Những chiến hạm chủ lực của Hải quân Philippines
Lực lượng tàu chiến của Hải quân Philippines biên chế hầu hết là các loại pháo hạm kiểu cũ.
Dưới đây là một số hình ảnh các tàu chiến Philippines:
Tàu chiến lớn nhất Hải quân Philippines BRP Gregorio del Pilar (trên) và BRP Ramon Alcazar (dưới) mua lại từ lực lượng tuần duyên bờ biển Mỹ. Hai tàu thuộc lớp Hamilton có lượng giãn nước 3.250 tấn, dài 115m. Tàu được vũ trang pháo hạm 76mm, pháo phòng không 20-25mm.
Tàu chiến già nhất Hải quân Philippines BRP Rajah Humabon thuộc lớp Canon. Con tàu được đưa vào phục vụ trong Hải quân Mỹ từ năm 1943, chuyển giao cho Nhật Bản năm 1955. Năm 1975, Nhật Bản trả lại con tàu cho phía Mỹ. Năm 1978, Philippines mua lại tàu và đặt tên là BRP Rajah Humabon.
Được thiết kế từ trong thế chiến thứ II, BRP Rajah Humabon lạc hậu về mọi mặt (điện tử và vũ khí). Hỏa lực của tàu gồm: 3 pháo hạm 76mm, 4 pháo 40mm, 6 pháo 20mm. Tàu từng có hệ thống vũ khí chồng ngầm nhưng bị gỡ bỏ năm 1996.
Video đang HOT
Tàu hộ tống lớp Peacock được Philippines mua lại (3 chiếc) của Hải quân Anh năm 1997. Peacock có lượng giãn nước 712 tấn, dài 62,6m. Hệ thống vũ khí gồm: pháo hạm 76mm, pháo phòng không 25mm, 2 pháo 20mm và 2 súng máy 12,7mm.
Tàu hộ tống lớp Auk được Philippines mua lại của Hải quân Mỹ (2 chiếc) năm 1965. Tàu được hoán cải từ lớp tàu quét mìn lớp Auk, lượng giãn nước 1.250 tấn, dài 67,57m. Hệ thống vũ khí gồm: 2 tháp pháo 76mm, 2 pháo 40mm, 2 pháo 20mm và 4 súng máy 12,7mm.
Tàu hộ tống lớp Admirable mua lại của Hải quân Mỹ (10 chiếc) nhưng ngày nay chỉ còn 6 chiếc phục vụ trong Hải quân Philippines. Tàu có lượng giãn nước 914 tấn, dài 56,2m. Hệ thống vũ khí có: pháo hạm 76mm, 6 pháo 40mm, 2 pháo 20mm và 4 súng máy 12,7mm.
Tàu tuần tra cao tốc lớp Cyclone mua lại của Hải quân Mỹ. Tàu có lượng giãn nước 331 tấn, dài 55m. Hệ thống vũ khí gồm: 2 pháo 25mm, 5 súng máy 12,7mm, 2 súng phóng lựu 40mm, 2 súng máy M240B 7,62mm.
Tàu tuần tra cao tốc lớp Jose Andrada mua của Mỹ đầu những năm 1990. Trong biên chế Hải quân Philippines có tất cả 22 chiếc loại này. Tàu có lượng giãn nước 56,4 tấn, dài 24,03m. Hệ thống vũ khí gồm: một pháo 25mm, 4 súng máy 12,7mm, 2 súng máy M60 7,62mm.
Tàu tuần tra cao tốc lớp Chamsuri mua lại (6 chiếc) từ Hàn Quốc. Tàu có lượng giãn nước 173 tấn, dài 73m. Hệ thống vũ khí gồm: một pháo 40mm và 2 pháo 6 nòng cỡ 20mm.
Hồng Hà
Theo Infonet.vn
Nhật Bản đóng tàu tuần tra cho Philippines
Philippines sẽ sớm nhận 12 tàu tuần tra do Nhật Bản đóng mới hoàn toàn để viện trợ cho Manila.
