Những cỗ máy 2 bánh sáng tạo nhất thế giới
Không muốn bị lẫn trong đám đông, một số nhà sản xuất dám tạo ra những cỗ máy ngang ngược, khác biệt nhưng phần lớn đều có tuổi thọ ngắn ngủi.
Từ thập kỷ 80 chuyển sang thập kỷ 90, dạng gắp đơn sau giống như một kiểu thời trang. Và nằm trong xu hướng này có Honda RC30, Aprilia AF1 hay BMW K1.
Nhưng hãng xe Italy Gilera lại “chơi trội” khi quyết định rằng cần phải có kiểu gắp đơn phía trước để đồng bộ với gắp đơn phía sau.
Kết quả được ứng dụng trên Gilera CX. Nếu nhìn chiếc xe từ bên phải, sẽ giống như không có thứ gì gắn kết giữa bánh xe và phần còn lại của cỗ máy. Trong khi đó, bộ vành kiểu đĩa phanh hay xi-nhan trên gương chiếu hậu góp phần khiến CX thêm đặc biệt.
Tiếp theo chủ đề hệ thống treo trước khá hài hước của Gilera, mẫu GTS 1993 của Yamaha là một thứ gì đó gây ngạc nhiên, nhưng lần này đến từ một hãng xe tiếng tăm.
Gắp đơn phía trước, kèm theo là phanh ABS và hệ thống phun xăng điện tử cùng động cơ 1.000 phân khối (công suất 100 mã lực) khiến GTS trở nên đặc biệt. Tuy nhiên, trải nghiệm lái khác biệt cũng như phong cách không thích hợp với số đông là những lý do giải thích cho sự kém nổi tiếng.
Video đang HOT
Sau thất bại của GTS1000, Yamaha khởi động ý tưởng lớn khác: hệ dẫn động 2 bánh. Thiết kế này được phát triển cùng đối tác của Yamaha là Ohlins và được gọi tên hệ thống dẫn động thủy lực. Một bơm thủy lực gắn với động cơ làm nhiệm vụ dẫn năng lượng lên hai bánh trước.
Yamaha từng thử nghiệm ý tưởng mới trên một chiếc R1, nhưng chỉ thực sự ứng dụng trên WR450F 2-Trac với một số lượng sản xuất hạn chế. Hệ thống làm việc tốt, nhưng không đạt hiệu quả như kỳ vọng, vì thế đến nay nó vẫn là “hàng độc”.
Một trong những hạn chế của xe dẫn động 2 bánh thủy lực của Yamaha là hệ thống này không thể truyền phần lớn sức mạnh của động cơ tới bánh trước. Chiếc DN-01 của Honda có thể không có hệ thống này nhưng chứng tỏ thủy lực có sức mạnh như thế nào. Hộp số tự động của mẫu xe này là loại vô cấp, sử dụng bơm thủy lực để truyền năng lượng thay vì dùng dây đai và puli như các loại truyền thống khác.
Xe sử dụng phanh đĩa kép phía trước với hệ thống chống bó cứng phanh ABS. Một trong những đặc trưng của DN-01 là hộp số tự động vô cấp CVT. Động cơ là loại V-twin 8 van dung tích 680 phân khối và làm mát bằng chất lỏng. Tuy nhiên, doanh số của DN-01 không cao nên dừng sản xuất chỉ 2 năm sau khi bán ra.
Trong khi phần lớn xe trong danh sách có tuổi thọ ngắn ngủi, thì Rokon lại thành công. Hãng đến từ Anh sản xuất xe từ những năm 1960, và thiết kế cơ bản còn xa hơn thế nếu nhắc tới Nethercutt Trail-Breaker 1958. Hiện hãng này vẫn “sống khỏe”.
Không hệ thống treo, động cơ phải đẩy để khởi động lấy từ máy xén cỏ hiệu Honda và hệ thống dẫn động 2 bánh cùng sự kết hợp giữa dây xích và càng xe khiến không có sản phẩm nào giống Rokon. Thậm chí, vành xe dạng chiếc trống còn có thể dùng để chứa nước hoặc nhiên liệu dự trữ, hoặc để rỗng giúp xe nổi dưới nước.
