Những cô gái trở thành nô lệ tình dục của người yêu chỉ vì sợ câu nói ‘goodbye’
Thuý Lan 27 tuổi, gọi đến một trung tâm tư vấn tình yêu than vãn rằng cô bị người yêu mắng mỏ, miệt thị, thậm chí có lúc anh ta còn tát cô và dọa sẽ bỏ cô để quay trở lại với người yêu cũ.
Nhiều cô gái nghĩ rằng hôn nhân là phép màu sẽ biến mình thành một người có “giá trị”. Ảnh minh họa
Cô phẫn nộ: “Tôi hết chịu nổi rồi, không hiểu tại sao anh ấy lại đối xử với tôi như vậy?”. Hoá ra cô chịu đựng tất cả những sự hành hạ thô bạo đó chỉ vì nghĩ rằng nhờ thế sẽ giữ được tình yêu.
Thật khó tưởng tượng ngày nay vẫn có người con gái có học thức hẳn hoi lại suy nghĩ như vậy ? Hỏi tại sao bị đối xử tệ như thế cô vẫn yêu anh ta ? Thì ra vì anh ta là con một gia đình khá giả, mà cô tin rằng có thể dựa vào đó để có cuộc sống hạnh phúc.
Với những cô gái đó, lấy chồng sẽ giải quyết được tất cả và sự thành công trong cuộc đời họ đặt tất cả vào kết hôn.
Thực tế cho thấy không có con đường nào đi tới hạnh phúc lại dễ dàng như vậy. Khi một cô gái không có can đảm mơ ước hay tự đặt cho mình một mục đích sống thì dĩ nhiên cô ta sẽ chỉ cảm thấy cuộc sống có ý nghĩa khi đặt cọc tất cả vào mối quan hệ với người đàn ông để làm vợ và sinh con cho anh ta.
Tuyết, 21 tuổi, thi đại học 2 lần không được, vừa khóc vừa kể: “Tôi đã gắn bó với anh ấy từ 2 năm nay. Hôm qua, tôi báo tin cho anh ấy là tôi đã có thai 3 tháng, anh ấy nổi điên lên quát tháo đùng đùng bắt tôi đi phá thai, thật là một gã đàn ông vô trách nhiệm”.
Khoan hãy nói về trách nhiệm của gã đàn ông ấy, trước hết cô cần phải đối diện với chính mình. Cô đã ngừng uống thuốc tránh thai trong những lần quan hệ gần đây vì nghĩ rằng cái thai sẽ buộc anh ta phải cưới, nghĩa là muốn anh ta làm bố khi mà anh ta chưa sẵn sàng.
Ngày nay vẫn có những cô gái nghĩ rằng hôn nhân là phép màu sẽ biến mình thành một người có “giá trị”. Niềm hy vọng đó thường dẫn đến những cuộc hôn nhân không đúng lúc, không đúng người và cũng không có kế hoạch gì cho việc làm mẹ khi chính mình cũng chưa đủ khả năng nuôi sống mình. Đứa con ra đời không phải vì cha mẹ muốn có nó mà chỉ vì cô cần có nó để buộc người yêu phải kết hôn. Bi kịch của của hôn nhân bắt đầu từ đó.
Lan Anh lấy chồng khi cô 23 tuổi, sau khi học xong phổ thông, cô ở nhà hơn 3 năm chẳng biết làm gì. Gia đình cũng đã chạy ngược chạy xuôi xin cho cô thử việc ở vài nơi nhưng việc cần có chuyên môn thì cô lại không có, việc lao động đơn giản, lương thấp cô lại không muốn làm. Cô nghĩ rằng bây giờ chỉ có lấy một anh chàng khá giả, đủ sức nuôi được mình và sinh cho anh ta một đứa con kháu khỉnh thì cuộc đời mình sẽ lên hương. Nhưng bạn nên biết rằng khi đến với hôn nhân mà bản thân còn sống bám vào người khác thì làm sao bạn có được quyền bình đẳng với chồng?
