Những cô giáo vùng lũ giàu lòng nhân ái
Họ là những giáo viên “chân yếu, tay mềm”, thế nhưng dù trong thiên tai hay dịch bệnh, các cô giáo ở Trường mầm non 1 Tân Lâm Hương (huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh) luôn xông pha, đi đầu trên mọi “trận tuyến”.
Giáo viên Trường mầm non 1 Tân Lâm Hương (huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh) hỗ trợ hàng nghìn suất ăn miễn phí phục vụ người dân cách ly y tế tại trường.
Vượt qua những vất vả của giáo viên mầm non bằng tinh thần yêu trường, mến trẻ và tấm lòng nhân ái, các cô đã làm đẹp thêm hình ảnh người giáo viên ở vùng rốn lũ.
Tại vùng rốn lũ ở xã Tân Lâm Hương (huyện Thạch Hà), người dân vẫn còn truyền tai nhau câu chuyện về những nghĩa cử cao đẹp của các cô giáo của Trường mầm non 1 Tân Lâm Hương trong những thời điểm cam go, đối đầu với lũ dữ và dịch Covid-19.
Trắng đêm cứu tài sản trong nước lũ
Video đang HOT
Trong câu chuyện của mình, những cô giáo ở ngôi trường này vẫn chưa hết bàng hoàng khi nhớ lại trận lũ lịch sử tháng 10/2020 đã khiến toàn bộ trường ngập hơn 2 m.
Đó là ngày 18/10, sau mấy ngày mưa tầm tã, nước bắt đầu tràn vào sân trường. Ban giám hiệu nhà trường đã huy động toàn bộ giáo viên và chồng của các cô đến để kê dọn đồ dùng lên cao. Tuy nhiên, do nước lũ vào ban đêm lên quá nhanh, vượt mọi đỉnh lũ trong lịch sử, đồ đạc dù đã được kê cao vẫn bị sóng xô đổ. Những ngày lũ dữ, cô Nguyễn Thị Hòa, Hiệu trưởng nhà trường và hai cô giáo trong Ban giám hiệu là cô Thảo, cô Hằng đã gần như túc trực 24/24 giờ, cùng với các giáo viên khác kê dọn đồ đạc, nỗ lực cứu vớt phần nào tài sản của nhà trường.
Tròn 55 năm tuổi đời với 35 năm tuổi nghề, trong ký ức của cô Hiệu trưởng Nguyễn Thị Hòa, chưa có trận lũ nào lớn như vậy. Cô Hòa chia sẻ: “Đêm hôm lũ về, khoảng 15 cô giáo ở lại trường đến hơn 21 giờ mới lội nước đi về. Toàn bộ Ban giám hiệu cùng hai cô nữa ở lại trường. Chúng tôi hầu như không ngủ. Nhìn nước ngày một dâng cao, mấy chị em sức yếu nhưng cũng cố gắng hết mình để vận chuyển đồ dùng, tài liệu lên tầng 2″. Trắng đêm ở lại trường, nghĩ đến mẹ già, chồng con và nhà cửa ở nhà không biết xoay sở thế nào trong cơn lũ, nước mắt cô giáo lại trào dâng. Tuy vậy, các cô đã quyết tâm bằng mọi cách phải bảo vệ tài sản cho nhà trường.
Là ngôi trường nằm trên địa bàn thuần nông ở huyện Thạch Hà, phần lớn cha mẹ học sinh đều làm nghề nông hoặc buôn bán nhỏ. Do nằm ở hạ du hồ Kẻ Gỗ, hầu như năm nào các gia đình ở đây cũng bị ảnh hưởng bởi thiên tai, lũ lụt. Chứng kiến sự vất vả của các cô giáo khi nỗ lực để sớm đón trẻ quay lại trường sau khi nước lũ rút, nhiều cha mẹ học sinh rất xúc động. Anh Trần Văn Hòa, thôn Trung Hòa, xã Tân Lâm Hương cho biết: “Chúng tôi thật sự yên tâm khi cho con theo học tại một ngôi trường đầy tình yêu thương. Các cô giáo đã nỗ lực bám trường, bám lớp trong lũ và khắc phục hậu quả thiên tai để sớm đón học trò quay lại”.
Dành trọn ngày nghỉ hè phục vụ điểm cách ly
Khi dịch Covid-19 bùng phát và diễn biến phức tạp, phát huy tinh thần xung kích, các cô giáo Trường mầm non 1 Tân Lâm Hương lại xung phong ở lại điểm cách ly, phục vụ công tác hậu cần. “Chúng tôi chỉ suy nghĩ đơn giản rằng, mình là giáo viên mầm non có kinh nghiệm nuôi dưỡng trẻ cho nên việc bếp núc, hậu cần sẽ chuyên nghiệp hơn”, cô Hiệu trưởng Nguyễn Thị Hòa cho biết.
