Những chủ đề ‘nóng’ tại Hội nghị thượng đỉnh EU – Mỹ
Ngày 27/9, một quan chức cấp cao của Liên minh châu Âu (EU) cho biết Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ tiếp đón các lãnh đạo EU Charles Michel và Ursula von der Leyen tại hội nghị thượng đỉnh ở Washington vào ngày 20/10.
Hội nghị thượng đỉnh EU – Mỹ gần đây nhất diễn ra ở Brussels vào tháng 6/2021.
Mục tiêu của cuộc họp năm nay sẽ là củng cố mối quan hệ đối tác xuyên Đại Tây Dương để chống lại các cuộc khủng hoảng như biến đổi khí hậu tốt hơn đồng thời cân bằng nền kinh tế thế giới.
Video đang HOT
Washington và Brussels đồng quan điểm về nhiều vấn đề. Tuy nhiên, hai bên vẫn còn chia rẽ về mức thuế do người tiền nhiệm Donald Trump của ông Biden áp đặt đối với thép và nhôm từ châu Âu. Các mức thuế này đã bị đình chỉ nhưng có thể có hiệu lực trở lại vào cuối tháng tới nếu hai bên không đạt được giải pháp lâu dài cho bất đồng. Theo tiết lộ của quan chức EU trên, đã có “cuộc thảo luận tốt” giữa hai bên và phía EU hy vọng về một bước đột phá.
Châu Âu cũng bày tỏ lo ngại về Đạo luật giảm lạm phát (IRA) trị giá 370 tỷ USD của Mỹ, cũng như các khoản trợ cấp của nước này cho công nghệ năng lượng sạch sẽ khiến các công ty Mỹ có lợi thế cạnh tranh tốt hơn so với các công ty của châu Âu.
Tổng thống Nga đánh giá thế nào về hội nghị thượng định với châu Phi?
Hội nghị thượng đỉnh Nga - châu Phi lần thứ hai được tổ chức theo phương châm "Vì hòa bình, an ninh và phát triển", diễn ra sau một năm rưỡi nổ ra cuộc xung đột ở Ukraine.
Tổng thống Putin phát biểu tại phiên họp toàn thể hội nghị thượng đỉnh Nga - châu Phi lần thứ nhất năm 2019. Ảnh: Sputnik
Trước thềm Hội nghị thượng đỉnh Nga - châu Phi dự kiến diễn ra từ ngày 27 - 28/7, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã có bài viết với tiêu đề "Nga và châu Phi: Nỗ lực chung vì hòa bình, tiến bộ và tương lai thành công".
Trong bài viết này, ông Putin cho biết, mối quan hệ đối tác giữa Nga và châu Phi có nguồn gốc sâu xa và bền chặt và "luôn nổi bật bởi sự ổn định, tin cậy và thiện chí", đề cập đến sự hợp tác lâu dài của Moskva với lục địa này cùng sự hỗ trợ quy mô lớn cho các nước châu Phi trong giai đoạn khủng hoảng thời Xô Viết.
Theo Tổng thống Nga, hiện nay, mối quan hệ đối tác mang tính xây dựng, tin cậy, hướng tới tương lai giữa Nga và châu Phi đặc biệt có ý nghĩa và quan trọng khi "các trung tâm quyền lực và ảnh hưởng kinh tế và chính trị mới xuất hiện trên thế giới".
"Chúng tôi chắc chắn rằng một trật tự thế giới đa cực mới, những đường nét của nó đã được hình thành, sẽ công bằng và dân chủ hơn. Chắc chắn rằng châu Phi, cùng với châu Á, Trung Đông và Mỹ Latinh, sẽ có vị trí xứng đáng trong đó và cuối cùng sẽ tự giải phóng mình khỏi di sản cay đắng của chủ nghĩa thực dân kiểu cũ và kiểu mới", ông Putin nêu rõ.
