Những chiêu trò thần nhập xác tự xưng “Cô Hai” núi Cấm
Phép của bà “thầy”, ngoài cục đồng đen dùng để “hít” tình yêu cho những ai bị thất tình, còn có phép làm ăn, phép trị tà ma, thuốc trị bệnh…
Với chiêu trò được bề trên “sắc phong” cho “Cô Hai” Châu Đốc nhập xác về “cứu nhân độ thế”, người đàn bà trạc 66 tuổi, sống bằng nghề thợ hồ bỗng chốc trở thành một bà “thầy” chuyên hành nghề bói toán, làm bùa phép để gạt người nhẹ dạ cả tin. Chỉ cần bỏ tiền ra để bà làm phép, yểm bùa vào cục đồng đen thì gia chủ sẽ được người khác mê như điếu đổ. Tiếp tay cho bà là các con, cháu với những hình xăm trổ vằn vện làm nhiệm vụ canh cửa.
Vừa làm phép vừa “buôn dưa lê” và hù dọa
Nằm khuất sau bụi tre làng, lùi sâu vào phía trong con lộ nhỏ thuộc ấp 1, khu vực Bình Trung, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là dãy nhà gồm 4 nóc của mẹ con “xác phàm” Cô Hai. Để vào được nơi “Cô Hai” ngự trị, những “phật tử” (bà thầy gọi người đến xem bói như thế – P.V) phải dựng xe phía bên ngoài bụi tre và chịu sự dò xét của ít nhất hai người: một thanh niên với tấm lưng xăm trổ và một người phụ nữ trạc gần 40 tuổi. Vì có người canh chừng nên phía bên trong căn nhà nhỏ nghi ngút khói nhang, “Cô Hai” thoải mái huyên thuyên chuyện “buôn thần bán thánh”.
Những ai mới đến đây lần đầu đều lộ rõ sự sợ sệt khi đối diện với “Cô Hai”. Họ sợ vì vẻ bề ngoài của bà “thầy” trông rất bặm trợn, với mái tóc hớt tém cao, chân mày bén ngót, vận bộ đồ màu cam chói mắt, tay đeo vàng lỉnh kỉnh, miệng hút thuốc và nói chuyện thì “mày, tao” đầy chất giang hồ. “Cô Hai” ngồi co chân trên chiếc ghế đặt trong góc nhà, miệng phì phèo khói thuốc, vừa xem bói vừa “buôn dưa lê” với đám “phật tử” thân tín đang ngồi la liệt bên ngoài để ca tụng “phép thuật thần thông” của “Cô Hai”.
Khi chúng tôi đến, đã có gần 10 “phật tử” đang ngồi chờ đến lượt hầu chuyện Cô Hai. Mới vào tiếp chuyện, “Cô Hai” đon đả, nhã nhặn chào “phật tử”: “ Sao lâu quá không ghé thăm Cô Hai? Dạo này sao rồi?”. Nhưng chỉ cần “giở quẻ” bói, Cô Hai lộ nguyên bản chất chợ búa, xưng “mày, tao” với “phật tử” và phát ngôn nghe thấy ớn như: “Lấy phép Cô Hai cho mà cúng kiếng”, “Nói thẳng luôn, tại mày “bỏ phép” nên sau này có chết, tao cũng không thèm cứu đâu nhé”, “Tao nói năm sau, mày ngủ tao cho “ngủ” (chết – P.V) luôn. Không tin phép thuật Cô Hai là tao không thèm cứu nữa…”.
Đứng ở phía bên ngoài, người phụ nữ làm nhiệm vụ đón “phật tử” và canh gác cứ luôn miệng xen vào như cảnh cáo, nhắc nhở “phật tử” phải nghe lời phán. Không những thế, một phụ nữ tên H, trạc 36 tuổi, mỗi lần thấy khách lạ vừa bước vào nhà là cô ta ôm ngực chạy ra, ngồi xuống chiếc bàn được đặt trước cửa nhà, thở hổn hển nói: “Nói đúng quá nên thấy sợ”. Cô ta “nổ” về “Cô Hai” với những dẫn chứng cụ thể về một người bạn gái của mình đã lớn tuổi nhưng nhờ bùa phép tình yêu của Cô Hai nên đã lấy được người chồng nhỏ hơn mình 17 tuổi.