Tạm gác lại mối bận tâm gia đình, nỗi lo sợ khi phải tiếp xúc với các bệnh nhân Covid-9, các cô giáo nhanh chóng bắt tay dọn dẹp, sắp xếp gọn gàng các phòng để đón người dân đến cách ly. Cô Trần Thị Hằng, Phó Hiệu trưởng chia sẻ: “Ngày đầu đón, tiếp xúc với người dân đến cách ly, mặc trên mình bộ đồ bảo hộ nóng bức, tâm lý lại lo sợ nên không tránh khỏi rụt rè. Nhưng chúng tôi động viên nhau, cố gạt hết mọi khó khăn để làm tốt công tác hậu cần, bảo đảm những bữa ăn ngon, nơi ở sạch sẽ”.
Cứ thế ròng rã gần 2 tháng hè với 3 đợt đón công dân cách ly, hơn 40 giáo viên của Trường mầm non 1 Tân Lâm Hương thay phiên nhau phục vụ hậu cần tại điểm cách ly. Mỗi ngày đều cố gắng thay đổi thực đơn ăn uống, bảo đảm đầy đủ chế độ dinh dưỡng. Những ngày hè nắng nóng, các cô dậy từ 4 giờ sáng để nấu cháo nóng cho bữa sáng. Tại các điểm cách ly của xã Tân Lâm Hương còn có nhiều cháu nhỏ trong độ tuổi mầm non và tiểu học, các cô giáo đã sáng tạo bằng cách thay đổi các món ăn như chè, bánh, sữa bí ngô, gà rán… để các cháu hứng thú hơn với bữa ăn hằng ngày. Ngoài đóng góp ngày công, trong nhà có bó rau, cân gạo, con gà, chục quả trứng… các cô đều mang đến trường ủng hộ. Chưa kể, từ những đồng lương ít ỏi của mình, các cô giáo Trường mầm non 1 Tân Lâm Hương vẫn đóng góp gần 30 triệu đồng để hỗ trợ công tác phòng, chống dịch của địa phương.
Thực hiện chủ trương “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát có hiệu quả dịch Covid-19″ trong tình hình mới, từ đầu năm học 2021-2022 đến nay, nhà trường tổ chức đón trẻ trở lại học tập tại trường. Cô Nguyễn Thị Hòa chia sẻ: “Trong bối cảnh tình hình dịch bệnh vẫn vô cùng phức tạp, các giáo viên của trường đã chuẩn bị tốt những điều kiện cần thiết rồi mới đón trẻ trở lại học như vệ sinh, sát khuẩn trường lớp. Hằng ngày, chúng tôi tổ chức hướng dẫn giáo viên, phụ huynh thực hiện đúng quy tắc 5K trong giao-nhận trẻ. Bữa ăn của các con ở lớp được chú trọng hơn, bảo đảm đầy đủ chất dinh dưỡng để các con phát triển toàn diện, khỏe mạnh. Cùng với đó, các giáo viên còn tích cực phối hợp cha mẹ học sinh xây dựng kế hoạch đưa đón trẻ hợp lý và thông tin thường xuyên về sức khỏe của các cháu để có kế hoạch ứng phó kịp thời “.
Nói về những đồng nghiệp của mình, cô Nguyễn Thanh Nga, Trưởng phòng Giáo dục huyện Thạch Hà chia sẻ: Các cô giáo Trường mầm non 1 Tân Lâm Hương chính là hình ảnh tiêu biểu của đội ngũ giáo viên mầm non nhiệt tình, tâm huyết và giàu lòng nhân ái. Dù cuộc sống còn bộn bề vất vả, khó khăn nhưng ở mặt trận nào, các cô cũng luôn là người đi đầu, bước trước.
Những bếp ăn tình thương luôn đỏ lửa trong mùa dịch COVID-19
Thời gian này, những bếp ăn tình thương của Hội Chữ thập đỏ tỉnh Kiên Giang, các tổ chức thiện nguyện, nhóm từ thiện luôn đỏ lửa ngày đêm để chia sẻ từng phần cơm nghĩa tình cho đội ngũ y, bác sĩ, người bệnh, thân nhân người bệnh tại các bệnh viện, khu cách ly ở Kiên Giang.
Bếp ăn Hội Chữ thập đỏ Vòng tay nhân ái, huyện Châu Thành chuẩn bị các suất ăn từ thiện trong mùa dịch COVID-19.
Phó Chủ tịch Thường trực Hội Chữ thập đỏ tỉnh Kiên Giang Bùi Thúy Hào cho biết, từ khi Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kiên Giang bị phong tỏa do các ca mắc COVID-19, nhiều nhà hảo tâm tặng các suất cơm cho bệnh viện nhưng do tự phát nên không phân bổ đều số lượng suất cơm từ thiện hằng ngày để ai khó khăn cũng được chia sẻ. Trước tình hình này, Hội Chữ thập đỏ tỉnh phối hợp với Ban Công tác xã hội của bệnh viện tập hợp danh sách các "mạnh thường quân" hỗ trợ, sau đó liên hệ với các bếp ăn từ thiện để đăng ký số lượng suất cơm cụ thể cho mỗi ngày.
