Những chiến lược giúp Google vươn tới đỉnh cao trong năm 2012
Không thể phủ nhận Google là một trong những công ty công nghệ hàng đầu thế giới ở thời điểm hiện tại. Nhưng trong 1 thời gian dài, Google cũng là 1 công ty…nhàm chán. Hãng mua lại rất nhiều công ty khác để phát triển các dịch vụ nhưng rồi không lâu sau đó khai tử những sản phẩm vừa mới chào đời. Gã khổng lồ từng ra mắt Google Buzz, Google Wave nhưng rồi chẳng ai quan tâm và sử dụng chúng.
Thế nhưng kể từ khi Larry Page lên nắm quyền lãnh đạo công ty từ hồi tháng 4, mọi chuyện đã thay đổi rất nhanh. Page loại bỏ những sản phẩm kém hiệu quả, ra mắt mạng mạng xã hội có thể coi đã đạt được những thành công ban đầu, bỏ ra hơn 12 tỷ USD để mua lại 1 công ty sản xuất điện thoại là Motorola.
Larry Page cho biết Google “không còn là một công ty tìm kiếm nữa”, và mô hình của Google hiện nay là phát minh ra những điều mới mẻ có ích cho người dùng, và ngược lại người dùng sẽ tạo ra lợi ích cho công ty, và Google sẽ lại sử dụng mô hình kinh doanh để phát minh ra những thứ mới. Dưới đây là những chiến lược rất có thể Google sẽ thực hiện trong năm nay để tạo nên những thay đổi mang tính bước ngoặt ở công ty công nghệ hàng đầu này.
Ra mắt 1 máy tính bảng chất lượng cao
Tháng trước, Chủ tịch Google là Eric Schmidt hé lộ thông tin công ty sẽ sản xuất máy tính bảng “cho chất lượng cao nhất” trong 6 tháng tới. Cho đến nay, hầu hết các máy tính bảng Android đều nhận lấy thất bại. RIM, HTC, Sony…phải hạ giá sản phẩm. Dell ngừng bán Streak 7. HP thì ngừng sản xuất TouchPad. Ngoại trừ Amazon tạo nên thành công với Kindle Fire nhờ hướng đi riêng, thế nhưng, trớ trêu là mặc dù Kindle Fire chạy Android nhưng Amazon đã tùy biến HĐH này nhiều đến nỗi hầu hết các dịch vụ của Google đã bị cắt giảm hết trên Kindle Fire.
Sự thất bại của máy tính bảng Android đến từ nhiều nguyên nhân, nhưng một trong những nguyên nhân chính là do nền tảng của Google không đảm bảo được độ tin cậy và còn nhiều bất cập.
Thế nhưng điều đó sẽ phải thay đổi trong năm nay. Có thể Google sẽ sản xuất tablet giống như cách hãng dùng để tạo ra điện thoại Nexus hiện nay – hợp tác với 1 đối tác phần cứng như Samsung, HTC…để sản xuất máy tính bảng Google.
Ra mắt một dịch vụ TV trả tiền
Tin đồn về dịch vụ TV của Google đã xuất hiện từ thời điểm cuối năm ngoái và Google đang hoàn thiện các mảnh ghép cuối cùng trước khi ra mắt 1 sản phẩm hoàn thiện. Motorola sẽ cung cấp set-top box (thiết bị giải mã tín hiệu TV), Google TV sẽ là phần mềm, và mạng cáp quang ở thành phố Kansas sẽ cung cấp dây dẫn. Công ty thậm chí còn ra mắt 1 kênh video với nội dung có chất lượng cao.