Số là, cô bạn gái của H trót yêu một anh thanh niên tên Đ kém chừng đó tuổi. Gia đình phía chàng trai không thể chấp nhận mối tình “so le” này nên đã đến nhờ “Cô Hai” làm phép cắt đứt tình duyên. Thế là chàng trai bắt đầu lơ là với cô gái. Biết chuyện, H đã dẫn cô bạn đến gặp “Cô Hai” xin một quẻ bùa yêu. Từ ngày có cục đồng đen kết nối tình yêu mà hai người đã yêu thương trở lại và được gia đình tổ chức lễ cưới, sống rất hạnh phúc (?).
Theo lời kể của H thì “Cô Hai” chính là kẻ “hai lòng”. Bà ta “ném đá, giấu tay”, vừa chia rẽ tình cảm xong, lại tìm cách kéo lại. Như vậy, dù xoay trở bên nào thì những người đến đây xem bói đều nằm trong sự điều khiển, đều bị bà “thầy” này “xỏ mũi”.
Vừa xem bói vừa phì phà khói thuốc
Video đang HOT
Bất kỳ ai đến đây xem bói, “Cô Hai” đều phán rằng “đang xui, buồn chuyện tình cảm, công việc…” và bắt đầu gạ gẫm “mua phép”. Tuy “Cô Hai” và đám đệ tử cứ lu loa là “cứu nhân độ thế”, xem quẻ không ăn tiền, nhưng trên bàn thờ có để sẵn cái tráp to gọi là tiền công đức. Dù không mở miệng ra giá nhưng ai đến xem đều được “khuyến khích” mua cục đồng đen để níu kéo tình yêu. Để cục đồng đen có hiệu nghiệm thì những người bị chồng, vợ hay người yêu bỏ chỉ cần đem tấm “chớp bóng” (tức tấm hình, theo lời Cô Hai – P.V) và một đôi đũa phu thê (đũa hai người thường dùng chung) đến, Cô Hai sẽ làm phép “trói lại cho phu thê hòa thuận”.
Dù không ra giá cụ thể cục đồng đen nhưng Cô Hai biết nhìn vào cách ăn mặc và túi tiền của “phật tử” mà định giá bùa, phép của mình. Mỗi lần làm phép, Cô Hai huýt sáo, tay vẽ vằn vện giống như chữ Tàu và kết thúc bằng câu “dư lượt” kéo dài, mà nghe đi nghe lại đến 10 lần, chúng tôi vẫn không biết “Cô Hai” đang nói tiếng của nước nào (?).
“Cô Hai” còn có cái thú buôn dưa lê, mặc dù tay đang vẽ bùa, miệng huýt sáo nhưng chốc chốc lại quay sang nói với đám đệ tử đủ thứ chuyện trên đời và không quên chửi những “đồng nghiệp” khác của mình là “không chân chính, chuyên lừa gạt để “buôn thần, bán thánh”. Vì là người “chân chính” nên “Cô Hai” có thể lên “diện kiến cõi trên” một cách dễ dàng. Nếu “phật tử” nào bị ma nhập thì Cô Hai sẽ đứng ra “khai”, giới thiệu với bề trên về nhân quả của xác phàm, cũng như tung tích của “con ma” để nhằm trục xuất “con ma” ra khỏi người và sẽ gửi “ma” về non, về núi tu học cho đến khi ra binh đi khắp Đông, Tây, Nam, Bắc.
Chân dung thật của bà “thầy” xuất thân từ thợ hồ
Người đàn bà tự xưng là “Cô Hai” có tên thật là Nguyễn Thị Tiêu Tiên (trạc 66 tuổi, ngụ ấp 1, khu vực Bình Trung, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ), nhưng người dân địa phương vẫn quen gọi bà là Mười Hồ. Sỡ dĩ có tên đó vì bà xuất thân từ thợ hồ để chạy cơm từng bữa.
