Những chú ý khi chăm sóc người bệnh suy tim trong dịch Covid-19
Bệnh nhân suy tim nên chích ngừa vaccine Covid-19 nếu đủ sức khỏe; ăn uống đủ chất; cần nhận biết dấu hiệu bệnh trở nặng như khó thở, đau ngực, mệt mỏi.
Suy tim là hội chứng lâm sàng phức tạp. Đây là tình trạng tim bị suy yếu do các tổn thương thực thể hay các rối loạn chức năng tim khiến cho tâm thất không có đủ khả năng tiếp nhận máu (suy tim tâm trương) hoặc tống máu (suy tim tâm thu). Hậu quả là tim không thể cung cấp đủ máu cho các tế bào, khiến người bệnh mệt mỏi và khó thở, gây ảnh hưởng đến các hoạt động hàng ngày như đi bộ, leo cầu thang, mang vác đồ vật…
Nếu phát hiện kịp thời và điều trị đúng cách, các triệu chứng của suy tim có thể được cải thiện, chức năng tim dần hồi phục. Ngược lại, bệnh nhân sẽ đối mặt với những biến chứng nguy hiểm như rối loạn nhịp, mất khả năng tự chăm sóc bản thân, tử vong và đột tử. Tình trạng suy tim nặng giai đoạn cuối không đáp ứng với điều trị nội khoa nếu không được đặt dụng cụ hỗ trợ tim hoặc ghép tim có thể dẫn đến tử vong. Đột tử cũng là biến chứng có thể xảy ra ở bệnh nhân suy tim giai đoạn C và D, ngay cả khi triệu chứng suy tim chưa quá nặng nề.
Phó giáo sư, Tiến sĩ, bác sĩ Phạm Nguyễn Vinh thăm khám cho bệnh nhân tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM.
Người bệnh suy tim cần nhận biết những dấu hiệu bệnh trở nặng để thăm khám ngay như: tăng cân nhanh (tăng từ 1,5 kg/ngày hoặc từ 2,5 kg/tuần); phù; khó thở; ngất, hồi hộp đánh trống ngực; đau ngực hoặc nặng ngực; mệt nhọc hoặc khó thở khi sinh hoạt tập luyện hằng ngày.
Phó giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ Phạm Nguyễn Vinh, Giám đốc Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết, bên cạnh việc tuân thủ điều trị đúng phác đồ của bác sĩ, người bệnh suy tim cần có chế độ chăm sóc nhằm làm chậm tiến triển của bệnh cũng như nâng cao chất lượng cuộc sống. Ngoài ra, tiêm ngừa vaccine Covid-19 cũng cần được ưu tiên hàng đầu vì không chỉ giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh mà còn ngăn bệnh tiến triển nặng nếu chẳng may người bệnh nhiễm SARS-CoV-2. Người nhà lưu ý phải theo dõi sát sao những biểu hiện sau tiêm, kịp thời đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế để xử lý các triệu chứng nghiêm trọng.
Điều kiện chủng ngừa Covid-19 và chế độ sinh hoạt cho bệnh nhân
Khuyến cáo người bệnh suy tim cần chủng ngừa Covid-19 sớm, Phó giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ Phạm Nguyễn Vinh nhấn mạnh: Bệnh nhân suy tim khi mắc Covid-19 có nguy cơ cao bị bệnh nặng, thậm chí tử vong. Theo Hiệp hội Suy tim Mỹ, vaccine Covid-19 an toàn cho bệnh nhân suy tim. Bệnh nhân suy tim nên được chủng ngừa sớm nhất có thể khi tình trạng suy tim cấp ổn định.
Video đang HOT
Lối sống khoa học cùng chế độ dinh dưỡng hợp lý giúp giảm bớt nguy cơ mắc bệnh tim mạch và biến chứng dẫn đến suy tim. Ảnh: Shutterstock.
Để ổn định sức khỏe trong dịch Covid-19, người bệnh suy tim cần thay đổi lối sống cũng như chế độ sinh hoạt như:
- Tập luyện một số bài tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, tập yoga… trong nhà.
- Không làm việc nặng hoặc hoạt động gắng sức.
- Bỏ thói quen hút thuốc, uống rượu bia (nếu có).
- Tránh căng thẳng, duy trì trạng thái tâm lý vui vẻ, thoải mái.
- Hạn chế các thực phẩm chứa nhiều mỡ hoặc chất béo và thực phẩm chứa nhiều muối.
- Duy trì cân nặng lý tưởng, nếu người bệnh bị thừa cân, béo phì cần giảm cân.
- Khám bệnh định kỳ, sử dụng thuốc theo toa của bác sĩ.
Người bị bệnh gan dễ mắc Covid-19
Gan bị tổn hại là một trong những lý do làm hệ miễn dịch suy giảm, khiến cơ thể có nguy cơ mắc Covid-19 cao hơn và tỷ lệ tử vong lớn hơn.
Mối liên quan giữa gan và Covid-19
Gan là cơ quan nội tạng lớn nhất trong cơ thể người và thực hiện các nhiệm vụ quan trọng tựa như một "nhà máy lọc" nhằm chuyển hóa thức ăn thành chất dinh dưỡng và đào thải độc tố ra bên ngoài. Tuy nhiên, gan cũng rất dễ bị tổn thương do thói quen ăn uống, sinh hoạt thiếu lành mạnh, dẫn đến tình trạng viêm gan, xơ gan, gan nhiễm mỡ, hoại tử gan, thậm chí là ung thư gan... Khi gan mắc bệnh, khả năng miễn dịch cũng bị suy yếu nặng nề khiến cơ thể đứng trước nguy cơ bị các tác nhân gây hại tấn công.
