Biển Đông: TQ khẳng định “của riêng” bằng cách hộ tống tàu Ấn Độ?
Khi 4 tàu chiến Ấn Độ đi qua biển Đông để đến thăm Trung Quốc, 1 tàu hộ tống Trung Quốc bất ngờ đòi “hộ tống” như coi biển Đông là “lãnh hải” của riêng mình.
Tàu hộ tống tên lửa Shivalik – Hải quân Ấn Độ.
Trang mạng “Hoàn Cầu” Trung Quốc cho biết, 4 tàu chiến Ấn Độ gồm INS Rana, Shakti, Shivalik (Shivalik là tàu hộ tống tên lửa tiên tiến nhất do Ấn Độ tự sản xuất) và Kurmak, ngày 13/6 đã đến Thượng Hải, bắt đầu chuyến thăm hữu nghị Thượng Hải 5 ngày.
Ngày 14/6, tờ “The Hindu” tiết lộ, vào đầu tháng này, khi 4 tàu chiến trên đi qua biển Đông đã bất ngờ bị tàu Trung Quốc “hộ tống” trong thời gian 12 giờ.
Bài báo cho biết, khi đó 4 tàu chiến này vừa rời khỏi Philippines đang đi đến biển Đông, chúng đã nhận được “yêu cầu hộ tống” do Hải quân Trung Quốc chủ động đề xuất.
“Hoan nghênh đến biển Đông, Foxtrot-47″ – một tàu hộ tống của Hải quân Trung Quốc đã phát tín hiệu cho tàu Shivalik (F-47).
Trong 12 giờ sau đó, chiếc tàu chiến của Trung Quốc đã “hộ tống” ngoài dự kiến đối với biên đội tàu chiến trên của Ấn Độ. Sau khi kết thúc “hộ tống”, tàu hộ tống Trung Quốc đã rời khỏi tàu Shivalik và cho biết họ đã rời khỏi vùng biển liên quan theo “chỉ đạo” của Trung Quốc.
Tàu INS Rana, Hải quân Ấn Độ.
Video đang HOT
Theo bài báo, chiếc tàu hộ tống này của Trung Quốc đã biết 4 tàu chiến Ấn Độ sẽ thăm Thượng Hải sau đó, nhưng họ kiên trì muốn tiến hành “hộ tống” đã phản ánh rõ “quan điểm của Trung Quốc đối với tuyến đường hàng hải quan trọng nhất toàn cầu này”.
“Ngữ khí thông tin là hoan nghênh, nhưng đồng thời gây cho người khác cảm giác là, chúng ta dường như đã đi vào vùng biển của Trung Quốc” – một quan chức Ấn Độ giấu tên bình luận.
Bài báo còn cho biết, trước khi thăm Trung Quốc, 4 tàu chiến Ấn Độ đã thăm Singapore, Việt Nam (gồm tàu Shivalik và tàu Kurmak), Philippines (tàu INS Rana và Shakti thăm vịnh Subic), Hàn Quốc và Nhật Bản, toàn bộ hành trình kéo dài gần một tháng, điều này cũng thể hiện rõ Ấn Độ ngày càng quan tâm tới việc bảo vệ lợi ích biển của họ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Tàu INS Shakti, Hải quân Ấn Độ.
Ngày 19/5/2012, tàu Kurmak Hải quân Ấn Độ thăm Hải Phòng, Việt Nam
Theo GDVN
Indonesia sẽ đóng tàu chiến SIGMA 10514 giống Việt Nam
BQP Indonesia đã ký với công ty đóng tàu Hà Lan Damen Schelde Naval Shipbuilding hợp đồng đóng mới một tàu khu trục nhỏ SIGMA 10514 cho Hải quân.