Ngày hai vợ chồng bà còn sống bằng nghề thợ hồ, bữa đói bữa no thì hàng xóm thương tình cũng hay giúp đỡ, dù cũng bị phiền hà về việc thằng con lai của bà hay uống rượu, quấy rối trật tự địa phương. Bẵng đi một thời gian, người ta không thấy vợ chồng, con cái bà đi làm hồ nữa và cuộc sống cũng có phần khấm khá hơn. Chồng sau cùng của bà là ông Trần Văn Đ bắt đầu hành nghề bán vé số, nhưng người dân bán tín bán nghi là ông ta ngụy trang để hành nghề bán số đuôi và cũng đã bị chính quyền khu vực cảnh cáo mấy lần. Năm 2001, gia đình bà Mười Hồ bắt đầu thôi kiếp ở đậu khi mua được một khoảnh đất cách đó vài cây số để cất nhà an cư lạc nghiệp.
Từ khi “an cư lạc nghiệp”, bà Mười Hồ bỗng dưng chỉ chơi với “cõi trên”, tức là bà bắt đầu hành nghề thầy bà xem bói, làm bùa phép cho thiên hạ. Không biết bà giỏi bùa, phép đến cỡ nào, nhưng khi hỏi người dân địa phương, ai cũng lắc đầu cho là “xạo”. Bà ta chỉ lừa được người dân nhẹ dạ ở nơi khác, chứ dân địa phương đã “tẩy chay”, không thèm chơi với gia đình bà từ lâu bởi họ biết tỏng trò lừa gạt mê tín dị đoan này. Nghe tin bà Mười Hồ nhập hồn tự xưng là “Cô Hai Châu Đốc” chuyên xem bói, một vị cán bộ địa phương đã bí mật tiếp cận “chơi chiêu”.
Biết bà Mười Hồ nổi tiếng là nghiện thuốc lá và là con “sâu rượu” nên vị cán bộ này lên nhà rủ bà nhậu. Sau khi nốc 1 lít rượu đế, bà Mười Hồ nổi hứng khoe phép thuật. Bà ta bắt đầu nhập hồn về, nói chuyện bằng tiếng Tàu. Thấy vậy, vị cán bộ vỗ vai thách: “Giờ bà đang nhập Thánh phải không? Còn tui là quỷ đây, xem ai đấu lại ai”. Nói xong, vị cán bộ móc trong túi áo ra giấy mời bà ngày mai lên phường làm việc về chuyện “tổ chức mê tín dị đoan”. Vừa nhìn thấy giấy mời, bà Mười Hồ đang nói tiếng Tàu bỗng dưng hét lớn “ta thăng đây”. Biết bị hớ, bà ta giả vờ ngất xỉu, xem như mình không biết chuyện gì.
Sau vụ việc đó, bà Mười Hồ tạm lắng làm “thầy” tại địa phương một thời gian và chuyển đi nơi khác. Nhưng sau đó, bà ta tiếp tục hoạt động và còn cắt cử các con mình hỗ trợ về mặt “ngoại giao”, tức là đón khách và canh chừng công an. Người hỗ trợ bà nhiệt tình nhất chính là đứa con gái Kiều O. Nghe đâu, Kiều O. cũng bắt đầu chuẩn bị thay thế mẹ khi tiết lộ rằng mình cũng có “thánh dựa” và lâu lâu, ả ta cũng bứt tóc, trợn mắt lên đồng.
Ông Nguyễn Hữu Hằng (Trưởng ấp 1) cho biết: “Bà Mười Hồ đã 3 lần bị chính quyền địa phương mời lên giáo dục, khuyên nên chí thú làm ăn, từ bỏ việc làm mê tín dị đoan, lừa gạt ma mị người khác, bà ta cũng đã hứa sẽ bỏ nghề. Nhưng thỉnh thoảng chúng tôi vẫn nghe nói bà ta vẫn còn hoạt động bí mật và còn có người canh chừng, đối phó với cơ quan chức năng. Bà ta còn nhận 2 đệ tử để truyền nghề. Việc con, cháu bà ta uống rượu, đánh lộn, gây rối trật tự địa phương cũng đã được giáo dục và có phần tu chỉnh làm ăn hơn xưa”.