Nhờ vậy, đến thời điểm này, các bếp ăn đã bảo đảm suất cơm ổn định cho bệnh viện và khu cách ly, với khoảng 2.500 - 3.000 suất ăn/ngày. Trong đó, bếp ăn Hội Chữ thập đỏ Vòng tay nhân ái là 600 phần; bếp ăn Tình thương Hội Chữ thập đỏ tỉnh Kiên Giang 450 phần, bếp Tâm Lành 1.100 phần; bếp Mỹ Thuyên 450 phần, bếp cô Út 200 phần...
Tại bếp ăn Hội Chữ thập đỏ Vòng tay nhân ái, thị trấn Minh Lương, huyện Châu Thành, từ 3 giờ hằng ngày đã bắt đầu đỏ lửa để chuẩn bị những suất cơm nghĩa tình. Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ Vòng tay nhân ái Nguyễn Hữu Tín chia sẻ: "Chúng tôi muốn chung tay cùng xã hội, góp công sức nhỏ để giúp đỡ những người không may mắn vì đại dịch. Thời điểm dịch COVID-19 chưa xuất hiện trên địa bàn tỉnh, bếp ăn có khoảng 15 - 20 tình nguyện viên tham gia. Tuy nhiên, hiện chỉ còn 6 - 7 người do yêu cầu giãn cách xã hội. Các tình nguyện viên được sắp xếp chỗ ăn, nghỉ, làm việc tại chỗ".
Ông Nguyễn Hữu Cường, tình nguyện viên Hội Chữ thập đỏ Vòng tay nhân ái cho hay: "Tham gia nấu ăn tại đây tôi rất vui, vì tôi muốn chia sẻ niềm vui cho mọi người. Tôi sẵn sàng thức khuya dậy sớm để đóng góp công sức của mình, chia sẻ miếng cơm, manh áo giúp đỡ mọi người".
Thực tế, hoạt động thiện nguyện tại các bếp ăn ngày càng có sự lan tỏa lớn, các nhà hảo tâm cùng chung tay chia sẻ tấm lòng của mình; trong đó, người tặng tiền, tặng cá, thịt, rau... hoặc người trực tiếp nấu nướng, chế biến thành từng suất cơm đầy đủ chất dinh dưỡng, trước khi chuyển đến tận tay những trường hợp khó khăn cần được giúp đỡ.
Trao suất ăn từ thiện cho bệnh nhân lọc thận có hoàn cảnh khó khăn ở trong khu cách ly Trường Phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh Kiên Giang.
Trải qua hơn 40 năm hoạt động, bếp ăn Tình thương Hội Chữ thập đỏ tỉnh Kiên Giang (thành phố Rạch Giá) đã trở thành điểm tựa cho những bệnh nhân, thân nhân nghèo và cũng tiếp thêm động lực để các bệnh nhân nghèo yên tâm điều trị. Hiện, bếp ăn phục vụ hai buổi trưa và chiều, với khoảng 450 suất cơm. Gắn bó hơn 20 năm qua, công việc ở bếp ăn tình thương đã trở thành thói quen của ông Phan Văn Cọp, làm nghề xe ôm, ngụ phường An Bình, thành phố Rạch Giá. Hằng ngày, ông dậy từ 3 giờ để chuẩn bị nguyên liệu, rồi nấu các món theo số lượng khẩu phần ăn. Đến 9 giờ, ông dọn dẹp rồi nghỉ và từ 14 - 17 giờ, tiếp tục nấu bữa chiều. Sau đó, ông trở về Công viên An Hòa, phường An Bình, làm công việc xe ôm đến 21 giờ mới nghỉ. Ông tâm sự: "Tôi không sợ cực khổ. Bao nhiêu năm nay, tôi chỉ suy nghĩ một điều là mình cần lo đủ miếng cơm cho bà con cô bác nghèo, họ được ăn no, ngon miệng là mình rất vui. Nguyện vọng của tôi chỉ có vậy thôi!".
Phó Chủ tịch Thường trực Hội Chữ thập đỏ tỉnh Kiên Giang Bùi Thúy Hào cho biết, trong quá trình chế biến, vận chuyển các suất ăn, tình nguyện viên các bếp ăn từ thiện luôn thực hiện nghiêm túc thông điệp 5K của Bộ Y tế, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm. Tất cả mọi người đều cảm thấy hạnh phúc vì được góp công sức nhỏ bé của mình vào công tác phòng, chống dịch bệnh tại địa phương. Họ đã không quản ngại khó khăn, vất vả, để chăm lo từng suất cơm đậm nghĩa tình. Hành động thiết thực này đã thắp lên ngọn lửa yêu thương, thể hiện tinh thần tương thân tương ái quý báu, ấm tình người trong đại dịch...
Nấu 2.000 suất ăn mỗi ngày cho người nghèo ở Sài Gòn Gần một tháng nay, nhà hàng của bà Ngô Mỹ Dung, quận 1, TP HCM, nấu 2.000 suất ăn miễn phí mỗi ngày cho người khó khăn trong Covid-19. Từ 31/5, khi TP HCM bắt đầu giãn cách xã hội, nhà hàng trên đường Trần Hưng Đạo (quận 1) của bà Ngô Mỹ Dung ngưng hoạt động. Sẵn gian bếp, bà Dung cùng...