Phát triển nội dung video
Năm ngoái, Google gần như đã đạt được thỏa thuận mua lại Hulu với giá 4 tỷ USD nhưng thương vụ cuối cùng đổ bể do Hulu không chấp nhận yêu cầu mở rộng các thỏa thuận nội dung của Google. Việc mua lại Hulu sẽ giúp Google xây dựng nên kho nội dung video cho TV của mình, thế nhưng đó chưa hẳn là phương cách duy nhất. Google có thể mua lại bản quyền nội dung từ các công ty giải trí như cách mà các hãng truyền hình cáp đang áp dụng hiện nay. Cái giá cho những nội dung này là sẽ không rẻ, nhưng Google có thể dùng nội dung đó để phát triển cho nhiều sản phẩm khác như tablet, quảng cáo…
Chuyển chiến lược kinh doanh của Android
Quay lại thời điểm Google ấp ủ ý tưởng kinh doanh với Android, Google có ý định cho không điện thoại chạy nền tảng này và kiếm tiền từ quảng cáo trên điện thoại để bù lỗ, sau đó kiếm lời với HĐH của mình. Tuy nhiên, các nhà mạng và hãng sản xuất phần cứng có kế hoạch kinh doanh khác và Google phải dung hòa lợi ích của mình với đối tác để phát triển Android.
Hiện tại, Android đã có chỗ đứng vững chắc. Người dùng đã biết đến thương hiệu này và đã có hàng trăm ngàn ứng dụng cho Android có mặt trên chợ ứng dụng Android Market. Một khi Google hoàn tất thương vụ mua lại Motorola, Google có thể chuyển đổi mô hình kinh doanh sang cách khác: tự sản xuất phần cứng, ưu tiên những tính năng ưu việt của Android và các dịch vụ tốt cho các thiết bị này.
Các đối tác phần cứng có thể sẽ chẳng dễ chịu cho điều này nhưng nhà mạng thì không quan tâm. Họ chỉ mong có những sản phẩm tốt để hút càng nhiều người dùng càng tốt.
Ra thêm cửa hàng bán lẻ
Năm ngoái, Google đã ra mắt cửa hàng bán lẻ đầu tiên có tên gọi Chrome Zone ở Anh. Tuy chỉ có diện tích khiêm tốn 30m2 nhưng đó là dấu hiệu cho thấy Google sẽ bước vào mô hình kinh doanh từng giúp Apple và Microsoft thu được thành công: chuỗi cửa hàng bán lẻ ở khắp thế giới.
Các cửa hàng này sẽ bán điện thoại, tablet chạy Android, Google TV, máy tính Chromebook.
Phát triển Google
Video đang HOT
Google đang bị chỉ trích vì chính sách tích hợp và ưu tiên kết quả từ Google trong các kết quả tìm kiếm, và mặc dù Phát hành xe hơi tự lái
Hiện Google có một đội ngũ nhân viên khoảng 50 người đang làm việc với dự án xe hơi tự lái và Google cũng bắt đầu thực hiện hợp tác với các công ty sản xuất xe hơi lớn để phát triển loại xe này. Năm 2012, có lẽ chúng ta sẽ được thấy hình thù rõ hơn của những chiếc xe này, hoặc ít nhất nghe Google giải thích thời điểm và làm thế nào chúng ta có thể lái loại xe này. Tuy nhiên, chúng ta có sẵn sàng bỏ tiền mua hay thuê chúng, hay dùng xe tự lái như 1 dịch vụ taxi hay không, sẽ còn nhiều thời gian để có câu trả lời.
Thêm nhiều chiến dịch quảng cáo
Trước đây Google chưa từng quảng cáo cho các sản phẩm của mình. Thế nhưng điều này đã thay đổi từ năm ngoái. Google thuê đặt biển quảng cáo cho trình duyệt Chrome. Dịp cuối năm vừa qua, Google thậm chí còn quảng cáo Google trên cả truyền hình. Trong 2012, khi đã hoàn thành thương vụ mua lại Motorola Mobility, Google có thể sẽ thực hiện thêm nhiều chiến dịch quảng cáo để quảng bá cho phần cứng mang thương hiệu Google.
Theo ICTnew
20 thất bại lớn nhất giới công nghệ trong năm 2010
Đã là những ngày cuối cùng của năm 2010 và cũng là thời điểm thích hợp để nhìn lại những gì chúng ta đã làm được trong suốt 12 tháng qua. Năm 2010 là một năm đầy sóng gió trên thị trường công nghệ cao với sự xuất hiện của hàng loạt mẫu smartphone cao cấp, các thiết bị đọc sách điện tử giá rẻ hay sự kiện iPad đình đám. Nhưng bên cạnh những thành công vang dội, đây cũng là năm chứa đầy những thất bại về công nghệ.