Thông tin trên vừa được tiết lộ bởi ông Shinsuke Shimizu, người đứng đầu Văn phòng Đại sứ quán Nhật tại Manila, theo báo The Philippine Daily Inquirer ngày 30.7. Trả lời phỏng vấn với báo này hồi tuần rồi, ông Shimizu cho hay Tokyo và Manila đã bắt đầu bàn về dự án đóng tàu tuần tra cho Lực lượng tuần duyên Philippines (PCG). Theo đó, 12 tàu tuần tra trên sẽ có nhiều trang thiết bị hiện đại khi được chuyển giao cho Philippines. Tuy nhiên, ông Shimizu nói rõ: "Tokyo chưa quyết định sẽ đóng loại tàu như thế nào và sẽ chuyển giao các tàu này cho Manila theo diện cấp vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) hay tài trợ".
Tàu BRP Corregidor của Philippines được Nhật Bản tặng cách đây 15 năm - Ảnh: Timawa.net
Trước đó, tờ The Philippine Daily Inquirer cũng dẫn lời Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario tiết lộ Tokyo có thể sẽ sớm cung cấp 12 tàu tuần tra cho PCG. Số tàu này gồm 10 tàu dài 40 mét được chuyển giao dưới hình thức hỗ trợ phát triển chính thức (ODA). Đồng thời, Tokyo sẽ viện trợ không hoàn lại 2 tàu lớn hơn cho Manila.
Ngoài ra, ông Shimizu còn nhấn mạnh rằng Nhật Bản sẽ tiếp tục hỗ trợ PCG xử lý các vấn đề liên quan đến an toàn và thực thi luật pháp trên biển. Theo The Philippine Daily Inquirer, Tokyo bắt đầu hỗ trợ Manila hiện đại hóa PCG từ năm 1990. Cách đây 15 năm, Tokyo tặng PCG một tàu tìm kiếm, cứu hộ và chiếc tàu này được Manila đổi tên thành BRP Corregidor. Đây là một trong 2 tàu Philippines hiện diện tại bãi cạn Scarborough từ ngày 8 đến ngày 15.6.2012 để đối phó với tàu của Trung Quốc. Liên quan đến căng thẳng xung quanh tranh chấp giữa Bắc Kinh với Manila đối với bãi cạn
Scarborough, hải quân Philippines ngày 27.7 thông báo phát hiện 3 tàu tuần tra Trung Quốc vẫn đang hoạt động tại đây, theo GMA News.
Trung Quốc có động thái mới ở "TP.Tam Sa"
Sau khi tổ chức lễ thành lập trái phép cái gọi là TP.Tam Sa hồi tuần trước, Trung Quốc liên tục có những động thái khác xâm phạm trắng trợn chủ quyền Việt Nam. Ngày 30.7, Nhân dân nhật báo đưa tin "giới chức TP.Tam Sa" quyết định xây dựng 83 căn hộ cho thuê giá thấp tại đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Báo này còn đưa tin một bệnh viện cũng đang được xây tại đây. Trong một diễn biến khác, Tân Hoa xã ngày 29.7 dẫn tin từ chính quyền tỉnh Hải Nam cho hay giới khảo cổ Trung Quốc vừa phát hiện 12 vị trí có nhiều di sản văn hóa dưới biển gần Hoàng Sa. Những vị trí này được tìm thấy trong một đợt tuần tra mà Bắc Kinh ngang nhiên tuyên bố là nhằm bảo vệ các di sản văn hóa dưới nước và thực thi luật pháp trong khu vực thuộc chủ quyền Việt Nam.
Theo Thanh Niên
Bản đồ không Hoàng Sa-Trường Sa, báo Trung Quốc nói gì? Báo chí Trung Quốc đột ngột im tiếng về thông tin bản đồ cổ Trung Quốc khẳng định nước này không có chủ quyền ở Trường Sa, Hoàng Sa. Việc TS Mai Ngọc Hồng trao tặng bản đồ cổ "Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ" ghi rõ cực Nam của Trung Quốc chỉ đến đảo Hải Nam cũng đang được hàng...