trên đà tăng trưởng thì cả năm 2020 sản lượng xăng dầu của PV Oil sẽ giảm 10%.
Với tình hình tệ hơn, dịch bệnh bùng phát trở lại thì sản lượng của Công ty giảm đến 18%, đây là con số khá khủng khiếp, đại diện PV Oil cho biết.
Còn về tình hình chung của toàn ngành, không có dịch bệnh các chuyên gia dự báo sản lượng tăng trưởng xăng dầu từ 4-5%. Với những tác động COVID-19, khi kiểm soát tốt sản lượng toàn ngành chưa thể tăng trưởng như bình thường, dự kiến sụt giảm 5-7%. Kịch bản xấu xảy ra thì sản lượng sẽ giảm hơn 10%.
Do đó, PV Oil kiến nghị cổ đông ủy quyền cho Hội đồng quản trị Tổng công ty căn cứ tình hình thực tế, quyết định việc điều chỉnh kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2020 vào thời điểm phù hợp.
Về phương án phân phối lợi nhuận năm 2019, sau khi bù đắp khoản lỗ của năm trước, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của PV Oil chỉ còn vỏn vẹn 98 tỷ đồng.
Do đó, Hội đồng quản trị đề nghị phương án giữ lại toàn bộ lợi nhuận sau thuế chuyển sang năm sau để dự phòng khó khăn do tác động kép từ dịch COVID -19 và sự sụt giảm mạnh của giá dầu.
Đang đàm phán với PV Gas để thoái vốn khỏi Petec
Cũng trong năm 2020, PV Oil sẽ tiếp tục thoái vốn tại các công ty liên kết hoạt động ngoài ngành kinh doanh chính. Xúc tiến thoái hết vốn tại Petec và xử lý triệt để các vấn đề liên quan các nhà máy nhiên liệu sinh học (NLSH).
Công ty tiếp tục tập trung đầu tư phát triển hệ thống cửa hàng xăng dầu bán lẻ và nâng cấp, cải tạo cơ sở vật chất phục vụ kinh doanh xăng dầu trong năm 2020 trong đó dành 96 tỷ đồng xây dựng mới và cải tạo kho, cảng và 99 tỷ đồng để xây dựng mới và cải tạo 39 cửa hàng xăng dầu.
Đại diện Công ty cho rằng số lượng kinh doanh của Petec không nhiều nhưng hệ thống kho phong phú, đặc biệt cảng Thị Vải - Cái Mép tại Bà Rịa Vũng Tàu có địa lý tốt kinh doanh kho cảng. Khi biết Tập đoàn Dầu Khí Việt Nam (PVN) thoái vốn tại Petec có nhiều đơn vị quan tâm, trong đó có Tổng Công ty Khí Việt Nam (PV Gas, GAS).
Về tiến độ thực hiện, PV Oil và PV Gas đã làm việc với nhau nhưng trong giai đoạn thoả thuận và chưa có kết luận cuối cùng. Sẽ có đấu giá cạnh tranh, để PV Oil có thể chuyển nhượng Petec với giá có lợi nhất có thể.
Hiện tại, hai bên đang tích cực làm việc và khẩn trương chốt lại thương vụ, sớm nhất thì có thể kết thúc trong năm 2020.
Về nguồn cung, PV Oil đang mua xăng dầu tại 2 nhà máy lọc dầu (NMLD) Dung Quất và Nghi Sơn. Hai nhà máy này chỉ đáp ứng 75-80% khi chạy 100% công suất trong thời điểm nay, theo đó bên cạnh mua thì Công ty phải nhập để đảm bảo sản lượng cung cấp.
Vào tháng 8 tới, NMLD Bình Sơn sẽ bảo dưỡng định kỳ, Công ty đã lên phương án tăng dự trữ để bảo dưỡng nên không sợ hụt về nguồn cung.
PV Power đặt kế hoạch lãi trước thuế gần 2.200 tỷ đồng trong năm 2020, tăng mạnh tỷ trọng năng lượng tái tạo vào năm 2035 Giai đoạn 2026 - 2035, PV Power sẽ tiếp tục góp vốn để triển khai đầu tư dự án NMĐ LNG khác (công suất 3.000 MW), NMĐ khí Quảng Ninh (1.500 MW). Ngoài ra, công ty cũng tìm kiếm, nghiên cứu góp vốn đầu tư các dự án điện khác có hiệu quả, khả thi. Mục tiêu đến năm 2035 thêm gia góp...