Có những người vợ bị chồng quát mắng hàng ngày mà vẫn phải câm như hến, bởi vì nếu cãi lại, anh ta sẽ quát to hơn: “Không chịu được thì bước!”. Lúc đó bạn biết đi đâu, làm gì để sống?
Trước hết phải thấy đó là những người thiếu tự trọng, họ coi hôn nhân là cứu cánh của cuộc đời. Ai cũng mơ ước vợ chồng bình đẳng và muốn được người bạn đời tôn trọng mình nhưng trước tiên ta không được sống lệ thuộc vào họ.
Không nên hiểu hai chữ lệ thuộc chỉ gói gọn trong phạm vi kinh tế. Thực ra khái niệm đó rộng hơn nhiều. Bởi vì sự lệ thuộc về kinh tế bao giờ cũng kéo theo những lệ thuộc khác. Bạn sẽ luôn phải đặt nhu cầu của người khác lên trên nhu cầu của chính mình. Bạn sẽ không được sống theo mong muốn của mình mà chỉ để làm vừa lòng người khác. Bạn không bao giờ dám làm cái gì mình thích nếu người kia không thích.
Video đang HOT
Có cô gái vừa khóc vừa kể người yêu cứ đòi hỏi quan hệ tình dục, cô từ chối bị anh ta bảo là “hâm” và cho phép cô suy nghĩ 3 ngày, nếu không đáp ứng yêu cầu của anh ta thì “goodbye”. Vì sợ người yêu bỏ, cô đã làm theo đòi hỏi của anh ta như một con rối. Và từ sau lần đó, anh ta luôn đem hai tiếng “cắt đứt” ra để doạ.
Phụ nữ đừng nên làm nô lệ trong tình yêu. Ảnh minh họa
Không ít cô gái người yêu bảo sao cũng phải nghe, miễn là đừng cho cô “đi tàu suốt”. Có người bị chồng ức hiếp không dám làm gì nhưng lại trông vào sự giúp đỡ của người khác như cha mẹ, anh em hoặc các bác trong “tổ hoà giải”. Biết đâu rằng khi chính mình chấp nhận làm con giun, con dế miễn sao chồng không bỏ là được thì làm sao có ai giúp đỡ được họ. Nếu vì sợ ly hôn mà chấp nhận mọi bất công thì đừng hy vọng hạnh phúc và cũng đừng mong có ai giúp được mình.
Có người hỏi: “Nếu phải lựa chọn giữa làm nô lệ để có chồng hay không chồng nhưng tự do thì bạn chọn đằng nào?” Nếu bạn nghĩ rằng nô lệ cũng được miễn là có chồng thì bạn lầm to. Một khi chồng đã coi mình như kẻ ăn người ở, bảo gì nghe nấy thì tình yêu nếu có cũng ra đi. Nó chỉ đến với ai tự trọng và biết cách làm cho người yêu phải tôn trọng mình.
Theo Danviet
Gặp con dâu ở nhà nghỉ, mẹ chồng lao vào, chứng kiến cảnh nhói lòng
Bà Hà chắc mẩm lần này phát hiện Lan ngoại tình, bà sẽ có cớ đuổi con dâu ra khỏi nhà. Đến căn phòng cuối hành lang tầng 3, cửa vẫn khép hờ, bà xô cửa bước vào và chứng kiến cảnh tượng nhói lòng.
ảnh minh họa
Bà Hà mới ngoài 50 tuổi nhưng cháu nội ngoại đã đề huề. Đứa cháu lớn nhất cũng 5 tuổi, đứa bé còn đang ẵm ngửa. Tính bà chua ngoa, đanhh đá, nổi tiếng cả làng, hễ nhắc đến bà là ai nấy đều tránh, chẳng muốn dây dưa vào.
Vợ chồng bà sinh được hai con trai, một con gái. Anh con cả làm trên thành phố, không chịu được tính nết của mẹ nên ít khi đưa vợ con về nhà chơi. Lần nào cũng chỉ tranh thủ ghé qua nhà vài tiếng thăm bố mẹ rồi đi.
Ảnh: Willowandhall.
