Những chiến sĩ ‘3 không’ ngày đêm truy lùng COVID-19
Hơn một tháng ròng rã từ ngày dịch COVID-19 bùng phát tại Đà Nẵng, các kỹ thuật viên xét nghiệm tại CDC Đà Nẵng và các phòng xét nghiệm đã cố gắng hết khả năng để kịp xử lý hàng ngàn mẫu bệnh phẩm mỗi ngày.
CDC Đà Nẵng tiếp nhận các lô mẫu bệnh phẩm cần xét nghiệm tìm virus SARS-CoV-2 từ các cơ sở y tế chuyển đến hằng ngày – Ảnh: TẤN LỰC
Dịch COVID-19 tại Đà Nẵng cơ bản được kiểm soát sau hơn một tháng bùng phát và lây nhiễm phức tạp. Đó là kết quả của chiến lược tăng tốc xét nghiệm và mở rộng quy mô lấy mẫu mà Đà Nẵng áp dụng để nhanh chóng phát hiện, khoanh vùng và dập dịch.
Từ chỗ năng lực xét nghiệm chỉ vài trăm mẫu, đến nay công suất xét nghiệm virus SARS-CoV-2 của các cơ sở tại đây đạt tới 13.000 mẫu/ngày.
Đằng sau tín hiệu đáng mừng ban đầu là khối lượng công việc khổng lồ mà các kỹ thuật viên xét nghiệm phải gánh vác trên vai. Họ như những chiến sĩ ‘3 không’ khi sống những ngày tháng không rõ đêm và ngày, không có gia đình và cũng không giờ giấc. Trong lớp áo bảo hộ ở các phòng xét nghiệm luôn sáng đèn 24/24, họ buộc “kẻ thù vô hình” phải hiện thân trên màn hình máy tính.
Dù quá rõ đối diện với kẻ thù cũng chính là đối mặt nguy cơ phơi nhiễm nhưng là chiến binh đứng ở tuyến đầu, không ai trong số họ nghĩ cho mình đường lui. Có người cha mất không thể về, người thì gửi con cái về quê, vợ chồng lâu ngày xa vắng…
Trong giấc ngủ chập chờn trên chiếc giường xếp ở đơn vị, họ không đủ thời gian để mơ về hạnh phúc riêng tư bởi những lô ống nghiệm chứa thứ virus quái ác có thể gọi dậy bất cứ lúc nào…
Video đang HOT
Mẫu bệnh phẩm được đưa tới bàn nhận mẫu của CDC Đà Nẵng – Ảnh: TẤN LỰC
Từng mẫu bệnh phẩm được viết tên, đánh số cẩn thận tránh nhầm lẫn – Ảnh: TẤN LỰC
Kỹ thuật viên CDC Đà Nẵng bơm hóa chất xử lý tách chiếc mẫu vào ống nghiệm – Ảnh: TẤN LỰC
Kỹ thuật viên đưa các mẫu đã xử lý vào máy tách chiếc vật liệu di truyền. Đa số kỹ thuật viên xét nghiệm SARS-CoV-2 tại CDC Đà Nẵng là cán bộ nữ ở tuổi đời rất trẻ – Ảnh: TẤN LỰC
Kỹ thuật viên mang đồ bảo hộ xử lý mẫu tại phòng xét nghiệm Bệnh viện Phổi Đà Nẵng. Làm việc hằng ngày bên trong bộ đồ bảo hộ không hề dễ chịu chút nào – Ảnh: TẤN LỰC
Sau khi xử lý hóa chất, mẫu bệnh phẩm được đưa vào máy tách chiếc DNA – Ảnh: TẤN LỰC
Kỹ thuật viên đọc kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2 trên màn hình máy tính kết nối với máy Real-Time PCR – Ảnh: TẤN LỰC
Hộ lý BV Đà Nẵng tái dương tính có thể chỉ là xác virus ?
Bệnh nhân COVID-19 số 424 ở Đà Nẵng sau khi xuất viện về nhà cách ly theo dõi, được xét nghiệm trở lại thì cho kết quả dương tính với virus SARS-CoV-2.
