Những chợ “độc” vùng biên
Ở miền Tây có nhiều chợ độc đáo “chẳng giống ai”, phần lớn tập trung tại tỉnh An Giang, đặc biệt là vùng Bảy Núi, như chợ cỏ Ô Lâm, chợ “sung dược” Tịnh Biên, chợ chuột, chợ bò Tà Ngáo, chợ gánh núi Cấm…
Chợ bò Tà Ngáo thuộc xã An Phú, huyện Tịnh Biên, An Giang. Chợ hoạt độngsôi động nhất là khi mùa lũ về và kéo dài đến Tết Nguyên đán. Mỗi buổi chợ có từ 500 – 600 con bò được trao đổi mua bán. Số bò này chủ yếu là xẻ thịt, cung ứng cho các tỉnh miền Tây, TP Hồ Chí Minh…
Chợ côn trùng hay còn gọi là chợ “sung dược” mọc lên ở một góc chợ Tịnh Biên.
Nơi đây bán vô số các loại côn trùng được cho là thần dược cho quý ông như bọ cạp, bửa củi, tắc kè, mối đất…
Chợ cua ở xã Vĩnh Hội Đông (huyện An Phú) được xem là một trong những chợ cua lớn nhất miền Tây. Cua bán ở đây có cả cua nội và cua ngoại (bên Campuchia chở sang). Mỗi ngày từ 20 – 30 tấn cua được xuất đi các nơi.
Video đang HOT
Chợ chuột Phù Dật ở xã Bình Long, huyện Châu Phú (An Giang) – chợ chuột lớn nhất miền Tây – hoạt động sôi nổi từ 5h – 9h sáng mỗi ngày. 3 – 5 tấn chuột được “xuất xưởng”/ngày.
Chợ rắn nằm dọc theo tỉnh lộ 955A đoạn đi qua các xã An Phú, Phú Tâm của huyện Tịnh Biên, có trên 50 nhóm chợ tấp nập hoạt động suốt ngày.
Nguồn rắn ở chợ chủ yếu là do từ nước bạn Campuchia mang qua bán lại cho các thương lái Việt.
Chợ cỏ Ô Lâm thuộc xã Ô Lâm, huyện Tịnh Biên. Chợ chỉ nhóm họp vào buổi trưa và bán một thứ duy nhất là cỏ.
Đến An Giang, đi qua các huyện như Chợ Mới, Châu Phú, Tân Châu… sẽ bắt gặp các “chợ di động” rong ruổi trên các tuyến đường lớn, nhỏ để phục vụ người dân.
Đây là chợ gánh họp trên đỉnh núi Cấm. Chợ chỉ nhóm họp vào buổi sáng, từ 4h – 8h là tan. Chợ chuyên bán các đặc sản núi rừng của vùng này.
Chợ mắm Châu Đốc được xem là “vương quốc” mắm lớn nhất ở miền Tây. Ở đây có hàng chục loại mắm ngon, như mắm cá linh, cá lóc, mắm sặc…
Nguyễn Hành
Theo Dantri
Bọ cạp Bảy Núi: Từ hang ổ đến bàn nhậu
Ở Bảy Núi (An Giang), bọ cạp được bày bán như rau, phục vụ cho dân nhậu mọi miền. Nhiều người dân vùng này đã gắn cuộc mưu sinh với loài côn trùng độc.
Anh Nguyễn Văn Cương ở thị trấn Nhà Bàng (huyện Tịnh Biên, An Giang) là người sinh sống bằng nghề bới đất tìm bọ cạp gần 5 năm nay. Trung bình mỗi ngày anh đào bắt được trên 100 con bọ cạp.
Bọ cạp thường trú chủ yếu ở hai nơi, trong các tầng đất đá hoặc lớp đất xốp dưới lá cây mục. Theo nhiều người dân Bảy Núi, bọ cạp hung dữ nhất khi đào vào hang của chúng, chúng đưa hai cái càng và cái đuôi có nọc độc quyết liệt phòng thủ và tấn công.
Lê Văn Đủ, ở xã An Phú, huyện Tịnh Biên - An Giang, cho biết trước đây bọ cạp ở vùng Bảy Núi vốn nhiều vô số kể, nhưng hơn 5 năm trở lại đây bọ cạp, do trở thành món ăn rất hấp dẫn với dân nhậu và đồng thời có thể ngâm rượu uống giúp trị một số bệnh của đàn ông nên chúng đang bị tận bắt, tận thu đến cạn kiệt.
Cách mời gọi khách mua bọ cạp ở chợ Tịnh Biên rất ấn tượng, người bán hốt hàng chục con bọ cạp nằm trong bàn tay đưa cho khách xem nhưng không mấy ai bị cắn. Theo anh Đủ, nếu lựa tay hốt nhẹ nhàng thì bọ cạp không cắn, chích.
Tại chợ biên giới Tịnh Biên - An Giang, có rất nhiều điểm bán bọ cạp. Hàng ngàn con được bày trong những cái thau giá bán bình quân từ 4.000 -5.000 đồng/con. Theo anh Đủ, đa phần thương lái thu mua số lượng lớn đến từ TPHCM.
Những bình rượu bọ cạp được ngâm sẵn cùng với nhiều loại khác được bày bán rất nhiều tại chợ Tịnh Biên, giá từ 50.000 - 500.000 đồng/bình. Nhiều người coi rượu ngâm bọ cạp như một loại thuốc, trị đau lưng, nhức mỏi, và giúp tăng sinh lực đàn ông...
Theo Ngọc Trinh
Người lao động
"Khát" nước trong mùa khô nóng đỉnh điểm Dù đã có 1-2 cơn mưa nhưng vùng Bảy Núi (huyện Tri Tôn và Tịnh Biên, An Giang) vẫn còn nóng hừng hực. Từ khoảng tháng 3, khô hạn ở vùng đất này được xem là đỉnh điểm; sông ngòi cạt kiệt, đất nứt nẻ, hoa màu khô héo,... Về huyện Tri Tôn và Tịnh Biên thời gian này mới hiểu người và...