Lấy động cơ ôtô sang cho môtô là ý tưởng không phải mới mẻ, nhưng trong khi phần lớn là đồ độ lại thì Boss Hoss, hãng xe Mỹ, lại chọn đồ hàng “khủng” chính hãng như loại V8 của General Motors.
Không chỉ có sức mạnh 445 mã lực, xe Boss Hoss còn cực nặng với trọng lượng khoảng 500 kg và hộp số tự động chỉ có 2 số. Xe Boss Hoss còn khá thọ khi được sản xuất từ năm 1990 đến nay.
Không sử dụng sức mạnh từ xe hơi, siêu môtô MTT Y2K dùng động cơ được sản xuất cho những chiếc trực thăng.
Ngoài động cơ Roll-Royse C-20B công suất 420 mã lực, MTT Y2K còn có vành xe sợi carbon, ốp thân xe bằng sợi carbon, khung hợp kim nhôm, đĩa phanh lớn hơn với cụm phanh đa liên kết, lốp 240 phía sau và sự phát triển của công nghệ của 10 năm qua, với nhiều thiết bị điện tử hiện đại, bao gồm ABS.
Mỹ Anh
Theo VNE
Boss Hoss Trikebike 8.200 phân khối độc nhất Việt Nam
Mẫu môtô phân khối lớn sử dụng khối động cơ Chevrolet V8 dung tích xi-lanh 8.228 phân khối với hai bánh trước mới xuất hiện tại Sài Gòn.
Boss Hoss Trikebike 8200 trên đường phố Sài Gòn.
Mẫu xe đặc trưng Mỹ xếp vào hàng xế khủng bởi sở hữu khối động cơ V8 của hãng Chevrolet có dung tích 8.228 phân khối, làm mát bằng dung dịch. Điều đặc biệt là Boss Hoss lại là chiếc xe tay ga khổng lồ với hộp số bán tự động, người cầm lái chỉ việc chọn số (tiến/lui) như trên những chiếc xe hơi đời mới mà không cần đến các thao tác bóp côn/ambraya, chuyển số... như trên hầu hết môtô thông thường.
Từ những năm 90, khối động cơ Chevrolet ZZ4 350ci (tương đương 5.700 phân khối) trở thành động cơ tiêu chuẩn trên những chiếc Boss Hoss. Động cơ thiết kế và chế tạo đặc biệt bởi Chevrolet cho công suất 355 mã lực ở vòng tua máy 6.000 vòng/phút. Thân làm từ thép trong khi nắp động cơ được làm từ hợp kim nhôm. Năm 2000, Boss Hoss lắp thêm một khối động cơ "khủng" hơn với dung tích 502ci (8.228 phân khối), công suất lên đến 502 mã lực mang tên gọi là "Stud Hoss" rất thông dụng và trở nên phổ biến đối với dân chơi xe máy Mỹ.
Chiếc Boss Hoss Trikebike xuất hiện tại Sài Gòn với cụm hai bánh trước, hệ thống treo độc lập giúp vận hành ổn định trên đường, đặc biệt khi đi trên những đoạn đường xấu. Cụm đèn pha trước với 6 bóng xenon, đèn xi-nhan đặt thấp phía dưới càng trước. Xe sử dụng ba thắng đĩa trên ba bánh, nhưng điều khiển giảm tốc đồng thời bằng thao tác phanh chân.
Tay lái rộng và dễ điều khiển, với hộp số bán tự động, người lái cũng dễ dàng hơn trong các thao tác chuyển số. Chiều cao yên xe tính từ mặt đất 711 mm tạo tư thế ngồi thoải mái và yên rời dành cho hai người. Cặp bánh trước có kích thước 300 mm, bánh sau 330 mm. Xe sử dụng hệ thống truyền động bánh sau qua dây đai. Trọng lượng khoảng 590 kg.
Theo VNE
'Xế khủng' đi phát quà Giáng sinh miễn phí Nhận phát quà không nhận tiền công, với khách hàng chủ yếu là bạn bè trên Facebook sống tại quận Long Biên (Hà Nội), ông già Noel đặc biệt còn có một thứ khiến các cháu bé thích mê, đó là "tuần lộc sắt" Honda DN-01. Không phải là sinh viên đi làm thêm trong mùa Giáng sinh, Nguyễn Đăng Quang là doanh...