Dưới đây là 20 sự kiện nổi bật nhất được tạp chí PC World bình chọn.
Google Buzz
Trong năm 2010, "người khổng lồ tìm kiếm" quyết định đặt chân vào thị trường mạng xã hội. Rất tiếc, sau một thời gian hoạt động, Google phải hứng chịu vô số "gạch đá" khi người dùng phát hiện ra mình đang được kết nối đến người yêu cũ hay đồng nghiệp thông qua thuật toán tìm kiếm của Google Buzz. Ngoài ra việc toàn bộ danh sách những người hay liên lạc nhất cũng được mạng xã hội kiểu mới này phơi bày cho bàn dân thiên hạ, khiến nhiều người tức giận. Cuối cùng, sự "kênh kiệu" không tích hợp với Facebook và các mạng xã hội khác đã khiến Google Buzz chính thức được liệt vào "danh sách đen" của khách hàng.
Apple Ping
Apple và Google đang so kè nhau quyết liệt trên rất nhiều lĩnh vực. Trong đó, cuộc bình chọn này cũng không phải là ngoại lệ. Nếu Google Buzz đã được vào danh sách, tại sao Apple lại chịu kém? Ping của ngài Steve Jobs đáng kính đã vinh dự đứng ở vị trí thứ hai sau khi thể hiện vô số yếu kém. Không thể kết nối đến các mạng xã hội khác, hoạt động độc lập và tách biệt hoàn toàn với thế giới ảo, Ping dường như được lập ra chỉ với mục đích được tham gia vào danh sách đen.
Google Wave
Thật đáng buồn khi cái tên Google lại được xướng lên một lần nữa. Được giới thiệu từ năm 2009 nhưng phải đến tháng 5/2010, Wave mới được chính thức ra mắt với người dùng. Sự háo hức lúc đầu nhanh chóng biến mất khi người sử dụng không biết sản phẩm này là gì và phải sử dụng nó như thế nào. Chốt hạ, dự án được kết thúc vào tháng 8 vừa qua.
Internet mất tính tự do
Tính trung lập của mạng Internet (không bị kiểm soát hay giới hạn băng thông bởi bất kỳ ai) đã bị ảnh hưởng khá nhiều sau năm 2010. Đầu tiên là phán quyết của tòa án tối cao Hoa Kỳ nhằm bác bỏ quyền ngăn cản các nhà cung cấp dịch vụ ISP điều chỉnh tốc độ của kết nối mạng ngang hàng. Sau đó, Google (một lần nữa) và Verizon đã cùng nhau đề xuất một số quy định mới nhưng lại không hề nhắc đến mạng không dây. Dĩ nhiên, một làn sóng phản đối "cực kỳ tiêu cực" phát sinh sau đó là điều không thể tránh khỏi.
Quyền riêng tư trên Facebook
Mặc dù mạng xã hội Facebook vẫn tiếp tục phát triển nhưng bê bối về quyền riêng tư của nó đã gây ảnh hưởng lớn đến một bộ phận không nhỏ những người dùng am hiểu công nghệ. Kết quả của xì-căng-đan này là một cuộc "đại tu" về tính năng quản lý thông tin của người sử dụng song có vẻ như điều đó vẫn chưa làm an tâm cư dân mạng...
McAfee, sự nhầm lẫn tai hại
Trong tháng 4, bản cập nhật "trong truyền thuyết" của McAfee đã khiến tất cả virus có mặt trên thị trường trở nên lỗi thời. Trình diệt virus này, sau khi được cập nhật đã tiêu diệt hàng loạt máy tính sử dụng Windows XP trên thế giới, quy mô mà chưa có bất kỳ loại virus nào có thể thực hiện được từ trước đến nay. Vấn đề? McAfee nhận nhầm một số file hệ thống là "đáng nghi ngờ" và xử lý chúng!!!