Cô út đi lấy chồng cùng làng, cách nhà mẹ đẻ vài bước chân, hầu như ngày nào cũng sang, thì thầm to nhỏ với mẹ. Cậu con trai thứ hai mới lấy vợ gần 2 năm, vợ mới sinh con, kinh tế khó khăn nên ở cùng bố mẹ.
Chị Lan, con dâu bà hơn chồng một tuổi, trước làm công nhân ở khu công nghiệp, mỗi tháng cũng được 5 triệu đồng.
Từ ngày lấy chồng, mang thai, sức khỏe yếu không đáp ứng được yêu cầu công việc nên nhà máy cho chị nghỉ việc. Bao nhiêu vốn liếng, của hồi môn chị đổ vào việc giữ thai, chi tiêu những ngày thất nghiệp.
Còn độ 20 triệu đồng tiền tiết kiệm, nghe em chồng nói bùi tai, chị góp vốn buôn quần áo online chung với cô ta. Nhưng lãi chẳng thấy đâu, số tiền gốc cũng mất hút.
Gần ngày đẻ, chị đánh tiếng đòi lại số tiền đó, cô em chồng tỏ thái độ khó chịu, nói chưa có tiền trả. Chẳng hiểu sáng hôm sau con gái sang nhỏ to gì mà bà Hà rỉa rói, mắng chị Lan thậm tệ. Từ sáng đến chiều bà dùng đủ lời lẽ xúc phạm con dâu và nhà thông gia.
Nghe mẹ chồng miệt thị bố mẹ đẻ, chị Lan ức quá, dồn nén bao lâu nên chị nói: "Mẹ muốn nói con ra sao cũng được nhưng đừng quá đáng, đừng động đến bố mẹ con. Họ làm gì sai mà mẹ đối xử như vậy".
Bị con dâu phản ứng, bà Hà tức tối, quay ra tát con dâu nổ đom đóm mắt. Chị Lan chao đảo, ngã khụy xuống đất rồi lên cơn đau đẻ.
Con dâu bà Hà sinh sớm 2 tuần so với ngày dự sinh. Sức khỏe kém, suy nghĩ nhiều khiến chị mất sữa. Con bé nhà chị Lan đói, quấy khóc ngằn ngặt, may bố mẹ chị lên thăm, hỗ trợ ít tiền mua sữa cho cháu.
Suốt một tháng ở cữ, mẹ chồng chẳng bận tâm xem con cháu ra sao. Mẹ đẻ chị Lan chỉ ở chăm con được 10 ngày là về, một phần vì ngại ở nhà thông gia, phần nữa cũng đến mùa cấy, bà phải về phụ chồng.
Kể từ hôm đó, chị Lan phải tự vào bếp, nấu nướng, giặt giũ cho cả gia đình. Hôm nào mệt quá, không kịp nấu, kiểu gì mẹ chồng cũng lớn tiếng, mắng mỏ chị lười biếng, õng ẹo với chồng. Những lúc ấy, chị Lan chỉ biết ôm con vào lòng, lặng lẽ khóc.
Sinh con, mọi thứ phát sinh, bỉm sữa một tháng cũng ngốn một nửa tiền lương của chồng. Tiền ăn uống, sinh hoạt của vợ chồng con trai, bà Hà thu không thiếu một đồng. Thành thử mỗi tháng chồng chị chỉ còn mấy trăm dằn túi, chi phí xăng xe.
Thương chồng vất vả, chị muốn đi tìm việc làm, đỡ đần thêm cho anh nhưng khổ nỗi con bé quá, mẹ chồng cũng chẳng trông giúp. Gần như đêm nào chị cũng lo nghĩ đến mất ăn mất ngủ, sinh con hai tháng mà nhìn chị hốc hác, gầy rộc đi.
Thế rồi, một lần bế con đi tiêm phòng, chị gặp lại Nam - mối tình đầu của chị ngày cấp 3. Bố mẹ Nam kinh doanh nhà nghỉ trên thành phố.
