Những chính sách, chỉ đạo nổi bật của Chính phủ tuần qua
Kiểm tra phản ánh gian lận trong nhập khẩu ôtô biếu tặng, ban hành định mức bồi thường thiệt hại do sự cố môi trường biển… là những chỉ đạo nổi bật của Chính phủ và Thủ tướng trong ngày từ 26 đến 30/9.
Ngư dân miền Trung nhận bồi thường cao nhất 37 triệu đồng một tháng
Ông Sơn (huyện Gio Linh, Quảng Trị) cùng con trai đưa chiếc thuyền nan 90CV lên bờ để tu sửa, chờ mùa biển mới.
Ngày 29/9, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ban hành quyết định về mức bồi thường thiệt hại cho người dân 4 tỉnh miền Trung sau sự cố môi trường biển. Theo đó, 7 nhóm nhận bồi thường là khai thác hải sản; nuôi trồng thủy sản; sản xuất muối; hoạt động kinh doanh thủy sản ven biển; dịch vụ hậu cần nghề cá; dịch vụ du lịch, thương mại ven biển; thu mua, tạm trữ thủy sản.
Với chủ tàu/thuyền không lắp máy bị thiệt hại do nằm bờ, mức bồi thường là 5,83 triệu đồng/tàu/tháng. Mức bồi thường cao nhất 37,48 triệu đồng dành cho chủ tàu lắp máy công suất từ 800 CV trở lên và 8,79 triệu đồng cho lao động trên tàu công suất từ 50 CV đến dưới 90 CV…
Thiệt hại nghề muối được định mức bồi thường 39,37 triệu đồng/ha/tháng. Lao động bị mất thu nhập nhận 2,91 triệu đồng/người/tháng.
Đầu tư xây dựng 50 trạm kiểm tra tải trọng xe cố định
Tuần vừa qua, Thủ tướng đã phê duyệt Quy hoạch tổng thể trạm kiểm tra tải trọng xe trên đường bộ đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030, trong đó một mục tiêu quan trọng là đầu tư xây dựng 50 trạm kiểm tra tải trọng xe cố định.
Video đang HOT
Cụ thể, giai đoạn đến năm 2020, cơ ban hinh thanh mang lươi kiêm soat tai trong xe trên toan quôc; đâu tư xây dưng, lăp đăt 28 trạm kiểm tra tải trọng xe cô đinh trên đường bộ. Giai đoạn sau năm 2020 đến 2030, hoàn thiên mang lươi kiểm soat tải trọng xe trên toan quôc; đâu tư xây dưng, lăp đăt 22 trạm kiểm tra tải trọng xe cô đinh.
Kinh phí đầu tư xây dựng các trạm kiểm tra tải trọng xe trên hệ thống đường bộ dự kiến khoảng 840 tỷ đồng.
Quy hoạch khu du lịch quốc gia Sa Pa
Thủ tướng đã phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển khu du lịch quốc gia Sa Pa, tỉnh Lào Cai đến năm 2030.
Theo đó, mục tiêu của quy hoạch là phấn đấu đến năm 2020, khu du lịch Sa Pa đáp ứng các tiêu chí và được công nhận là khu du lịch quốc gia. Trước năm 2030, khu du lịch quốc gia Sa Pa trở thành trung tâm du lịch nghỉ dưỡng, văn hóa tầm cỡ quốc gia, quốc tế với hệ thống cơ sở vật chất đồng bộ, hiện đại; sản phẩm du lịch đa dạng, đặc sắc, chất lượng cao, có thương hiệu và khả năng cạnh tranh với các nước trong khu vực và quốc tế.
Khu du lịch Sa Pa phấn đấu năm 2020 đón khoảng 2 triệu lượt khách; đến năm 2030 đón khoảng 5,2 triệu lượt khách.
Chấn chỉnh quản lý chất lượng phân bón
Tuần qua, Phó thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình đã yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chấn chỉnh và tăng cường quản lý nhà nước về phân bón, khẩn trương ban hành quy chuẩn kỹ thuật về phân bón hữu cơ và phân bón khác. Bộ cần tổng rà soát, thanh tra, kiểm tra các tổ chức chỉ định chứng nhận và thử nghiệm phân bón…
Phó thủ tướng giao Bộ Công an chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ xác minh những vi phạm của 11 tổ chức được chỉ định thử nghiệm và chứng nhận chất lượng phân bón có vi phạm nêu trong Kết luận thanh tra của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và làm rõ dấu hiệu giả mạo quyết định chứng nhận hợp quy cho 36 sản phẩm phân bón của Công ty cổ phần tập đoàn công nghệ cao Quốc tế Con Cò Vàng để xử lý theo pháp luật.
Kiểm tra phản ánh gian lận trong nhập khẩu ôtô biếu tặng
Cũng trong tuần qua, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ yêu cầu Bộ Tài chính khẩn trương kiểm tra, làm rõ vấn đề báo Tiền phong phản ánh về hiện tượng gian lận trong nhập khẩu ôtô biếu tặng.