Palm Pre và WebOS
Thiết kế quê mùa, doanh số bán ra thảm hại và lượng ứng dụng đếm trên đầu ngón tay, có lẽ Pre được sinh ra để định đoạt số phận của Palm. Sự thất bại của Pre kéo theo kết quả tương tự cho hệ điều hành của nó. WebOS tuyên bố rút chân khỏi thị trường smartphone mà không hẹn ngày trở lại. Hiện tại, một phần của WebOS đang có những bước trở lại đầu tiên nhờ HP và các... máy in.
HP Slate
Trước khi Apple ra mắt iPad, HP xác định thiết bị của họ sẽ là đối thủ chính của chiếc máy tính bảng "quả táo". Slate sẽ có tất cả những gì iPad bỏ sót - flash, Camera trước và sau, USB hay ổ lưu trữ ngoài. Tuy nhiên, mọi việc bỗng dưng quay ngoắt 180 độ khi HP mua được Palm, biến Slate trở thành thiết bị dành cho các doanh nhân với số lượng hạn chế.
Nhưng dù nói thế nào đi chăng nữa, con số 9000 thông qua hệ thống đặt hàng cũng đã vượt quá mong đợi của HP khi họ chỉ dự tính bán được 5000 sản phẩm.
Tablet dùng Android
Năm 2010 được dự đoán là năm của máy tính bảng nhưng thực tế chỉ có duy nhất iPad đang nằm ở vị trí này. Nếu Samsung Galaxy Tab giống như đối thủ xứng tầm thì doanh số bán ra vẫn chưa thấm vào đâu so với đối thủ. Vậy là các nhà sản xuất khác đều quyết định sẽ đợi đến năm sau khi Google tung ra Honeycomb - phiên bản Android dành cho tablet. Trong thời điểm hiện tại, tất cả các thiết bị nền Android khác đều đã im hơi lặng tiếng, như chiếc Ultra của ICD trong hình.
Google Nexus One
Các nhà phân tích đã rất kỳ vọng mẫu smartphone của Google sẽ gây nên đột biến trên thị trường di động. Từ cấu hình phần cứng đến nền tảng phần mềm, Nexus One đều tỏ ra đáng chú ý. Tưởng chừng thành công đã nằm gọn trong tay "đại gia" này thì vấn đề nảy sinh ở cung cách bán hàng. Dựa vào các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông để phân phối sản phẩm nhằm giảm bớt chi phí, Google tỏ ra khá tự tin cho đến khi cả Sprint và Verizon tỏ ra không còn hứng thú gì. Nexus One đã giúp Google chiếm thêm một vị trí "long trọng" khác trong bảng xếp hạng của chúng ta.
JooJoo
Hứa hẹn sẽ là một đối thủ đáng gờm cho iPad nhưng tất cả những gì JooJoo thể hiện đã gây thất vọng cho người dùng. Tốc độ rùa bò cùng quá nhiều lỗi trong quá trình sử dụng, cộng thêm ra mắt quá gần thời điểm của "đứa trẻ nhà Apple", JooJoo đã tự ghi tên mình vào "Danh sách các thất bại của năm".
Plastic Logic Que
Được giới thiệu, bị trì hoãn rồi cuối cùng là kết thúc vòng đời chỉ trong vỏn vẹn 8 tháng, thiết bị đọc sách điện tử Que của Plastic Logic cũng là một trong số các nạn nhân của cuộc chiến giá cả. Sở hữu thiết kế đơn giản dễ nhìn, sử dụng các công nghệ tiên tiến xem chừng là chưa đủ "đô" cho mức giá 649 USD khi ra mắt. Plastic Logic cho biết họ đang nghiên cứu thế hệ tiếp theo của thiết bị này. Hãy chờ xem.
Gray Powell và Brian Hogan
Hẳn các bạn còn nhớ vụ bê bối xung quanh "chiếc iPhone 4 bị bỏ rơi". Hai nhân vật góp phần không nhỏ trong vụ án này đã kiếm được một vị trí trong danh sách năm nay - Gray Powell, kỹ sư của Apple và Brian Hogan, người nhặt được chiếc điện thoại rồi bán lại cho Gizmodo với giá 5.000 USD.
