Những chú chó trung thành trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại
Khái niệm “ cuộc Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại” sẽ không còn tồn tại trong bộ sách giáo khoa lịch sử của đất nước Ukraine.
Nhân đọc bài “Ukraine: Xóa bỏ khỏi ký ức “chiến tranh vệ quốc vĩ đại” trên báo ĐVO mới đây với nội dung : Khái niệm “cuộc Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại” sẽ không còn tồn tại trong bộ sách giáo khoa lịch sử của đất nước này.
Thời thế đã thay đổi, mọi việc đều có thể xảy ra, nhưng người viết vẫn thấy có một điều gì đấy bất nhẫn và nhớ lại một câu chuyện được đọc cách đây vài tháng trên báo &’Bình luận quân sự” (Nga) về cuộc chiến tranh Vệ quốc. Cũng may là còn lưu được và xin giới thiệu cùng bạn đọc.
Lính biên phòng Liên Xô và các chú chó nghiệp vụ
Khu rừng Zelionaia Brama
Lịch sử của Bộ đội biên phòng Liên Xô đã ghi lại rất nhiều tấm gương anh dũng, kiên cường của những người lính mang quân hàm xanh.
Lòng quả cảm của họ trong Chiến tranh vệ quốc, tính thần chiến đấu với kẻ thù đến viên đạn cuối cùng và đến người cuối cùng đã làm cho những người lính Đức Quốc xã vừa sợ, vừa căm ghét nhưng cũng rất kính trọng.
Trong những câu chuyện về những người anh hùng ấy có một sự kiện mà cho đến tận hôm nay vẫn còn có người không thể tin đó là sự thật.
Những tài liệu lưu trữ về sự kiện này giờ không còn nhiều vì thời gian trôi qua đã quá lâu, – từ tận mùa hè nóng bỏng năm 1941, thời kỳ bi thảm nhất của Hồng quân Xô Viết trong những cuộc chiến cực kỳ ác liệt trước ngưỡng cửa Kiev (thủ đô Ukraine).
Cuối tháng 7 đầu tháng 8/1941, cuộc tấn công của Cụm quân “Phía Nam” của Đức trong các chiến dịch gần Uman đã làm cho Phương diện quân Nam của Hồng Quân Liên Xô phải chịu những tổn thất nặng nề.
Các đơn vị của các Tập đoàn quân số 6 và số 12 thuộc Phương diện quân Nam của Liên Xô bị phát xít Đức bao vây chặt tại khu rừng Zelionaia Brama bờ phải sông Siniuk gần làng Podvysokoe, Khu Novoarkhangelski, Tỉnh Kirovogradskaia của Ukraine.
Đã có rất nhiều người lính Xô Viết hy sinh trong những trận chiến đấu ác liệt tại khu rừng này. Trong số hơn 100.000 binh sỹ Xô Viết, chỉ có 11.000 thoát khỏi vòng vây,- tất cả những người còn lại, hoặc là hy sinh hoặc bị bắt làm tù binh.
“Nhữngngườilínhmũ xanh” và các đồng độicó đuôicủamình
Trong các đơn vị Quân Liên Xô tham chiến tại Zelionaia Brama có tiểu đoàn độc lập Bộ đội biên phòng thuộc đơn vị bảo vệ tuyến sau của Phương diện quân Nam.
Video đang HOT
Trong cuộc chiến tranh Vệ quốc, những người lính biên phòng Liên Xô dọc tuyến biên giới còn sống sót sau những trận chiến đầu tiên với Phát xít Đức được bổ sung vào các đơn vị khác của Hồng Quân và tiếp tục chiến đấu cho đến hết cuộc chiến tranh, – cho đến tận khi các cột mốc trên biên giới quốc gia của Liên Xô được dựng lại (dĩ nhiên, đối với ai còn sống đến lúc đó).
Tương tự như vậy, Tiểu đoàn độc lập Bộ đội biên phòng nói trên là đơn vị thu dung những chiến sỹ và sỹ quan của Bộ Tư lệnh biên phòng Kolomi và đơn vị biên phòng cùng tên tại biên giới còn lại sau các cuộc giao tranh với quân Đức khi chúng vượt biên giới.
Trong biên chế của tiểu đoàn độc lập này, ngoài các chiến sỹ còn 150 con chó nghiệp vụ đã qua huấn luyện tại trường huấn luyện chó nghiệp vụ Lvov (phía Tây Ukraine hiện nay) và của đơn vị biên phòng Kolomi.