Trước đó ngày 12/8, báo Tiền phong có bài: “Ôtô chục tỷ biến thành vài trăm triệu: Độc chiêu gian lận thuế” và ngày 31/8/2016 có bài: “Tiếp vụ nhập xe sang diện biếu tặng: Chây ỳ báo cáo”, phản ánh hiện tượng gian lận thuế trong nhập khẩu ôtô biếu tặng và đặt vấn đề liệu có sự thông đồng giữa cơ quan chức năng (hải quan, thuế) với doanh nghiệp.
Phó thủ tướng Vương Đình Huệ yêu cầu Bộ Tài chính khẩn trương kiểm tra, làm rõ vấn đề báo Tiền phong phản ánh, trách nhiệm của cơ quan chức năng có liên quan (hải quan, thuế…) trong quản lý và xử lý vấn đề này; báo cáo Thủ tướng trước ngày 15/10.
Khẩn trương ban hành 24 văn bản quy định chi tiết 8 Luật
Thủ tướng Chính phủ vừa yêu cầu bộ trưởng các bộ: Tài chính; Thông tin và Truyền thông; Quốc phòng; Y tế; Tài nguyên và Môi trường; Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phải trực tiếp chỉ đạo việc soạn thảo, khẩn trương hoàn thiện, trình Chính phủ, Thủ tướng ban hành 6 văn bản nợ đọng quy định chi tiết 3 luật đã có hiệu lực trước 15/10/2016 và 18 văn bản quy định chi tiết thi hành 5 luật có hiệu lực từ ngày 1/1/2017.
Trong 6 văn bản nợ đọng có Nghị định về kinh doanh hàng miễn thuế; Quyết định của Thủ tướng ban hành danh mục hệ thống thông tin quan trọng quốc gia; Quyết định của Thủ tướng ban hành phương án ứng cứu thảm họa thông tin quốc gia; Nghị định quy định chi tiết về ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng…
Thủ tướng yêu cầu sau thời điểm trên, Bộ trưởng nào không hoàn thành nhiệm vụ sẽ phải chịu trách nhiệm trước Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng.
Bá Đô
Theo VNE
Ngư dân miền Trung nhận bồi thường cao nhất 37 triệu đồng một tháng
Chủ tàu cá công suất từ 800 CV trở lên không thể ra khơi sau sự cố môi trường biển Formosa sẽ nhận tiền bồi thường hơn 37 triệu đồng/tháng và ngư dân nhận gần 9 triệu đồng.
Ảnh minh họa
Ngày 29/9, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ban hành quyết định về mức bồi thường thiệt hại cho người dân 4 tỉnh miền Trung sau sự cố môi trường biển. Theo đó, 7 nhóm đối tượng nhận bồi thường là khai thác hải sản; nuôi trồng thủy sản; sản xuất muối; hoạt động kinh doanh thủy sản ven biển; dịch vụ hậu cần nghề cá; dịch vụ du lịch, thương mại ven biển; thu mua, tạm trữ thủy sản.
Với chủ tàu/thuyền không lắp máy bị thiệt hại do nằm bờ, mức bồi thường là 5,83 triệu đồng/tàu/tháng. Mức bồi thường cao nhất 37,48 triệu đồng dành cho chủ tàu lắp máy công suất từ 800 CV trở lên và 8,79 triệu đồng cho đối tượng lao động trên tàu công suất từ 50 CV đến dưới 90 CV...
Thiệt hại nghề muối được định mức bồi thường 39,37 triệu đồng/ha/tháng. Lao động bị mất thu nhập nhận 2,91 triệu đồng/người/tháng.
Căn cứ các định mức này, UBND tỉnh sẽ lập danh sách gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính trước ngày 5/10. Bộ Nông nghiệp sẽ chủ trì thẩm tra, xác định kinh phí bồi thường của từng địa phương và gửi Bộ Tài chính tổng hợp trình Thủ tướng xem xét, quyết định trước ngày 10/10. Thời gian tính bồi thường thiệt hại tối đa là 6 tháng, từ tháng 4.
Nguồn kinh phí được sử dụng từ 500 triệu USD do Công ty Gang Thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh bồi thường.
Xuân Hoa
Theo VNE
Hàng loạt chính sách hỗ trợ ngư dân miền Trung sau sự cố môi trường Thời gian tới, hàng loạt chính sách như an sinh xã hội, tín dụng ưu đãi... sẽ đến với ngư dân 4 tỉnh miền Trung bị ảnh hưởng bởi sự cố môi trường. Chiều ngày 1/9, tại cuộc Họp báo tháng 9, Bộ NN&PTNT đã công bố bản Dự thảo Đề án xác định bồi thường thiệt hại và hỗ trợ khắc phục...