Nhà lãnh đạo Nga cho biết Moskva "ủng hộ việc trao cho các nước châu Phi vị trí xứng đáng trong các cấu trúc quyết định số phận của thế giới, bao gồm Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và G-20, cũng như cải cách các tổ chức tài chính và thương mại toàn cầu theo cách đáp ứng lợi ích của họ".
Đề cập đến mối quan hệ thương mại giữa Nga và châu Phi, ông Putin thông báo: "Kim ngạch thương mại của Nga với các nước châu Phi đã tăng lên vào năm 2022 và đạt gần 18 tỷ đô la Mỹ (USD). Tuy nhiên, tất cả các bên đều nhận thấy rõ tiềm năng của quan hệ đối tác kinh tế và thương mại giữa hai bên còn rất lớn. Chúng tôi hiểu tầm quan trọng của việc cung cấp lương thực liên tục cho sự phát triển kinh tế xã hội và ổn định chính trị của các quốc gia châu Phi".
Ông Putin đặc biệt đề cập đến Thỏa thuận ngũ cốc ở Biển Đen, với mục đích ban đầu là đảm bảo an ninh lương thực cho các quốc gia dễ bị tổn thương ở "Nam bán cầu". Nhà lãnh đạo Nga nhấn mạnh rằng mục tiêu chính của thỏa thuận đã không đạt được, với 70% ngũ cốc của Ukraine được đưa đến các nước có thu nhập trung bình cao và cao, trong đó có EU, trong khi các nước nghèo nhận được chưa đến 3% nguồn cung cấp lương thực.
Qua đó, Tổng thống Nga đảm bảo với các quốc gia châu Phi rằng Moskva có khả năng thay thế ngũ cốc của Ukraine cả trên cơ sở thương mại và hỗ trợ: "Bất chấp các lệnh trừng phạt, Nga sẽ tiếp tục nỗ lực hết mình để cung cấp ngũ cốc, thực phẩm, phân bón và các hàng hóa khác cho châu Phi. Chúng tôi dự định tiếp tục hỗ trợ các quốc gia châu Phi trong việc xây dựng năng lực nguồn nhân lực quốc gia của họ".
Ông Putin cũng nhấn mạnh việc tăng cường quan hệ kinh tế của Nga với châu lục này: "Chúng tôi rất coi trọng Hội nghị thượng đỉnh Nga - châu Phi lần thứ hai sắp tới. Chúng tôi hy vọng rằng Hội nghị thượng đỉnh sẽ thông qua một tuyên bố toàn diện, một số tuyên bố chung và thông qua Kế hoạch hành động của Diễn đàn Đối tác Nga - châu Phi đến năm 2026". Ông vạch ra sự cần thiết phải phát triển hơn nữa hợp tác giáo dục, văn hóa, nhân đạo, thể thao và truyền thông đại chúng giữa các quốc gia châu Phi và Nga.
Hội nghị thượng đỉnh Nga - châu Phi lần đầu tiên được tổ chức vào năm 2019 và hội nghị thượng đỉnh Nga - châu Phi lần này sẽ được tổ chức theo phương châm "Vì hòa bình, an ninh và phát triển". Hội nghị cũng diễn ra trong bối cảnh sau một năm rưỡi cuộc xung đột Nga - Ukraine nổ ra. Đến nay. theo Sputnik, 49 phái đoàn từ các quốc gia châu Phi và các hiệp hội hội nhập khu vực và tiểu khu vực, chẳng hạn như Liên minh châu Phi, đã xác nhận tham gia hội nghị thượng đỉnh Nga - châu Phi lần 2.
EU tìm cách lấy lại ảnh hưởng ở Mỹ Latinh Khi các nhà lãnh đạo Mỹ Latinh và Caribe (CELAC) đến Bỉ dự hội nghị thượng đỉnh với EU trong 2 ngày (17-18/7), các lãnh đạo châu Âu thừa nhận rằng họ thiếu quan tâm đối với khu vực này trong những năm gần đây và sự kiện trên là cơ hội để mối quan hệ giữa hai bên sang một trang mới....