Bộ Tư lệnh Tập đoàn quân ra lệnh cho tiểu đoàn trưởng Lopatin thả các chú chó nghiệp vụ vào rừng, – bởi vì không còn đủ thức ăn cho chúng và hơn nữa, những con chó nghiệp vụ được huấn luyện chuyên tuần tra bảo vệ biên giới không thích hợp với những trận chiến trên mặt trận.
Nhưng thiếu tá tiểu đoàn trưởng Lopatin đã không thả chó. Những người lính huấn luyện chó và các chiến sỹ biên phòng không nỡ và không thể bỏ rơi những người bạn chiến đấu bốn chân hết sức trung thành của mình.
Hơn nữa, họ cũng thừa biết rằng, nếu có đuổi chúng vào rừng thì các chú chó cũng không bao giờ rời chủ.
Thà chếtnhưngkhông đầuhàng
Ngày 30/7/1941, khi đang trú quân tại làng Legedzino, Tiểu đoàn biên phòng độc lập nhận lệnh yểm hộ cho Bộ tham mưu Tập đoàn quân chọc thủng vòng vây. Vào thời điểm này, lực lượng của tiểu đoàn lúc này đã bị tiêu hao nặng trong khi đối phương có ưu thế vượt trội nhưng mệnh lệnh là mệnh lệnh, tiểu đoàn bước vào trận chiến đấu cuối cùng.
Đúng vào thời điểm cam go nhất, khi lực lượng dự bị đã thương vong gần hết, thiếu tá Lopatin ra lệnh đưa chó vào chiến đấu để đánh bật đợt tấn công mới của đối phương.
Trong đợt phản công cuối cùng này, 150 con chó nghiệp vụ đói lả nhưng sẵn sàng chiến đấu đã cùng 500 người lính biên phòng đánh trả cuộc tấn công của một trung đoàn quân Đức với quân số hơn 1.500 người.
Những người lính biên phòng Liên Xô cùng các chú chó của mình, bất chấp hỏa lực mạnh của đối phương đã lao vào đánh giáp lá cà với Quân Đức. Đây là một cảnh tượng cực kỳ khủng khiếp: những chú chó giãy chết vì trúng đạn vẫn cố lần cuối nhảy lên cắn cổ lính Phát xít Đức.
Lính Đức, lúc đầu do chưa bao giờ chứng kiến một cảnh tượng tương tự như vậy, đã hoảng loạn bỏ chạy. Nhưng sau đó , xe tăng Đức được đưa vào để hỗ trợ và kết cục trận chiến đã được quyết định.
Trong cuộc chiến đấu này, tất cả 500 chiến sỹ biên phòng hy sinh và phần lớn các chú chó nghiệp vụ cũng bị chết.
Những chú chó còn sót lại đứng yên lặng bên cạnh xác các ông chủ của mình và cũng bị lính Đức lần lượt bắn gục.
Hài cốt của những người lính biên phòng hy sinh năm 1941 được cải táng vào năm 1955 và hiện nay họ đang yên nghỉ ở khu mộ tập thể làng Legdzino (Ukraine).
Trong số các liệt sỹ vô danh đó, ai có thể thống kê được bao nhiêu là người Nga, bao nhiêu là người Ukraine và còn nhiều dân tộc khác nữa của Liên Bang Xô Viết thời kỳ đó?
Bia tưởng niệm những người lính biên phòng ở Zelionaia Brama . Ảnh: Kadr youtube.com
Ngày 09/5/2003, các cựu chiến binh và Bộ đội biên phòng đã dựng tại ngôi làng này một tấm bia kỷ niệm sự kiện trên bằng số tiền quyên góp của mình . Trên tấm bia này là dòng chữ:
“Hãy dừng lại và nghiêng mình.
Tại chính nơi đây, tháng 7/1941, những chiến sỹ của Bộ Tư lệnh biên phòng Kolomi cùng 150 chú chó nghiệp vụ của mình đã chiến đấu trận cuối cùng trong đời để đánh trả cuộc tấn công của kẻ thù và đã hy sinh anh dũng.
Họ đã mãi mãi trung thành với lời tuyên thệ và với tổ quốc thân yêu của mình” (lời dịch qua tiếng Nga).
Những dòng chữ viết trên tấm bia nói trên được viết bằng tiếng Ukraine.
Nga bắt đầu thực hiện triển khai vũ khí tại Crimea
Theo_Báo Đất Việt
Những dự án hàng không vũ trụ "đoản mệnh" thời Xô Viết
Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa R-7, vê%3 tinh Kamikaze, tàu không gian MiG-105, trạm không gian Almaz, trạm chiến đấu trong không gian Polyus là những dự án quân sự hàng không vũ trụ lớn và tiên phong trong ngành hàng không vũ trụ của Liên Xô. Tuy nhiên, những dự án này đã "chết yểu" vì nhiều nguyên do khác nhau.