Ăng-ten của iPhone 4
Hi vọng quá nhiều vào một sản phẩm để rồi thất vọng khi nó không hoàn hảo như ý muốn, không ít người dùng của "quả táo cắn dở" đã trút toàn bộ nỗi lòng lên các diễn đàn. Điều này khiến tai tiếng của Apple lại nổi như cồn. "Chiếc điện thoại cao cấp nhưng hay mất sóng khi sử dụng" đã kiếm cho hãng tấm vé không mấy tốt đẹp năm nay.
iPhone 4 màu trắng
Apple vốn có truyền thống giữ đúng lời hứa trong lịch trình ra mắt sản phẩm và iPhone 4 màu trắng đã làm thay đổi quan niệm trên. Đầu tiên là tháng 7, sau đó là khoảng cuối năm nay và cuối cùng là đầu năm sau, iPhone 4 màu trắng vẫn chỉ là những hình ảnh Photoshop. Có lẽ thay vì chờ đợi mòn mỏi sản phẩm vỏ màu trắng, chúng ta nên quan tâm tới tới dự án iPhone 5 trong tương lai.
BlackBerry Torch
Thiết kế mạnh mẽ, cấu hình khá ổn, sở hữu bàn phím chất lượng cao, nhìn chung Torch không phải là một chiếc điện thoại tồi. Thế nhưng, mẫu sản phẩm này lại quá chậm chân trong cuộc đua lấy lòng người dùng khi họ đã quen thuộc với iOS và Android. Có lẽ, RIM sẽ may mắn hơn với các sản phẩm tiếp theo.
Ask.com
Sau khi từ bỏ Jeeves vào năm 2006, Ask đã không còn là chính mình. Trải qua hàng loạt thay đổi cũng như cải tổ, cuối cùng Ask chỉ còn giữ lại mô hình "Hỏi-Đáp".
Blockbuster
Sự sụp đổ của Blockbuster không đem đến sự ngạc nhiên nào cho người dùng của các dịch vụ khác như Netflix, Redbox, Hulu, set-top box và cáp. Mặc dù công ty đã đưa ra mô hình thuê phim theo yêu cầu và dịch vụ sử dụng email, chúng vẫn không hề nổi bật hơn các dịch vụ đã có. Hollywood Video, đối thủ của Blockbuster, cũng chịu trong số phận vào tháng 2 năm nay.
MySpace
Thiết kế mới của MySpace tập trung đến các tính năng mạng xã hội và chia sẻ đa phương tiện. Ấy thế mà giao diện mới lại giống như một mớ bòng bong. Điều này tạm có thể xem như một sự nhượng bộ rằng Facebook đã thắng trong cuộc chiến mạng xã hội.
Microsoft Kin
Nhận được khá nhiều sự quan tâm của người dùng khi nhắm đến giới trẻ, cùng với sự đầu tư của Microsoft và Verizon, Kin đã có một khởi đầu xán lạn. Tuy nhiên, sự thiếu hụt của các tính năng cần thiết như chia sẻ phim ảnh, GPS hay các ứng dụng cộng thêm đã khiến sản phẩm này nhanh chóng ra đi sau chỉ sau sáu tuần ra mắt. Mặc dù đã cố gắng quay lại thị trường với phiên bản rẻ hơn (kèm đó là ít tính năng hơn), mẫu điện thoại này vẫn không gặt hái được chút ít thành công nào.
Theo gamek
Apple và Google "đọ số" Táo khuyết và Google là hai đối thủ tuyệt vời bởi họ kinh doanh theo những cách thức và hướng đi hoàn toàn khác nhau. Một hãng luôn nổi tiếng vì các sản phẩm "không bao giờ có bản thử nghiệm", luôn trau chuốt và bóng bảy đến từng chi tiết, cùng với một văn hóa "giữ bí mật tuyệt đối", trong khi...