Một nghiên cứu đăng trên tạp chí Hepatology Communications, do các nhà khoa học Tây Ban Nha thực hiện, đã chỉ ra rằng rối loạn chức năng miễn dịch liên quan đến gan có thể làm tăng tính nhạy cảm với các bệnh nhiễm trùng. Nghiên cứu cũng nêu rõ xơ gan và việc nhiễm virus SARS-CoV-2 dường như là một bộ đôi gây chết người vì nó làm diễn tiến nhanh quá trình suy giảm miễn dịch. Do đó, bệnh nhân bị các bệnh lý về gan mạn tính có nguy cơ mắc Covid-19 và tỷ lệ tử vong cao hơn so với những người chưa mắc bệnh gan.
Người có bệnh lý về gan mãn tính có nguy cơ mắc Covid-19 cao hơn và tỷ lệ tử vong lớn hơn người không mắc bệnh gan. Ảnh: Shutterstock
Trong bài nghiên cứu, các tác giả cũng chỉ ra ngay từ khi đại dịch xảy ra, những người bệnh nền như béo phì, tiểu đường, cao huyết áp, có tiên lượng rất xấu khi mắc Covid-19. Từ đó, có thể thấy mối liên quan giữa bệnh gan và Covid-19 rất nghiêm trọng vì các bệnh nền trên là đặc điểm của hội chứng chuyển hóa gây nên các tình trạng tổn thương cho gan như viêm gan, gan nhiễm mỡ, xơ gan...
Bộ Y tế Việt Nam đã khuyến cáo, trước diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19, những người cao tuổi và người có các bệnh lý nền, bao gồm bệnh về gan, cần cẩn trọng trước nguy cơ nhiễm bệnh cao và diễn tiến nặng hơn người bình thường.
Bí quyết cho người mắc bệnh gan giữa đại dịch
Tuy Covid-19 có thể làm tình trạng tổn thương của gan diễn tiến nặng hơn nhưng các nghiên cứu trong nước và quốc tế vẫn chưa chỉ ra được cơ chế tác động của Covid-19 lên chức năng gan và cũng chưa chứng minh được rõ ràng liệu virus SARS-CoV-2 có thể tự gây ra các tổn thương cho gan hay không. Các tổn thương gan cấp tính ở bệnh nhân Covid-19 như tăng men gan, viêm gan, suy gan...hoặc ứ mật có thể xảy ra do "cơn bão cytokine", một phản ứng miễn dịch quá mức trước các kích thích đối với cơ thể từ bên ngoài và không liên quan đến Covid-19.
Theo các chuyên gia y tế, để phòng nguy cơ mắc Covid-19 và hạn chế tình trạng bệnh gan mạn tính tiến triển nặng, người bệnh nên tiêm vaccine phòng ngừa Covid-19. Hiện vẫn chưa có dữ liệu cho thấy các loại vaccine giúp phòng ngừa Covid-19 gây tác dụng phụ lên đối tượng bị các bệnh liên quan đến gan. Người bệnh có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị, bác sĩ chuyên khoa và sớm tiến hành việc tiêm vaccine để tránh những nguy cơ với sức khoẻ.
Naturenz Gold, bí quyết sống khỏe cho người mắc bệnh gan giữa đại dịch Covid-19.
Trong thời điểm dịch bùng phát mạnh, nhiều địa phương áp dụng các chỉ thị giãn cách, người đang điều trị các bệnh về gan có thể kết nối với bác sĩ thông qua mạng xã hội, điện thoại để chia sẻ tình trạng bệnh và được bác sĩ kê toa điều trị cũng như tư vấn chế độ ăn uống, vận động phù hợp.
Ngoài ra, PGS - TS Nguyễn Thị Vân Hồng, nguyên phó trưởng khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), cũng khuyên người mắc bệnh gan nên tăng cường sức khỏe bằng việc tham khảo và lựa chọn những sản phẩm giúp bảo vệ và tăng sức đề kháng cho gan bằng dược liệu thiên nhiên.
Với công nghệ định chuẩn hoạt chất hướng gan, Naturenz Gold của Dược Hậu Giang cho tác dụng cộng gộp những hoạt chất có lợi cho gan từ 7 loại thảo dược nấm linh chi lim, hà thủ ô đỏ, đan sâm, hoa marigold, núc nác, nấm sò, hoài sơn... Nhờ vậy, sản phẩm bảo vệ tế bào gan cũng như cải thiện và làm giảm các triệu chứng bệnh viêm gan, nâng sức đề kháng của cơ thể, đẩy lùi bệnh và ngăn chặn ảnh hưởng xấu của các tác nhân có hại cho gan.
Lựa chọn đúng sản phẩm bảo vệ, tăng miễn dịch cho gan bên cạnh việc thường xuyên cập nhật các thông tin về dịch bệnh và nâng cao ý thức trong điều trị bệnh nền là cách giúp người mắc bệnh gan vượt qua đại dịch một cách khỏe mạnh, an toàn.
Cảnh giác sụt cân bất thường ở người cao tuổi Nếu một người cao tuổi đang ăn uống, nghỉ ngơi và làm việc bình thường, nhưng chỉ trong thời gian ngắn gầy rộc hẳn đi cần cảnh giác bởi nó có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lí nguy hiểm . Số cân của một người bình thường luôn ổn định trong những thời gian dài cho nên nếu thấy sút...