Những “chiến binh” công nghệ cao trong cuộc chiến chống virus Corona
Khi các bác sỹ tại Washington (Mỹ) tìm cách điều trị ca đầu tiên nhiễm virus corona Vũ Hán ở Mỹ, họ dùng tới thiết bị có tên Vici để tương tác với bệnh nhân gián tiếp.
Thiết bị này bao gồm một máy tính bảng nằm trên bánh xe để bác sỹ nói chuyện với bệnh nhân, thực hiện các chẩn đoán cơ bản như đo nhiệt độ. Đây là công cụ công nghệ cao mà bác sỹ, nhân viên sân bay, nhân viên khách sạn sử dụng để đối phó dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (nCoV) gây ra.
Theo bác sỹ Amy Compton-Phillips, Giám đốc trung tâm y tế tại Everett, Washington, nơi bệnh nhân được điều trị, công nghệ giúp họ giảm các tương tác gần gũi với người nhiễm virus. Vici do công ty Santa Barbara sản xuất.
Bác sỹ Compton-Phillips cho rằng điều quan trọng là hạn chế lây lan virus mới khi chúng ta chưa miễn dịch với nó. Trong dịch SARS năm 2003, tỷ lệ lớn các ca nhiễm là nhân viên y tế, cho thấy sự khó khăn khi phải giữ an toàn trong khi điều trị bệnh nhân.
Theo Trung tâm kiểm soát và ngăn ngừa dịch bệnh Trung Quốc, virus corona có thể lây từ người sang người, khiến robot, thiết bị chăm sóc sức khỏe từ xa trở nên cần thiết hơn hẳn. Peter Seiff, Giám đốc Aethon – công ty tư nhân bán robot TUG có khả năng tự động phát thuốc cho bệnh viện – cho rằng càng ít người tiếp xúc với bệnh nhân càng tốt.
Robot Vici và TUG
Robot TUG của Aethon đang được triển khai tại hơn 140 địa điểm nhưng công ty không trả lời về việc thiết bị có dùng tại các bệnh viện của Mỹ hay không. Tính đến ngày 3/2/2020, đã có 362 trường hợp tử vong vì nCoV trên toàn cầu.
Theo truyền thông Trung Quốc, nước này đang dùng robot để vận chuyển thức ăn, vật tư y tế cho người nghi nhiễm virus. Robot có tên Little Peanut chuyển thức ăn cho người bị cách ly trong khách sạn, còn một bệnh viện miền Nam Trung Quốc dùng robot để phát thuốc, thu thập rác thải và ga trải giường.
Thiết bị khử trùng máy bay của Dimer
Ngoài vận chuyển và chăm sóc sức khỏe từ xa, nhu cầu lau dọn và khử trùng cũng tăng lên. Xenex, công ty có trụ sở tại Texas bán robot dùng tia cực tím để loại bỏ mầm bệnh, cho biết thiết bị của họ đang được sử dụng để dọn dẹp phòng tại các cơ sở điều trị người nghi nhiễm virus Vũ Hán. Công ty đang liên hệ với các bệnh viện để bàn về giải pháp khử trùng không gian, nơi ở của bệnh nhân, đồng thời tìm cách xuất khẩu nhanh chóng robot sang Trung Quốc. Thiết bị giá khoảng 100.000 USD, có khả năng giảm nguy cơ lây nhiễm cho các nhân viên y tế.
Trong khi đó, công ty Dimer tại Los Angeles cung cấp miễn phí máy khử trùng cho một hãng hàng không tại sân bay quốc tế. Thông thường, máy được bán với giá 100.000 USD. Chủ tịch Elliot M. Kreitenberg nói họ đã khử trùng khoang của các máy bay từ Trung Quốc đến Los Angeles bằng tia cực tím trong vài ngày qua.
Du Lam
Theo Forbes/ictnews
Quan chức Hàng Châu: '30 người họp mà hết 11 người nhiễm bệnh rồi'
Thông tin từ quan chức thành phố Hàng Châu phản ánh tình hình nghiêm trọng của dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng virus corona mới gây ra tại đây cũng như trên toàn Trung Quốc.
Cuộc họp tại một công ty ở Hàng Châu có 30 người tham dự nhưng trong đó đã có tới 11 người nhiễm bệnh. "Tình huống đặc biệt" góp phần khiến số ca bệnh tại thành phố tăng cao trong một ngày, theo một quan chức chính quyền.
Trong cuộc họp báo chiều 30/1, ông Trần Vệ Cường, Phó thị trưởng thành phố Hàng Châu thuộc tỉnh Chiết Giang, cho biết số ca nhiễm virus corona Vũ Hán, còn được gọi là 2019-nCoV, tính đến hết ngày 29 đã tăng lên đến 69.
"Tại sao có ngày lại cao như vậy? Là bởi vì xuất hiện tình huống đặc biệt. Chúng ta có doanh nghiệp tổ chức cuộc họp, 30 người dự thì trong đó hết 11 người nhiễm bệnh rồi", ông Trần nói, theo trang Thepaper.cn.
Các nhân viên y tế từ Thượng Hải tham dự tập huấn tại Vũ Hán. Ảnh: Xinhua.
Vị quan chức không nói cụ thể tên công ty và tình hình của những người nhiễm bệnh. Ông Trần cho rằng tình hình trước mắt đang rất "gay go", nhưng "dịch phát triển có quy luật, nên không cần lo lắng, cần ứng phó theo khoa học".
Vũ Hán, thành phố tỉnh Hồ Bắc và là nơi bùng phát dịch bệnh, đến nay đã trải qua 7 ngày phong thành. Do đó theo ông Trần, việc khống chế dịch sẽ bước vào giai đoạn quyết định trong "3 đến 7 ngày tới".
Đồ họa: BBC.
Trong ngày 30/1, Hàng Châu thuộc tỉnh Chiết Giang gần Thượng Hải, đã ghi nhận thêm 16 ca bệnh mới, nâng tổng số ca bệnh lên thành 85. Hiện tất cả vẫn đang được điều trị tại bệnh viện.
Dịch viêm phổi cấp do chủng mới virus corona gây ra đang diễn tiến phức tạp với gần 2.000 ca bệnh mới trên toàn Trung Quốc được ghi nhận tính đến sáng 31/1.
Tổng số người nhiễm virus chết người đến nay, chỉ riêng tại Trung Quốc đại lục, là 9.692 trường hợp, trong đó đã có 213 người tử vong, tất cả đều ở nước này.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hôm 30/1 đã tuyên bố dịch bệnh là tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng gây quan ngại toàn cầu.
Tuy nhiên, tổ chức này không khuyến khích các biện pháp đóng cửa biên giới với Trung Quốc hoặc hạn chế đi lại với công dân nước này.
Những cách phòng ngừa virus corona không giống ai ở Trung Quốc
Trong bối cảnh dịch virus corona đã giết chết ít nhất 213 người, người Trung Quốc không muốn mạo hiểm nữa. Họ đưa ra những cách phòng ngừa đặc biệt trong giai đoạn đặc biệt này.
Theo danviet.vn
Học sinh tiểu học bỏ nhà đi bụi, xin làm nhân viên khách sạn sau khi bị mẹ trách mắng vì thành tích kém Nguyên nhân được biết là dạo gần đây áp lực bài vở căng thẳng khiến cậu bé học hành sa sút, cậu bé còn bị mẹ trách mắng và đánh đòn vì thành tích kém. Ngày 14/1, một khách sạn tại Thượng Hải, Trung Quốc đã đón tiếp một cậu bé tiểu học (10 tuổi) đến xin làm nhân viên khách sạn. Cậu...