Ngày 05 tháng 6 năm 2012, tại thủ đô Jakarta, Bộ Quốc phòng Indonesia đã ký với công ty đóng tàu Hà Lan Damen Schelde Naval Shipbuilding hợp đồng đóng một tàu khu trục nhỏ SIGMA 10514 cho Hải quân nước này theo khuôn khổ chương trình PKR (Perusak Kawal Rudal) của Indonesia.
Lễ ký kết hợp đồng giữa đại diện BQP Indonesia đã ký với công ty đóng tàu Hà Lan Damen Schelde Naval Shipbuilding tại Jakarta.
Theo hợp đồng, các bộ phận chính của tàu chiến lớp SIGMA 10514 sẽ được đóng ở nhà máy Damen Schelde ở Vlissingen, Hà Lan và nhà máy Damen Romania ở Galati, Romania, còn các bộ phận phụ của tàu chiến loại này sẽ được đóng tại nhà máy Surabaya, Indonesia.
Như vậy, công ty đóng tàu Damen Schelde Naval Shipbuilding sẽ hợp tác với công ty đóng tàu quốc gia Indonesia PT PAL để đóng chung tàu chiến lớp SIGMA 10514 trong khuôn khổ chương trình Perusak Kawal Rudal.
Dự kiến tàu sẽ được chuyển giao cho Hải quân Indonesia sau khi hoàn thành các cuộc thử nghiệm vào năm 2016 và sẽ được biên chế trong hải quân Indonesia vào đầu năm 2017.
Để có được bản hợp đồng này, PT PAL đã nhận được nguồn kinh phí hỗ trợ trị giá 220 triệu đô la từ phía chính phủ Indonesia.
Thỏa thuận sơ bộ để đóng mới khu trục hạm tàng hình SIGMA 10514 đã được Bộ Quốc phòng Indonesia và công ty Damen Schelde Naval Shipbuilding ký kết tháng 8 năm 2010. Theo đó, Hải quân Indonesia có kế hoạch mua 4 chiếc khinh hạm thuộc lớp tàu này.
Khu trục hạm SIGMA 10.514
Khinh hạm tàng hình SIGMA 10.514 có lượng giãn nước tiêu chuẩn 2.335 tấn, chiều dài 105m, chiều rộng 14m và mướn nước trung bình 3,7m. Tàu được trang bị hai động cơ diesel-điện (CODOE) công suất 9.240 kW/động cơ cho phép nó đạt tốc độ tối đa 28 hải lý/h và tầm hoạt động lên đến 5.000 dặm khi chạy với tốc độ 18 hải lý. Mang theo 300 tấn nhiên liệu, SIGMA 10514 có thể bơi liên tục trong 20 ngày đêm với ê-kip chiến đấu 120 người.
Vũ khí trên tàu sẽ bao gồm 2 bệ phóng tên lửa chống tàu Exocet MBDA MM40 Block 2, 12 ống phóng thẳng đứng chứa tên lửa phòng không tầm ngắn Mika-VL, một pháo 76mm Oto Melara Super Rapid (siêu nhanh), 2 pháo một nòng tự động 20 mm, 2 pháo 375-mm Bofors, các tổ hợp ngư lôi chống tàu ngầm 324 mm cùng một máy bay trực thăng có trọng lượng lượng đến 10 tấn cất hạ cánh ở sân đáp trực thăng phía sau.
Hệ thống radar được lắp đặt trên tàu sẽ là Thales SMART-S Mk 2.
Hiện tại, Hải quân Indonesia là lực lượng duy nhất ở Đông Nam Á sở hữu tàu hộ tống lớp SIGMA được mua từ Hà Lan, mà điển hình là các khinh hạm thuộc hai dự án là 9113 và 10514.