Bà Mười Hồ luôn miệng bảo mình là “thánh”, có “sắc phong” và có cục đồng đen “hít” tình yêu, cũng như bùa phép giúp làm ăn, trị tà ma, vậy mà bà ta không giữ được cho mình ông chồng nào bên cạnh và thay chồng như “thay áo”. Hiện tại, bà ta và ông Đ đã sống ly thân. Giờ, người tình “bí mật” của bà thầy 66 tuổi này là một đệ tử khoảng ngoài 30 tuổi, làm nhiệm vụ chở bà đi đó đây. Cũng như vậy, nếu việc bà Mười Hồ “cứu nhân độ thế” giúp gia đình “phật tử” đầm ấm, làm ăn phát đạt là có thật, thì tại sao bà ta không ra tay cứu vớt được đứa cháu ngoại của mình là Huỳnh Tùng D, để nó suốt ngày nhậu nhẹt, gây rối trật tự địa phương, bị mời lên công an làm việc nhiều lần? Bà ta cũng không níu kéo được tình làng nghĩa xóm khi biết tất cả người dân trong khu vực tỏ ra không thân thiện, thờ ơ với gia đình bà.
Theo Người đưa tin
Người Sài Gòn bì bõm trên cung đường ngập nặng
Cơn mưa lớn kéo dài từ trưa đến chiều 12/9 khiến nhiều tuyến đường ở TP HCM bị ngập hơn nửa mét. Hàng trăm xe bị chết máy, nhiều người sụp "ổ gà" ngã nhào, ướt sũng dưới dòng nước đen ngòm, hôi thối.
Trưa 12/9, cơn mưa lớn đã làm hàng loạt tuyến đường như Phạm Phú Thứ, Đồng Đen, Bàu Cát, Hồng Lạc (quận Tân Bình), Hòa Bình (quận 11), Khuông Việt (quận Tân Phú), đoạn cầu Tân Hóa (quận 6)... ngập nặng.
Tại khu vực cầu Tân Hóa, đoạn đường ngập kéo dài 1km khiến giao thông qua đây gặp nhiều khó khăn, nhiều xe chết máy...
Không ít người sụp "ổ gà", té nhào.
Một thanh niên bị ngã xe khiến hàng hóa chở cồng kềnh phía sau rơi xuống nước đen.
Bé gái phải bịt mũi khi mẹ chở qua đoạn đường ngập, nước đen bốc mùi hôi thối.
Còn ông bố này phải xắn quần, tay xách giày, tay bế con gái vượt qua đoạn đường ngập.
Đường Hòa Bình, trước cổng Đầm Sen, cũng biến thành sông. "Đường này cứ mưa là ngập, có khi cả mét, tràn vào nhà", chị Phượng ở cửa hàng tập hóa phản ánh.
Phía ngoài, có đoạn đường ngập hơn nửa mét. Để tránh xe bị chết máy, sụp hố, nhiều người phải chạy né vào sát lề phía Đầm Sen. Tuy nhiên, nhiều "ổ gà" khiến nhiều người té nhào.
Để vào các nhà hàng tiệc cưới trên đường Hòa Bình, nhiều xe hoa chở cô dâu chú rể cũng phải băng qua đoạn đường ngập. Theo người dân, có hôm mưa lớn, cả ôtô cũng bị chết máy khi qua đoạn đường này.
Nhiều xe bị chết máy khi vượt qua đoạn đường Hòa Bình phải lau bugi với giá 20.000 đồng.
An Nhơn
Theo VNE
Sài Gòn ngập khủng khiếp sau trận mưa và triều cường Cơn mưa lớn kéo dài nhiều giờ đồng hồ và chiều 10/9 kết hợp với triều cường dâng cao khiến nhiều tuyến đường tại TPHCM ngập nặng, giao thông tê liệt nhiều giờ liền. Theo ghi nhận của PV Dân trí, cơn mưa lớn kéo dài trong khoảng 2 tiếng đồng hồ vào chiều 10/9 cộng với đợt triều cường dâng cao đã...