1. Tên lửa đạn đạo liên lục địa R-7.
Một tên lửa đạn đạo R-7 ICBM được trưng bày tại Moscow
Vào những năm 1950, R-7 là tên lửa đạn đạo liên lục địa đưa nhân loại vào thời đại không gian, được thiết kế bởi nhà thiết kế tên lửa thiên tài của Ukraine, Sergei Korolyov. Nó được xem là vũ khí tối thượng có thể giúp cựu lãnh đạo Liên Xô, Nikita Khrushchev tiêu diệt phi đội máy bay ném bom chiến lược lỗi thời của Mỹ. Tuy nhiên, ngày 4-10-1957, Liên Xô đã phát triển Sputnik 1, vệ tinh đầu tiên của thế giới thay cho R-7.
2. Vệ tinh Kamikaze.
Cơ quan Tình báo quốc phòng Mỹ mô tả một vệ tinh Kamikaze của Liên Xô
Khi một chiếc máy bay trinh sát của Mỹ vượt qua quỹ đạo vệ tinh vào những năm 1960, Liên Xô đã tìm cách để tiêu diệt "con mắt tò mò" này. Giải pháp tương đối đơn giản đó là đóng gói phần khung ngầm của một vệ tinh bằng chất nổ và cơ động nó đủ để làm hỏng các vệ tinh của đối phương với các mảnh đạn. Liên Xô đã thử nghiệm trên vệ tinh của chính mình, tuy nhiên đã không thành công và nó không bao giờ được triển khai thành vũ khí tấn công.
3. Tàu không gian MiG-105.
Một nguyên mẫu MiG-105 được trưng bày tại Bảo tàng Không quân trung tâm Moscow
Vào những năm 1960-1970, tàu không gian nhỏ này được thiết kế nhằm đáp trả lại một chương trình của không quân Mỹ có tên gọi là Dyna-Soar. Con tàu vũ trụ MiG-105 với tải trọng nhỏ sẽ đưa một người đi vào quỹ đạo, trên một tên lửa và sẽ quay lại quay lại trái đất giống như một chiếc máy bay. Nó được sử dụng như một vệ tinh, một thiết bị trinh sát hoặc một vũ khí. Tuy nhiên, vào những năm 1970, MiG-105 đã phải hủy bỏ để nhường chỗ cho việc phát triển tàu con thoi Buran.
4. Trạm không gian Almaz.
Các Mo-dun Zarya, thành phần cốt lõi của trạm không gian
Vào những năm 1970, cả Mỹ và Liên Xô đều có ý tưởng đưa lực lượng quân sự đóng quân tại trạm không gian nhằm theo dõi lẫn nhau. Thế nhưng trong khi Mỹ không bao giờ có ý định thành lập một trạm không gian quân sự, thì Liên Xô lại chuẩn bị bắt tay vào thực hiện xây dựng 3 trạm không gian quân sự, được gọi là Almaz. Tuy nhiên, dự án này không bao giờ được thực hiện bởi vì Liên Xô nhận ra rằng, các vệ tinh có hiệu quả trong việc trinh sát hơn so với trạm không gian.
5. Trạm chiến đấu trong không gian Polyus.
Mô hình Polyus
Trong những năm 1980, nổi cộm lên những thông tin cho rằng, Liên Xô đang theo đuổi ý tưởng xây dựng một trạm chiến đấu trong không gian, đe dọa sáng kiến vệ tinh Laser của Tổng thống Mỹ, Ronald Reagan lúc bấy giờ. Theo thông tin từ tạp chí Air and Space, mẫu một trạm không gian đã được đưa ra vào năm 1987, nhưng đã không đạt được quỹ đạo và rơi trở lại trái đất.
Nếu Polyus khởi động thành công, trò chơi giữa Liên Xô và Mỹ sẽ thay đổi. Liên Xô sẽ đánh bại hệ thống vũ khí laser của Mỹ, nhưng rất đáng tiếc là dự án đã bị bỏ dở.
Theo An Ninh Thủ Đô
Bom vua cực khủng của Liên Xô Ngày 30/10/1961, tại Trường bắn trên quần đảo "Novaia Zemlia" (Đất mới), Liên Xô đã thử nghiệm thành công bom nhiệt hạch AH606 với sức công phá 57 Megaton. Sau đây là một số thông tin đáng quan tâm về vụ thử nghiệm này: 1.Sức công phá của AH602 Bom vua AH606 Để dễ hình dung: 57 Megaton - gấp 10 lần sức...