Khi con đường lớn mới mở rộng về làng, khu vui chơi, nghỉ dưỡng bắt đầu được người ta xây dựng nhiều. Gia đình Nam quyết định đập ngôi nhà cũ ở làng, xây thêm nhà nghỉ 5 tầng, sang trọng.
Thấy chị mệt mỏi, anh hỏi thăm, chẳng ngờ chị tủi thân quá, nức nở khóc, nước mắt cứ thế tuôn rơi ướt đẫm khuôn mặt.
Chị kể cho Nam nghe những áp lực của mình khi làm dâu. Anh im lặng, thở dài nhìn người yêu cũ, nhét vào tay chị phong bì tiền, dặn về mua thêm sữa, bồi bổ cho con.
Sau hôm đó, cứ tầm 10 giờ trưa khi con ngủ, chị bế con sang nhà bà bán nước trước cổng nhà, nhờ họ trông con. Đến 1 giờ chiều chị mới về.
Thế rồi, dân làng bắt đầu dị nghị chị ngoại tình, thậm thụt ra vào nhà nghỉ suốt ngày với tình cũ. Chuyện đến tai bà Hà, bà nhắn con gái sang nhà, theo dõi chị Lan.
Nếu bắt được tại trận, bà Hà sẽ cho con dâu nếm trải trận đòn cho ra nhẽ rồi bắt con trai ly dị. Chắc chắn, loại phụ nữ bồ bịch không thể được tha thứ.
Trưa chủ nhật, hai mẹ con bà Hà giả vờ ngủ say, khi thấy con dâu bế cháu ra ngoài cổng là họ bật dậy bám sau. Bà Hà không quên gọi con trai đi cùng. Đến nhà nghỉ, họ đợi chị mất hút phía trong là bà Hà xộc thẳng lên tầng tìm con dâu, mặc kệ lễ tân đứng gọi bảo vệ.
Phòng nào bà cũng gõ cửa, ngó nghiêng. Bà chắc mẩm lần này có cớ đuổi con dâu ra khỏi nhà mình. Đến căn phòng cuối hành lang tầng 3, cửa vẫn khép hờ, bà xô cửa bước vào.
Trước mắt ba mẹ con bà Hà là cảnh con dâu đang lúi húi dọn dẹp, lau nhà, thay ga giường. Khuôn mặt ướt đẫm mồ hôi, đôi mắt trũng sâu vì thiếu ngủ. Phát hiện sự có mặt của mẹ chồng, chị Lan bối rối đứng bật dậy...
Hóa ra, Nam tốt bụng đề nghị giúp đỡ chị khoản tiền nuôi con nhưng chị từ chối. Chị không muốn chồng hiểu lầm, gây xáo trộn tình cảm gia đình.
Tuy nhiên, chị nói Nam có thể giúp đỡ bằng cách cho mình làm nhân viên dọn dẹp phòng ở nhà nghỉ của anh mỗi ngày 3 tiếng. Tiền lương cũng đủ cho chị thêm thắt, phụ giúp chồng.
Chứng kiến cảnh con dâu lam lũ, làm nhân viên dọn vệ sinh nhà nghỉ, bà Hà chẳng thốt lên lời, quay lưng ra về.
Đúng lúc đó, Nam đi lên, anh nói cho chồng chị tất cả mọi chuyện. Chồng chị xót xa, ôm vợ vào lòng. Đến giờ anh mới thấu hiểu những nỗi khổ mà vợ phải gánh chịu.
Anh tuyên bố với bố mẹ, sẽ đưa vợ con ra khỏi nhà chứ không thể chấp nhận cảnh bà đối xử tệ bạc với vợ mình thêm giây phút nào nữa.
Theo Vietnamnet
Mẹ hãy đối xử với con bằng một nửa của chị dâu thôi được không? Tôi về nhà anh làm dâu tính đến nay đã được hơn 5 năm. Nhưng suốt từng ấy năm, tôi chưa bao giờ được mẹ gọi là "con". ảnh minh họa Bà đối đãi với tôi còn không bằng người ngoài. Tôi làm gì bà cũng mắng, tôi nói gì bà cũng kêu. Không một lúc nào bà không soi xét để lấy...