Trong khoảng thời gian từ năm 2007 đến năm 2009, Damen Schelde Naval Shipbuilding đã bàn giao cho Hải quân nước này 4 khu trục hạm tàng hình SIGMA thuộc dự án 9113 (cần phân biệt với khinh hạm SIGMA thuộc dự án 10514 sau này) gồm:
KRI Diponegoro (số hiệu 365, bàn giao ngày 5 tháng 7 năm 2007), KRI Sultan Hasanuddin (số hiệu 366, bàn giao ngày 24 tháng 11 năm 2007), KRI Sultan Iskandar Muda (số hiệu 367, bàn giao ngày 18 tháng 8 năm 2008), KRI Frans Kaisiepo (số hiệu 368, bàn giao ngày 7 tháng 3 năm 2009).
Khác với khinh hạm 10514, tàu hộ tống lớp Sigma 9113 có lượng giãn nước tiêu chuẩn 1.692 tấn, dài 90,7m, rộng 13m, mướn nước 3,6m, trang bị hai động cơ diesel-điện công suất 8.900 kW/động cơ, cho phép tàu chạy với tốc độ tối đa 28 hải lý và tầm hoạt động tới 3.600 dặm khi chạy với tốc độ 18 hải lý.
Trang bị vũ khí trên tàu gồm: 4 bệ phóng tên lửa chống tàu ngầm Exocet MBDA MM40 Block 2, hai bệ phóng tên lửa phòng không có điều khiển Mistral, một pháo 76mm và hai pháo 20mm cùng các ngư lôi chống tàu ngầm. Ngoài ra, trên mặt boong có bãi cất hạ cánh cho 2 máy bay lên thẳng.
Khu trục hạm SIGMA 9113 (số hiệu 365) của Hải quân Indonesia
Hiện nay, Hải quân Indonesia sở hữu khoảng 30 chiến hạm các loại, chủ yếu là các chiến hạm cũ được mua lại từ hải quân Hà Lan, Đông Đức cũ và tàu tuần tra cỡ nhỏ như khinh hạm lớp Van Spake, Fatahillah....
Đại đa số các chiến hạm này đều sắp đến tuổi nghỉ hưu và cần được thay thế. Hải quân Indonesia hiện rất cần thêm các chiến hạm mới để đảm bảo việc tuần tra vùng đặc quyền kinh tế, bảo vệ lãnh hải và chống cướp biển tại eo biển Malacca, trong đó các khu trục hạm SIGMA của Hà Lan là ưu tiên hàng đầu.
Mới đây, trong khuôn khổ cuộc tập trận song phương với Hoa Kỳ CARAT 2012, một trong những khinh hạm tàng hình SIGMA 9113 của Indonesia - chiếc KRI Sultan Iskandar Muda (số hiệu 367) đã có dịp được phô diễn sức mạnh của mình cùng với các tàu chiến của Mỹ trên vùng biển Java.
Dưới đây là một số hình ảnh của KRI Sultan Iskandar Muda trong cuộc tập trận CARAT 2012:
Tàu hộ tống KRI Sultan Iskandar Muda (số hiệu 367) và KRI Silas Papare (số hiệu 386) của Hải quân Indonesia cùng với tàu bảo vệ an ninh quốc gia USCGC Waesch (WMSL 751) của Mỹ tại vùng biển Java Muda trong cuộc tập trận chung CARAT 2012.
Tàu hộ tống KRI Sultan Iskandar Muda (số hiệu 367) của Hải quân Indonesia cùng với các tàu khu trục tên lửa dẫn đường USS Vandergrift (FFG 48) của Hoa Kỳ trong cuộc tập trận chung CARAT 2012 tại vùng biển Java.
Theo GDVN
Lộ Kế hoạch tác chiến đoạt lại đảo Senkaku từ tay TQ của Nhật Bản Kế hoạch tác chiến đoạt lại đảo Senkaku đã đưa ra tinh huông giả định cùng với phương án tác chiến cụ thể cho Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản. Liên đội WaiR của Lực lượng Phòng vệ Mặt đất Nhật Bản. Các phương tiện truyền thông Nhật Bản đưa tin, Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản đã xây dựng một "Kế hoạch...