Xét nghiệm truy tìm virus SARS-CoV-2 tại CDC Đà Nẵng. Ảnh: Nguyễn Thành
Ngày 28/8, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Đà Nẵng cho biết: vừa xác định ca tái dương tính với virus SARS-CoV-2 sau gần 3 tuần được xuất viện. Đó là trường hợp bệnh nhân 424 (nữ, 58 tuổi), hộ lý tại Khoa Hồi sức tích cực-Chống độc Bệnh viện Đà Nẵng.
Bệnh nhân 424 được phát hiện mắc COVID-19 ngày 27/7, cách ly, điều trị tại Bệnh viện Phổi Đà Nẵng. Quá trình điều trị, sau 3 lần xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2, bệnh nhân được công bố khỏi bệnh, xuất viện ngày 10/8. Sau khi xuất viện, bệnh nhânh tiếp tục cách ly tại nhà theo quy định.
Ngày 24/8, bệnh nhân được lấy mẫu xét nghiệm sau khi kết thúc 14 ngày cách ly thì cho kết quả dương tính với virus SARS-CoV-2. Chiều 27/8, bệnh nhân 424 tiếp tục có kết quả xét nghiệm dương tính lần 2. Bệnh nhân và người nhà bệnh nhân sau đó được cách ly tại cơ sở y tế theo quy đinh.
Bác sĩ Lê Thành Phúc, Giám đốc Bệnh viện Phổi Đà Nẵng cho biết: bệnh nhân 424 hiện tại sức khoẻ bình thường, không có triệu chứng bệnh và không có ai trong gia đình bệnh nhân bị lây nhiễm.
Theo bác sĩ Phúc, bệnh nhân 424 dương tính trở lại có thể là do xác virus. Theo các nghiên cứu được công bố thì các ca tái dương này không quá nguy hiểm. Hiện ca bệnh này tiếp tục cách ly theo dõi như F1.
Sở Y tế Đà Nẵng đã kết nối với các chuyên gia Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương để có chỉ định áp dụng phương pháp cách ly theo dõi đối với trường hợp này.
Trước đó, tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về công tác phòng chống dịch COVID-19 chiều 27/8, GS.TS Nguyễn Thanh Long, Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế đã có những chia sẻ về một số trường hợp tái dương tính sau khi được công bố khỏi bệnh, cho về nhà.
Quyền Bộ trưởng cho biết, theo những kết quả nghiên cứu của Việt Nam và các nước trên thế giới, chưa phát hiện trường hợp tái nhiễm gây lây nhiễm trong cộng đồng. Các nhà khoa học, nhà nghiên cứu cho rằng việc tái dương tính với SARS-CoV-2 là tình trạng bệnh nhân còn sót lại các vật liệu di truyền (ARN) của virus.
Trên tinh thần hết sức thận trọng, Bộ Y tế đã chỉ đạo các cơ sở điều trị COVID-19 trong tiêu chuẩn công bố khỏi bệnh là bệnh nhân phải âm tính ít nhất 3 lần. Tuy nhiên, Bộ vẫn đề nghị các cơ sở y tế phải tiếp tục theo dõi sức khỏe bệnh nhân trong một thời gian. Khi về nhà, bệnh nhân cũng cần theo dõi thêm 14 ngày. Điều này sẽ giúp đảm bảo an toàn tuyệt đối với các bệnh nhân COVID-19 khỏi bệnh.
Tìm người tiếp xúc ba ca nCoV rời khu cách ly Hải Dương CDC Hà Nội, Quảng Bình, Hưng Yên, Bắc Ninh thông báo tìm người tiếp xúc với ba bệnh nhân Covid-19 đã rời khu cách ly Hải Dương trước khi nhận kết quả xét nghiệm. Ba bệnh nhân, gồm số 1032 ở Hà Nội, 1033 ở Quảng Bình và 1034 ở Hải Dương, được Bộ Y tế ghi nhận dương tính chiều 26/8. Trước...